Cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra ác liệt; hiện cả hai bên tham chiến đều sử dụng một số lượng lớn vũ khí, trang bị được sản xuất từ thời Liên Xô. Mặc dù phía Ukraine đã được trang bị một số vũ khí do các nước NATO sản xuất, nhưng số vũ khí của Liên Xô vẫn chiếm số lượng chủ yếu. Về lực lượng không quân, loại máy bay cường kích Su-25 hiện được cả Nga và Ukraine sử dụng rộng rãi; với ưu thế vượt trội về không quân, chỉ riêng máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga đã mang đến rất nhiều khó khăn cho quân Ukraine. Máy bay cường kích Su-25 là chiến đấu cơ chuyên tấn công các mục tiêu mặt đất; ngoài nhiệm vụ tấn công trực tiếp các mục tiêu như lô cốt, ụ súng, sinh lực ẩn lộ của đối phương, nó còn có thể tấn công các phương tiện bọc thép bằng vũ khí có điều khiển hoặc không điều khiển.Cách đây ít lâu, khi có thông tin Quân đội Ukraine đưa xe tăng Leopard-2 mới nhận của Đức tới mặt trận Bakhmut, Không quân Nga đã sử dụng máy bay cường kích Su-25 ném bom khu vực nghi ngờ có xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 xuất hiện. Tuy nhiên cuộc tấn công của những chiếc cường kích Su-25 thậm chí còn không có kết quả; bởi không một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 nào của quân đội Ukraine bị phá hủy.Nhưng mới đây, trang tin của Bộ Quốc phòng Nga đã công bố video ghi lại hình ảnh cường kích Su-25 mang theo vũ khí tên lửa thực hiện nhiệm vụ phá hủy mục tiêu là kho đạn dược của Ukraine ở mặt trận Zaporozhye. Trong lần xuất kích này, Su-25 của Nga còn phá hủy 5 xe bọc thép của Ukraine chỉ trong một cú đột kích.Như vậy, hoạt động tác chiến của Không quân Nga trên chiến trường Ukraine bằng máy bay cường kích Su-25 luôn thay đổi chiến thuật. Mặc dù Su-25 ban đầu được thiết kế để mang tên lửa không đối đất không điều khiển, bom thường và một số loại vũ khí không đối đất có điều khiển; tải trọng vũ khí có thể tới 4 tấn.Ở chiến trường Ukraine, những máy bay cường kích Su-25 của Nga chủ yếu sử dụng tên lửa không điều khiển hạng nhẹ S8 để tấn công mục tiêu mặt đất, do Nga thiếu các vũ khí dẫn đường mà Su-25 có thể sử dụng như tên lửa Kh-29. Tên lửa S8 thường được phóng ra với số lượng lớn, nhưng hiệu quả thực sự không cao.Lý do là tên lửa S8 có trọng lượng nhỏ (cỡ đạn 82 mm), chỉ phù hợp tiêu diệt mục tiêu bộ binh lộ; còn đối với những mục tiêu kiên cố như các công sự bê tông hay xe cơ giới của đối phương, tên lửa S8 không đủ sức phá hủy. Mới đây, đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, bệ phóng rocket S8 trên máy bay Su-25 đã được tháo bỏ và thay thế bằng rocket hạng nặng S24 để tăng sức công phá. Do rocket S24 có kích rất lớn, nên Su-25 không thể sử dụng ống phóng, mà bệ phóng đơn được gắn trực tiếp dưới cánh máy bay. S24 là loại rocket không đối đất không điều khiển, có đường kính rất lớn lên tới 240 mm, được chế tạo cho Không quân Liên Xô. Đây là một trong số ít những loại rocket có kích thước "quá khổ" nhất thế giới. Trọng lượng đầu đạn của rocket S24 nặng hơn 100 kg; đủ sức phá hủy các mục tiêu kiên cố và xe tăng hạng nặng. Hiện các nước NATO không ngừng tăng cường viện trợ vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Ukraine; theo truyền thông Nga đưa tin, Anh đã hoàn thành các nhiệm vụ huấn luyện liên quan cho kíp lái xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 cho Ukraine và quyết định viện trợ cho Ukraine loại xe tăng này. