Theo tờ English Russia, nhà máy chế tạo và sửa chữa máy bay Sokol là một trong những nơi chuyên sản xuất các dòng máy bay chiến đấu cho Mikoyan từ thời Chiến tranh Lạnh cho tới khi Liên Xô sụp đổ. Trong 45 năm hoạt động của mình, nó đã cho ra đời khoảng 13.500 máy bay chiến đấu các loại gồm cả MiG-31.Ngày nay tuy không còn là nơi sản xuất các dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mikoyan, nhưng Sokol lại đảm nhận vai trò sửa chữa và hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-31 và MiG-29 cho Không quân Nga.Hiện tại dây chuyền sản xuất MiG-31 đều đã ngưng hoạt động từ năm 1995, do đó việc hiện đại hóa dòng tiêm kích đánh chặn siêu âm này luôn là một thử thách đối với bất cứ nhà máy sửa chữa nào.Đa phần những chiếc MiG-31 có trong biên chế của Không quân Nga đều đã có thời gian hoạt động hơn 30 năm, thậm chí có cả những chiếc đã ngưng hoạt động từ lâu nay được tái sử dụng.Toàn bộ một chiếc tiêm kích MiG-31 sẽ bị tháo rời khi nó được nâng cấp lên biến thể MiG-31BM và thứ duy nhất được giữ nguyên trên biến thể này là hệ thống động cơ phản lực Soloviev D-30F6.Cải tiến lớn nhất của biến thể tiêm kích MiG-31BM là hệ thống thiết bị điện tử với việc thay đổi đáng kể về mặt thiết kế và chức năng bên trong buồng lái, hệ thống điều khiển hỏa lực cũng được hiện đại hóa nhằm thích hợp hơn với radar Zaslon-M.Radar Zaslon-M được đánh giá là có khả năng hoạt động vượt trội hơn các phiên bản tiền nhiệm của mình, nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400km và khóa mục tiêu ở tầm 280km.Tuy nhiên việc nâng cấp lên biến thể MiG-31BM không chỉ đơn thuần là trang bị lại hệ thống trang thiết bị điện tử mà còn cả việc đại tu và kéo dài thời gian hoạt động của phần khung thân máy bay.Mọi chi tiết nhỏ nhất trên một chiếc MiG-31 sẽ được kiểm tra lại trước khi các kỹ sư của Sokol quyết định nâng cấp nó.Quang cảnh một góc phân xưởng nâng cấp MiG-31 tại Sokol.Phần cánh của một chiếc MiG-31 được tháo ra khỏi máy bay để kiểm tra lại.Những bộ phận bị hư hỏng hoặc xuống cấp của MiG-31 đều sẽ được thay thế nhằm đảm bảo sau khi được nâng cấp nó sẽ hoạt động ở tình trạng tốt nhất.Cận cảnh một chiếc MiG-31 sau khi được nâng cấp lên biến thể MiG-31BM, với hình ảnh này không ai có thể nghĩ rằng chiếc máy bay này đã gần 40 tuổi.Theo kế hoạch, sau khi được nâng cấp những chiếc MiG-31BM sẽ hoạt động trong Không quân Nga thêm ít nhất 50 năm nữa. Dự kiến, nó sẽ được thay thế bởi tiêm kích MiG-41 đầy tham vọng đang được MiG OKB nghiên cứu.
Theo tờ English Russia, nhà máy chế tạo và sửa chữa máy bay Sokol là một trong những nơi chuyên sản xuất các dòng máy bay chiến đấu cho Mikoyan từ thời Chiến tranh Lạnh cho tới khi Liên Xô sụp đổ. Trong 45 năm hoạt động của mình, nó đã cho ra đời khoảng 13.500 máy bay chiến đấu các loại gồm cả MiG-31.
Ngày nay tuy không còn là nơi sản xuất các dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mikoyan, nhưng Sokol lại đảm nhận vai trò sửa chữa và hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-31 và MiG-29 cho Không quân Nga.
Hiện tại dây chuyền sản xuất MiG-31 đều đã ngưng hoạt động từ năm 1995, do đó việc hiện đại hóa dòng tiêm kích đánh chặn siêu âm này luôn là một thử thách đối với bất cứ nhà máy sửa chữa nào.
Đa phần những chiếc MiG-31 có trong biên chế của Không quân Nga đều đã có thời gian hoạt động hơn 30 năm, thậm chí có cả những chiếc đã ngưng hoạt động từ lâu nay được tái sử dụng.
Toàn bộ một chiếc tiêm kích MiG-31 sẽ bị tháo rời khi nó được nâng cấp lên biến thể MiG-31BM và thứ duy nhất được giữ nguyên trên biến thể này là hệ thống động cơ phản lực Soloviev D-30F6.
Cải tiến lớn nhất của biến thể tiêm kích MiG-31BM là hệ thống thiết bị điện tử với việc thay đổi đáng kể về mặt thiết kế và chức năng bên trong buồng lái, hệ thống điều khiển hỏa lực cũng được hiện đại hóa nhằm thích hợp hơn với radar Zaslon-M.
Radar Zaslon-M được đánh giá là có khả năng hoạt động vượt trội hơn các phiên bản tiền nhiệm của mình, nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400km và khóa mục tiêu ở tầm 280km.
Tuy nhiên việc nâng cấp lên biến thể MiG-31BM không chỉ đơn thuần là trang bị lại hệ thống trang thiết bị điện tử mà còn cả việc đại tu và kéo dài thời gian hoạt động của phần khung thân máy bay.
Mọi chi tiết nhỏ nhất trên một chiếc MiG-31 sẽ được kiểm tra lại trước khi các kỹ sư của Sokol quyết định nâng cấp nó.
Quang cảnh một góc phân xưởng nâng cấp MiG-31 tại Sokol.
Phần cánh của một chiếc MiG-31 được tháo ra khỏi máy bay để kiểm tra lại.
Những bộ phận bị hư hỏng hoặc xuống cấp của MiG-31 đều sẽ được thay thế nhằm đảm bảo sau khi được nâng cấp nó sẽ hoạt động ở tình trạng tốt nhất.
Cận cảnh một chiếc MiG-31 sau khi được nâng cấp lên biến thể MiG-31BM, với hình ảnh này không ai có thể nghĩ rằng chiếc máy bay này đã gần 40 tuổi.
Theo kế hoạch, sau khi được nâng cấp những chiếc MiG-31BM sẽ hoạt động trong Không quân Nga thêm ít nhất 50 năm nữa. Dự kiến, nó sẽ được thay thế bởi tiêm kích MiG-41 đầy tham vọng đang được MiG OKB nghiên cứu.