Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga mới đây ông Ilya Tarasenko - Giám đốc điều hành Tập đoàn chế tạo máy bay Mikoyan "MiG" phát biểu cho hay, thiết kế của MiG-41 hiện đang được hoàn thiện và sẽ sớm ra mắt "trong tương lai sớm nhất". Tất nhiên, để hoà mình vào xu thế chung, chiến đấu cơ MiG-41 sẽ được trang bị hệ thống chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.
"Không, đây không phải là một giả thiết hay là một chương trình nghiên cứu lấy kinh nghiệm, đây sẽ là một chương trình nghiên cứu thực tế, MiG-41 sẽ trở thành chiến đấu cơ hoàn thiện với khả năng chiến đấu tương đương chiến đấu cơ thế hệ năm và sẽ sớm được ra mắt trong tương lai".
MiG-41 được coi là chiến đấu cơ tầm xa, đánh chặn trên không. Đây là chiến đấu cơ được ra đời để nối tiếp thành công của MiG-31 - một loại máy bay thế hệ bốn được thiết kế vội vàng nhưng rất thành công của Liên Xô trước đây đã trở thành "kẻ canh gác vùng trời" của Liên Xô trước sự xâm nhập của các máy bay do thám SR-71 Blackbird.
Tarasenko, một chuyên gia quân sự người Nga trước đây chính là người đã khẳng định rằng tiêm kích đánh chặn MiG-41 "sẽ có khả năng hoạt động trong vũ trụ" cho biết rằng chiến đấu cơ thế hệ năm này sẽ sớm được chuyển tới tay Không quân Vũ trụ Nga trong khoảng giữa những năm 2020 tới đây.
Tuy nhiên Vasily Kashin, một chuyên gia phân tích quân sự ở Moscow lại cho biết, MiG-41 sẽ khó có thể bay được cho tới giữa năm 2020 tới đây mà phải tới tận năm 2035 hay thậm chí là 2040, MiG-41 mới đủ khả năng hoạt động và được bàn giao cho Không quân Nga.
Hiện tại, tiêm kích đánh chặn MiG-31BM đang là chiến đấu cơ đánh chặn hiện đại nhất của Nga và cũng như của thế giới. Tuy nhiên trong tương lai kế hoạch nâng cấp tiếp theo dành cho MiG-31BM đã được Không quân Nga hé lộ - có nghĩa là MiG-31 sẽ còn phục vụ lâu dài hơn nữa trong Không quân nước này.
Việc chương trình MiG-41 được tái khởi động càng chứng tỏ thêm bằng chứng về việc Su-57 của Nga rất có thể đã là một thất bại, nhất là từ khi Ấn Độ - đối tác nghiên cứu hoàn thiện chiến lược của Su-57 tuyên bố rút lui khỏi dự án, bỏ mặc Nga tự loay hoay với chiến đấu cơ này và khoản tiền đầu tư nghiên cứu đòi hỏi cực lớn.
Các ý kiến cho rằng Moscow sẽ thực hiện cùng lúc cả hai chương trình nghiên cứu phát triển MiG-41 và Su-57 được đánh giá là khá bất khả thi vì thực tế, ngân sách quốc phòng của Nga là rất có hạn và việc đổ tiền vào hai dự án nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ năm cùng lúc là điều cực kỳ vô lý ngay cả với nước lắm tiền nhiều của như Mỹ.
Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay đánh chặn MiG-31 của Liên Xô nay thuộc sở hữu của Nga.