Nga mang tên lửa Kalibr tới Địa Trung Hải, cả châu Âu nín thở

Google News

(Kiến Thức) - Bộ quốc phòng Nga cũng cho biết, khu trục hạm Đô đốc Makarov sau khi rời căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol sẽ di chuyển theo hành trình qua các eo biển thuộc Biển Đen để gia nhập vào Hạm đội Nga ở Địa Trung Hải.

Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga hôm 5/11, Hải quân Nga đã triển khai tàu chiến mới của mình -  khu trục hạm Đô đốc Makarov với các tên lửa Kalibr đến vùng biển Địa Trung Hải.

Bộ quốc phòng Nga cũng cho biết: "Khu trục hạm Đô đốc Makarov sau khi rời căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol sẽ di chuyển theo hành trình qua các eo biển thuộc Biển Đen để gia nhập vào lực lượng Hạm đội Nga ở Địa Trung Hải.

Tuyên bố không tiết lộ mục đích cụ thể của con tàu này và liệu rằng nó có tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở Syria hay không.

Tuy nhiên trước đó hồi đầu tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các tàu quân sự của Nga với các tên lửa hành trình Kalibr sẽ trực chiến lâu dài ở Địa Trung Hải nhằm đối phó với mối đe dọa bị khủng bố tại Syria.

Nga mang ten lua Kalibr toi Dia Trung Hai, ca chau Au nin tho
khu trục hạm Đô đốc Makarov. Ảnh: Sputnik.

Được đặt tên theo một tàu chiến Liên Xô bị loại biên năm 1994, khu trục hạm tàu Đô đốc Makarov là một tàu tương đối mới, được Hải quân Nga hạ thuỷ vào năm 2015. Tàu khu trục được trang bị một loạt các loại vũ khí, nhưng chủ chốt chính của nó bao gồm tám tên lửa hành trình Kalibr và 36 tên lửa phòng không với tầm bắn khoảng 50 km.

Nga đã nhiều lần sử dụng tên lửa Kalibr trong hoạt động chống khủng bố ở Syria, đánh các mục tiêu thuộc Daesh, Nusra và nhiều tổ chức khủng bố khác. Kalibr lần đầu tiên được sử dụng vào ngày 7 tháng 10 năm 2015, khi ba tàu chiến phóng 26 tên lửa từ biển Caspian về phía Syria. Các tên lửa đã đi qua lãnh thổ Iraq và Iran, đánh trúng mục tiêu cách xa hơn 1.500 km.

Đầu mùa hè này, Nga đã đưa triển khai nhiều tàu chiến đến Địa Trung Hải, bao gồm Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Essen và tàu khu trục Pytlivy, cùng với tàu đổ bộ Nikolai Filchenkov và tàu hộ vệ tên lửa Vishny Volchek.

Theo Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF), Nga và Mỹ đã đồng ý cấm tất cả các tên lửa hạt nhân và thông thường trên mặt đất với bán kính mục tiêu 500 và 5.500 km. Tuy nhiên, hiệp ước không bao gồm các tên lửa có cơ cấu phóng từ trên biển hoặc trên không như Kalibr.

Mời độc giả xem Video: Tên lửa Kalibr của Nga. Nguồn: QPVN.

Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)