Máy bay chiến đấu Su-25 là loại máy bay cường kích mặt đất, được Liên Xô phát triển và sản xuất; nhiệm vụ của loại máy bay này cũng giống như máy bay cường kích A-10 do Mỹ sản xuất; nhưng xét về sức mạnh toàn diện, thì cường kích Su-25, không bằng cường kích A10.Nhưng máy bay cường kích Su-25 cũng có những ưu điểm riêng, như có độ bền cao, chi phí bảo dưỡng thấp hơn A-10. Còn theo các chuyên gia Liên Xô, những chiếc cường kích Su-25 khi lâm vào tình thế tuyệt vọng, thậm chí có thể cất cánh từ đường băng dã chiến lầy lội.Ngoài ra trong tình huống thời chiến bị đối phương bao vây, Su-25 không cần sử dụng dầu máy bay chuyên dụng, mà chỉ cần sử dụng dầu diesel; điều này cũng cho thấy khả năng thích ứng của cường kích Su-25 là khá mạnh.Sau khi Nga liên tục phá hủy một số lượng lớn đường băng sân bay ở Ukraine, một số cường kích Su-25 của Ukraine vẫn có khả năng cất cánh. Một video mới đây cho thấy, cường kích Su-25 của Không quân Ukraine, đã tham gia trận chiến trên không, khi đuổi theo một cường kích Su-25 của Nga, để tấn công.Do thiết kế là phương tiện yểm trợ hỏa lực trực tiếp, cho lực lượng mặt đất chiến đấu từ trên không, nên cách bố trí khí động học của Su-25, khiến khả năng cơ động của máy bay này khá kém. Nhưng Ukraine lại sử dụng Su-25 để xuất kích không chiến, thì cũng chẳng khác nào “chim sẻ rượt đuổi đại bàng”.Nhưng tại sao Su-25 của Ukraine dám chơi “đôi công” với máy bay chiến đấu Nga, đó là cường kích Su-25 của Ukraine cũng có khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại R73, nên Su-25 cũng có thể đe dọa máy bay cùng loại của Nga.Nhưng trong video, sau khi máy bay cường kích Su-25 của Nga liên tục phóng đạn gây nhiễu hồng ngoại, tin dữ vẫn ập đến, khi chiếc Su-25 của Nga bị trúng tên lửa R73 từ chiếc Su-25 của Ukraine; tuy nhiên phi công Nga đã kịp phóng dù ra ngoài để thoát thân.Nhưng sau khi bắn hạ chiếc Su-25 của Nga, chiếc cường kích Su-25 của Ukraine, đã không thoát được đòn phản công của máy bay chiến đấu Su-30SM, bay hộ tống những chiếc Su-25. Kết quả là phi công Su-25 của Ukraine, đã không kịp phóng dù thoát thân, khi cũng trúng một tên lửa R73, của máy bay Su-30SM của Nga.Điều này cho thấy, Lực lượng phòng không không quân của Ukraine đã rơi vào tình thế tuyệt vọng, nếu không Không quân Ukraine sẽ không điều máy bay cường kích Su-25, để tấn công máy bay chiến đấu của Nga; dù biết đó là điều không nên.Trang bị của Không quân Ukraine, được thừa hưởng một phần vũ khí của Quân đội của Liên Xô; nhưng khác với Nga, Ukraine không có khả năng phát triển máy bay chiến đấu, nên chỉ có thể dựa vào những máy bay chiến đấu, được thừa kế cách đây đã 30 năm.Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Ukraine sử dụng máy bay cường kích hoặc máy bay ném bom, gắn tên lửa không đối không để tiến hành các hoạt động không kích, chống lại máy bay chiến đấu của Nga.Mặc dù phi công Ukraine dũng cảm, dám thách thức máy bay chiến đấu Nga, nhưng kết quả ngoài mong đợi; khi tiêm kích chiếm ưu thế trên không của Nga, đã trực tiếp phóng tên lửa không đối không và bắn rơi nhiều cường kích bom tiền tuyến Su-24 và cường kích mặt đất Su-25.Nên nhớ, những máy bay chiến đấu như cường kích bom Su-24 và cường kích mặt đất Su-25 của Không quân Ukraine, đều là những mục tiêu dễ dàng bị tiêm kích Su-30SM của Nga bắn hạ; vì chúng không phải là máy bay đánh chặn.Truyền thông Nga đã phỏng vấn các phi công Nga và được biết, trong thời gian hoạt động ở Ukraine trong nhiều ngày, nhiều phi công Nga không phát hiện máy bay chiến đấu Ukraine trên không. Như vậy trên thực tế, Không quân Ukraine hầu như đã bị tê liệt, vì các đòn không kích của Nga.Không quân Ukraine mới đây đã tuyên bố rằng, 20 chiếc chiến đấu cơ MiG-29 đã được khôi phục lại. Đây là chiến đấu cơ đa năng, được sản xuất dưới thời Liên Xô, nhưng chuyên về đánh chặn hơn; nếu đúng như vậy, khả năng phòng không của Ukraine sẽ được cải thiện.Trên thực tế, Mỹ và các nước phương Tây khác, cũng muốn hỗ trợ Ukraine máy bay chiến đấu; nhưng sự hỗ trợ như vậy rất khó đạt được, vì hệ thống vũ khí và trang bị của Mỹ hoàn toàn khác với Ukraine.Không quân với tư cách là một binh chủng kỹ thuật, nên cần phải có kinh nghiệm hỗ trợ lâu dài và có thời gian huấn luyện chuyên sâu; kể cả bây giờ, khi các máy bay chiến đấu tiên tiến do Mỹ sản xuất, được Ukraine tung lên không trung, thì đó cũng là “một món quà” đối với Nga.
