Ngày 18/10, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố rằng lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ một máy bay cường kích yểm trợ tầm gần Su-25 của Không quân Armenia.Quân đội Azerbaijan nói rằng chiếc máy bay bị bắn hạ nói trên đã cố gắng thực hiện cuộc không kích nhắm vào các vị trí của lực lượng vũ trang Azerbaijan ở khu vực Nam Jabrayil.Như thường lệ, phía Bộ Quốc phòng Armenia đã phản bác tuyên bố của Baku về việc máy bay cường kích Su-25 bị lực lượng vũ trang Armenia bắn rơi.Liên tiếp trong vài năm gần đây, những tổn thất về cường kích Su-25, loại máy bay biệt danh "xe tăng bay" liên tục được ghi nhận.Do sự phát triển của vũ khí phòng không, đặc biệt tên lửa phòng không vác vai đã khiến cho loại cường kích này tổn thương nhiều trên chiến trường.Việc phải bay thấp, bay chậm hoặc bổ nhào để tấn công các vị trí mặt đất khiến cho cường kích Su-25 dễ dính phải phòng không đối phương.Dù có phương pháp tác chiến bài bản như Nga cũng không tránh khỏi đòn tấn công nguy hiểm chết người từ vũ khí phòng không vác vai nhắm vào Su-25 tại Syria.Không thể phủ nhận Su-25 là một trong những cường kích đáng sợ nhất thế giới thời điểm chúng ra đời.Hỏa lực mạnh và có khả năng bay chậm và bay thấp đã biến Su-25 trở thành nỗi ám ảnh trên chiến trường.Su-25 ra đời vào thời Xô Viết, với nhiệm vụ yểm trợ cho lục quân Liên Xô.Su-25 thường được cho là tương tự máy bay A-10 của Mỹ nhưng Su-25 đã được phát triển lên mức độ tinh vi hơn.Nguyên mẫu T-8 của Su-25 bay chuyến đầu vào tháng 2-1975, nhưng sau đó Liên Xô đã thay đổi một số chi tiết trước khi sản xuất loạt.Su-25 có chiều dài 15,35 m, cao 5,2m và có sải cánh 14,52 m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới hơn 17 tấn.Su-25 được trang bị 2 động cơ turbojet, có tốc độ bay tối đa là 950km/h. Tầm bay của phi cơ này là 1.000km. Có thể bay xa 1.850 km nếu có thêm thùng nhiên liệu bên ngoài.Kho vũ khí của Su-25 khá đa dạng, từ pháo bắn nhanh, rocket đến các loại bom và các loại tên lửa đối đất. Su-25 có khả năng mang theo loại tên lửa đối không loại tìm nhiệt R-60.Hiện Nga đang sở hữu khoảng 250 chiến đấu cơ Su-25, khoảng vài chục chiếc đã được nâng cấp lên chuẩn Su-25M3.So với thế hệ trước, cường kích Su-25SM3 được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử, theo đó máy bay sẽ mang trên mình những thiết bị hàng không quân sự tối tân nhất hiện nay của Nga.Những hệ thống này bao gồm: hệ thống định vị và theo dõi mục tiêu PrNK-25SM-1, hệ thống liên lạc KSS-25 và hệ thống tác chiến điện tử L370K25 Vitebsk.Ngoài ra khung thân máy bay cũng được gia cố tốt hơn để hoạt động trong điều kiện tác chiến cường độ cao. Với những nâng cấp này, phiên bản Su-25SM3 có tính năng chiến đấu mạnh gần gấp 2 lần phiên bản trước đây và giúp Nga duy trì hỏa lực tại chiến trường Syria.Tuy vậy Su-25 và cả phiên bản nâng cấp vẫn sẽ phải hứng chịu bất lợi khi phải đối đầu với các loại tên lửa phòng không vác vai.
Ngày 18/10, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố rằng lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ một máy bay cường kích yểm trợ tầm gần Su-25 của Không quân Armenia.
Quân đội Azerbaijan nói rằng chiếc máy bay bị bắn hạ nói trên đã cố gắng thực hiện cuộc không kích nhắm vào các vị trí của lực lượng vũ trang Azerbaijan ở khu vực Nam Jabrayil.
Như thường lệ, phía Bộ Quốc phòng Armenia đã phản bác tuyên bố của Baku về việc máy bay cường kích Su-25 bị lực lượng vũ trang Armenia bắn rơi.
Liên tiếp trong vài năm gần đây, những tổn thất về cường kích Su-25, loại máy bay biệt danh "xe tăng bay" liên tục được ghi nhận.
Do sự phát triển của vũ khí phòng không, đặc biệt tên lửa phòng không vác vai đã khiến cho loại cường kích này tổn thương nhiều trên chiến trường.
Việc phải bay thấp, bay chậm hoặc bổ nhào để tấn công các vị trí mặt đất khiến cho cường kích Su-25 dễ dính phải phòng không đối phương.
Dù có phương pháp tác chiến bài bản như Nga cũng không tránh khỏi đòn tấn công nguy hiểm chết người từ vũ khí phòng không vác vai nhắm vào Su-25 tại Syria.
Không thể phủ nhận Su-25 là một trong những cường kích đáng sợ nhất thế giới thời điểm chúng ra đời.
Hỏa lực mạnh và có khả năng bay chậm và bay thấp đã biến Su-25 trở thành nỗi ám ảnh trên chiến trường.
Su-25 ra đời vào thời Xô Viết, với nhiệm vụ yểm trợ cho lục quân Liên Xô.
Su-25 thường được cho là tương tự máy bay A-10 của Mỹ nhưng Su-25 đã được phát triển lên mức độ tinh vi hơn.
Nguyên mẫu T-8 của Su-25 bay chuyến đầu vào tháng 2-1975, nhưng sau đó Liên Xô đã thay đổi một số chi tiết trước khi sản xuất loạt.
Su-25 có chiều dài 15,35 m, cao 5,2m và có sải cánh 14,52 m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới hơn 17 tấn.
Su-25 được trang bị 2 động cơ turbojet, có tốc độ bay tối đa là 950km/h. Tầm bay của phi cơ này là 1.000km. Có thể bay xa 1.850 km nếu có thêm thùng nhiên liệu bên ngoài.
Kho vũ khí của Su-25 khá đa dạng, từ pháo bắn nhanh, rocket đến các loại bom và các loại tên lửa đối đất. Su-25 có khả năng mang theo loại tên lửa đối không loại tìm nhiệt R-60.
Hiện Nga đang sở hữu khoảng 250 chiến đấu cơ Su-25, khoảng vài chục chiếc đã được nâng cấp lên chuẩn Su-25M3.
So với thế hệ trước, cường kích Su-25SM3 được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử, theo đó máy bay sẽ mang trên mình những thiết bị hàng không quân sự tối tân nhất hiện nay của Nga.
Những hệ thống này bao gồm: hệ thống định vị và theo dõi mục tiêu PrNK-25SM-1, hệ thống liên lạc KSS-25 và hệ thống tác chiến điện tử L370K25 Vitebsk.
Ngoài ra khung thân máy bay cũng được gia cố tốt hơn để hoạt động trong điều kiện tác chiến cường độ cao. Với những nâng cấp này, phiên bản Su-25SM3 có tính năng chiến đấu mạnh gần gấp 2 lần phiên bản trước đây và giúp Nga duy trì hỏa lực tại chiến trường Syria.
Tuy vậy Su-25 và cả phiên bản nâng cấp vẫn sẽ phải hứng chịu bất lợi khi phải đối đầu với các loại tên lửa phòng không vác vai.