Theo đó, phiên bản nâng cấp mới nhất của tổ hợp phòng không Pantsir-S1 sẽ có định danh là Pantsir-SM. Phiên bản này được dự kiến sẽ hoàn thiện trước năm 2019 tới đây để khắc phục những nhược điểm cố hữu trên phiên bản trước - trong đó có nhược điểm lớn nhất là tầm tác chiến không được như mong đợi của các tường lĩnh Nga. Nguồn ảnh: Wiki.Cũng theo thông tin được Sputnik đăng tải, Tập đoàn Công nghiệp Quốc gia Nga Rostec hiện đang cố gắng hoàn thiện sớm phiên bản nâng cấp Pantsir-SM để có thể phóng thử nghiệm vào quý tư năm nay. Nguồn ảnh: Star.Tháng 5 vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã úp mở trên truyền hình về việc đưa vào sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa thế hệ mới S-500 mới nhất của nước này trong thời gian sớm nhất có thể. Nguồn ảnh: Airdefense.Cùng với S-500, rất có thể Pantsir-SM sẽ trở thành một mảnh ghép trong hệ thống phòng không đa tầng tương lai của Nga - một hệ thống có khả năng bao quát từ vũ trụ với các tổ hợp chống vệ tinh Nudol và hệ thống áp chế vệ tinh Triada-2S. Nguồn ảnh: Wiki.Trước đó, trong năm 2017 và đầu năm 2018 vừa rồi, các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 được Nga mang tới Syria đã chứng tỏ được khả năng tác chiến khá hiệu quả của mình. Tuy nhiên giới quan sát vẫn cho rằng thực tế, Pantsir-S1 không hiệu quả như những gì Nga từng quảng cáo. Nguồn ảnh: XXPD.Pantsir là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu ở tầm gần và tầm trung. Tổ hợp này có cơ cấu chuyển động bánh xích hoặc bánh lốp nhưng cũng có thể đặt cố định trên chiến hạm hoặc trên mặt đất. Nguồn ảnh: Orland.Tổ hợp này cũng có khả năng tác chiến phối hợp với nhau với số lượng lên tới Trung đoàn hoặc tác chiến và chia sẻ thông tin tình báo theo thời gian thực với các tổ hợp phòng không khác như S-300 hay S-400. Nguồn ảnh: Wiki.Các mục tiêu mà Pantsir-S1 có thể phát hiện và đánh chặn bao gồm máy bay các loại, trực thăng, máy bay không người lái hay thậm chí là cả tên lửa hành trình, bom, tên lửa không đối đất,... Trên lý thuyết, Pantsir-S1 có thể "bắt" được mục tiêu có diện tích phản xạ radar tối thiểu 3cm vuông và di chuyển với tốc độ tối đa 1300 mét/giây. Nguồn ảnh: Star.Tổ hợp này có tầm bắn tối đa 20km và có trần bắn cao tối đa 15.000 mét. Nhà sản xuất thậm chí còn tuyên bố rằng Pantsir-S1 có khả năng đối đầu với cả những máy bay tàng hình hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Tube.Tính tới thời điểm hiện tại, phương Tây hoàn toàn không có bất cứ một đối trọng nào có khả năng hoạt động tương đương với Pantsir. Nếu Nga nâng cấp thành công Pantsir-SM trong tương lai thì rất có thể, sức mạnh phòng không của nước này sẽ còn được gia tăng hơn nữa. Nguồn ảnh: Stain. Mời độc giả xem Video: Những tổ hợp vũ khí phòng không "vang bóng một thời" do Liên Xô và Nga sử dụng.
Theo đó, phiên bản nâng cấp mới nhất của tổ hợp phòng không Pantsir-S1 sẽ có định danh là Pantsir-SM. Phiên bản này được dự kiến sẽ hoàn thiện trước năm 2019 tới đây để khắc phục những nhược điểm cố hữu trên phiên bản trước - trong đó có nhược điểm lớn nhất là tầm tác chiến không được như mong đợi của các tường lĩnh Nga. Nguồn ảnh: Wiki.
Cũng theo thông tin được Sputnik đăng tải, Tập đoàn Công nghiệp Quốc gia Nga Rostec hiện đang cố gắng hoàn thiện sớm phiên bản nâng cấp Pantsir-SM để có thể phóng thử nghiệm vào quý tư năm nay. Nguồn ảnh: Star.
Tháng 5 vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã úp mở trên truyền hình về việc đưa vào sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa thế hệ mới S-500 mới nhất của nước này trong thời gian sớm nhất có thể. Nguồn ảnh: Airdefense.
Cùng với S-500, rất có thể Pantsir-SM sẽ trở thành một mảnh ghép trong hệ thống phòng không đa tầng tương lai của Nga - một hệ thống có khả năng bao quát từ vũ trụ với các tổ hợp chống vệ tinh Nudol và hệ thống áp chế vệ tinh Triada-2S. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước đó, trong năm 2017 và đầu năm 2018 vừa rồi, các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 được Nga mang tới Syria đã chứng tỏ được khả năng tác chiến khá hiệu quả của mình. Tuy nhiên giới quan sát vẫn cho rằng thực tế, Pantsir-S1 không hiệu quả như những gì Nga từng quảng cáo. Nguồn ảnh: XXPD.
Pantsir là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu ở tầm gần và tầm trung. Tổ hợp này có cơ cấu chuyển động bánh xích hoặc bánh lốp nhưng cũng có thể đặt cố định trên chiến hạm hoặc trên mặt đất. Nguồn ảnh: Orland.
Tổ hợp này cũng có khả năng tác chiến phối hợp với nhau với số lượng lên tới Trung đoàn hoặc tác chiến và chia sẻ thông tin tình báo theo thời gian thực với các tổ hợp phòng không khác như S-300 hay S-400. Nguồn ảnh: Wiki.
Các mục tiêu mà Pantsir-S1 có thể phát hiện và đánh chặn bao gồm máy bay các loại, trực thăng, máy bay không người lái hay thậm chí là cả tên lửa hành trình, bom, tên lửa không đối đất,... Trên lý thuyết, Pantsir-S1 có thể "bắt" được mục tiêu có diện tích phản xạ radar tối thiểu 3cm vuông và di chuyển với tốc độ tối đa 1300 mét/giây. Nguồn ảnh: Star.
Tổ hợp này có tầm bắn tối đa 20km và có trần bắn cao tối đa 15.000 mét. Nhà sản xuất thậm chí còn tuyên bố rằng Pantsir-S1 có khả năng đối đầu với cả những máy bay tàng hình hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Tube.
Tính tới thời điểm hiện tại, phương Tây hoàn toàn không có bất cứ một đối trọng nào có khả năng hoạt động tương đương với Pantsir. Nếu Nga nâng cấp thành công Pantsir-SM trong tương lai thì rất có thể, sức mạnh phòng không của nước này sẽ còn được gia tăng hơn nữa. Nguồn ảnh: Stain.
Mời độc giả xem Video: Những tổ hợp vũ khí phòng không "vang bóng một thời" do Liên Xô và Nga sử dụng.