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện cho các kíp xe tăng Challenger 2; rất có thể trong thời gian tới, trên chiến trường Ukraine sẽ xuất hiện xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2. Theo phía Anh, ngoài việc viện trợ xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2, Anh còn cung cấp cho Ukraine một lô đạn xuyên giáp bằng uranium nghèo.Với việc cường kích Su-25 lắp thêm rocket hạng nặng, có uy lực lớn hơn, xe tăng chiến đấu chủ lực Ukraine cũng nên “cẩn thận”; vì so với năng lực công kích của rocket S8, khả năng xuyên giáp của rocket hạng nặng S24 cũng lớn hơn. Cường kích Su-25 Grach là loại máy bay tấn công có tốc độ cận âm, có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng chiến đấu trên mặt đất cả ngày lẫn đêm, bằng cách tấn công các mục tiêu có thể nhìn thấy cũng như phá hủy mục tiêu theo yêu cầu trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Hiện trên chiến trường Ukraine, Không quân Nga đã đưa vào sử dụng phiên bản nâng cấp Su-25SM3, có bán kính chiến đấu 650 km, vận tốc tối đa là 975 km/giờ và tải trọng chiến đấu là 4,4 tấn. Su-25SM3 được trang bị hệ thống thu nhận mục tiêu và định hướng SOLT-25, cho phép phi công xác định mục tiêu một cách tự động. Phiên bản Su-25SM3 còn được trang bị hệ thống GLONASS cho phép máy bay định hướng tốt hơn và có thể sử dụng vũ khí có độ chính xác cao; nhất là các loại bom lượn có điều khiển, có thể phá hủy các mục tiêu nhỏ trên mặt đất một cách chính xác gấp ba lần, so với những phiên bản nâng cấp trước đó. Bộ Quốc phòng Nga công bố video "xe tăng bay" Su-25 phá hủy kho vũ khí của Ukraine.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra ác liệt; hiện cả hai bên tham chiến đều sử dụng một số lượng lớn vũ khí, trang bị được sản xuất từ thời Liên Xô. Mặc dù phía Ukraine đã được trang bị một số vũ khí do các nước NATO sản xuất, nhưng số vũ khí của Liên Xô vẫn chiếm số lượng chủ yếu.
Về lực lượng không quân, loại máy bay cường kích Su-25 hiện được cả Nga và Ukraine sử dụng rộng rãi; với ưu thế vượt trội về không quân, chỉ riêng máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga đã mang đến rất nhiều khó khăn cho quân Ukraine.
Máy bay cường kích Su-25 là chiến đấu cơ chuyên tấn công các mục tiêu mặt đất; ngoài nhiệm vụ tấn công trực tiếp các mục tiêu như lô cốt, ụ súng, sinh lực ẩn lộ của đối phương, nó còn có thể tấn công các phương tiện bọc thép bằng vũ khí có điều khiển hoặc không điều khiển.
Cách đây ít lâu, khi có thông tin Quân đội Ukraine đưa xe tăng Leopard-2 mới nhận của Đức tới mặt trận Bakhmut, Không quân Nga đã sử dụng máy bay cường kích Su-25 ném bom khu vực nghi ngờ có xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 xuất hiện.
Tuy nhiên cuộc tấn công của những chiếc cường kích Su-25 thậm chí còn không có kết quả; bởi không một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 nào của quân đội Ukraine bị phá hủy.
Nhưng mới đây, trang tin của Bộ Quốc phòng Nga đã công bố video ghi lại hình ảnh cường kích Su-25 mang theo vũ khí tên lửa thực hiện nhiệm vụ phá hủy mục tiêu là kho đạn dược của Ukraine ở mặt trận Zaporozhye. Trong lần xuất kích này, Su-25 của Nga còn phá hủy 5 xe bọc thép của Ukraine chỉ trong một cú đột kích.
Như vậy, hoạt động tác chiến của Không quân Nga trên chiến trường Ukraine bằng máy bay cường kích Su-25 luôn thay đổi chiến thuật. Mặc dù Su-25 ban đầu được thiết kế để mang tên lửa không đối đất không điều khiển, bom thường và một số loại vũ khí không đối đất có điều khiển; tải trọng vũ khí có thể tới 4 tấn.
Ở chiến trường Ukraine, những máy bay cường kích Su-25 của Nga chủ yếu sử dụng tên lửa không điều khiển hạng nhẹ S8 để tấn công mục tiêu mặt đất, do Nga thiếu các vũ khí dẫn đường mà Su-25 có thể sử dụng như tên lửa Kh-29. Tên lửa S8 thường được phóng ra với số lượng lớn, nhưng hiệu quả thực sự không cao.
Lý do là tên lửa S8 có trọng lượng nhỏ (cỡ đạn 82 mm), chỉ phù hợp tiêu diệt mục tiêu bộ binh lộ; còn đối với những mục tiêu kiên cố như các công sự bê tông hay xe cơ giới của đối phương, tên lửa S8 không đủ sức phá hủy.
Mới đây, đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, bệ phóng rocket S8 trên máy bay Su-25 đã được tháo bỏ và thay thế bằng rocket hạng nặng S24 để tăng sức công phá. Do rocket S24 có kích rất lớn, nên Su-25 không thể sử dụng ống phóng, mà bệ phóng đơn được gắn trực tiếp dưới cánh máy bay.
S24 là loại rocket không đối đất không điều khiển, có đường kính rất lớn lên tới 240 mm, được chế tạo cho Không quân Liên Xô. Đây là một trong số ít những loại rocket có kích thước "quá khổ" nhất thế giới. Trọng lượng đầu đạn của rocket S24 nặng hơn 100 kg; đủ sức phá hủy các mục tiêu kiên cố và xe tăng hạng nặng.
Hiện các nước NATO không ngừng tăng cường viện trợ vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Ukraine; theo truyền thông Nga đưa tin, Anh đã hoàn thành các nhiệm vụ huấn luyện liên quan cho kíp lái xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 cho Ukraine và quyết định viện trợ cho Ukraine loại xe tăng này.
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện cho các kíp xe tăng Challenger 2; rất có thể trong thời gian tới, trên chiến trường Ukraine sẽ xuất hiện xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2. Theo phía Anh, ngoài việc viện trợ xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2, Anh còn cung cấp cho Ukraine một lô đạn xuyên giáp bằng uranium nghèo.
Với việc cường kích Su-25 lắp thêm rocket hạng nặng, có uy lực lớn hơn, xe tăng chiến đấu chủ lực Ukraine cũng nên “cẩn thận”; vì so với năng lực công kích của rocket S8, khả năng xuyên giáp của rocket hạng nặng S24 cũng lớn hơn.
Cường kích Su-25 Grach là loại máy bay tấn công có tốc độ cận âm, có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng chiến đấu trên mặt đất cả ngày lẫn đêm, bằng cách tấn công các mục tiêu có thể nhìn thấy cũng như phá hủy mục tiêu theo yêu cầu trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Hiện trên chiến trường Ukraine, Không quân Nga đã đưa vào sử dụng phiên bản nâng cấp Su-25SM3, có bán kính chiến đấu 650 km, vận tốc tối đa là 975 km/giờ và tải trọng chiến đấu là 4,4 tấn. Su-25SM3 được trang bị hệ thống thu nhận mục tiêu và định hướng SOLT-25, cho phép phi công xác định mục tiêu một cách tự động.
Phiên bản Su-25SM3 còn được trang bị hệ thống GLONASS cho phép máy bay định hướng tốt hơn và có thể sử dụng vũ khí có độ chính xác cao; nhất là các loại bom lượn có điều khiển, có thể phá hủy các mục tiêu nhỏ trên mặt đất một cách chính xác gấp ba lần, so với những phiên bản nâng cấp trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga công bố video "xe tăng bay" Su-25 phá hủy kho vũ khí của Ukraine.