Máy bay chiến đấu Su-25 là loại máy bay cường kích mặt đất, được Liên Xô phát triển và sản xuất; nhiệm vụ của loại máy bay này cũng giống như máy bay cường kích A-10 do Mỹ sản xuất; nhưng xét về sức mạnh toàn diện, thì cường kích Su-25, không bằng cường kích A10.
Nhưng máy bay cường kích Su-25 cũng có những ưu điểm riêng, như có độ bền cao, chi phí bảo dưỡng thấp hơn A-10. Còn theo các chuyên gia Liên Xô, những chiếc cường kích Su-25 khi lâm vào tình thế tuyệt vọng, thậm chí có thể cất cánh từ đường băng dã chiến lầy lội.
Ngoài ra trong tình huống thời chiến bị đối phương bao vây, Su-25 không cần sử dụng dầu máy bay chuyên dụng, mà chỉ cần sử dụng dầu diesel; điều này cũng cho thấy khả năng thích ứng của cường kích Su-25 là khá mạnh.
Sau khi Nga liên tục phá hủy một số lượng lớn đường băng sân bay ở Ukraine, một số cường kích Su-25 của Ukraine vẫn có khả năng cất cánh. Một video mới đây cho thấy, cường kích Su-25 của Không quân Ukraine, đã tham gia trận chiến trên không, khi đuổi theo một cường kích Su-25 của Nga, để tấn công.
Do thiết kế là phương tiện yểm trợ hỏa lực trực tiếp, cho lực lượng mặt đất chiến đấu từ trên không, nên cách bố trí khí động học của Su-25, khiến khả năng cơ động của máy bay này khá kém. Nhưng Ukraine lại sử dụng Su-25 để xuất kích không chiến, thì cũng chẳng khác nào “chim sẻ rượt đuổi đại bàng”.
Nhưng tại sao Su-25 của Ukraine dám chơi “đôi công” với máy bay chiến đấu Nga, đó là cường kích Su-25 của Ukraine cũng có khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại R73, nên Su-25 cũng có thể đe dọa máy bay cùng loại của Nga.
Nhưng trong video, sau khi máy bay cường kích Su-25 của Nga liên tục phóng đạn gây nhiễu hồng ngoại, tin dữ vẫn ập đến, khi chiếc Su-25 của Nga bị trúng tên lửa R73 từ chiếc Su-25 của Ukraine; tuy nhiên phi công Nga đã kịp phóng dù ra ngoài để thoát thân.
Nhưng sau khi bắn hạ chiếc Su-25 của Nga, chiếc cường kích Su-25 của Ukraine, đã không thoát được đòn phản công của máy bay chiến đấu Su-30SM, bay hộ tống những chiếc Su-25. Kết quả là phi công Su-25 của Ukraine, đã không kịp phóng dù thoát thân, khi cũng trúng một tên lửa R73, của máy bay Su-30SM của Nga.
Điều này cho thấy, Lực lượng phòng không không quân của Ukraine đã rơi vào tình thế tuyệt vọng, nếu không Không quân Ukraine sẽ không điều máy bay cường kích Su-25, để tấn công máy bay chiến đấu của Nga; dù biết đó là điều không nên.
Trang bị của Không quân Ukraine, được thừa hưởng một phần vũ khí của Quân đội của Liên Xô; nhưng khác với Nga, Ukraine không có khả năng phát triển máy bay chiến đấu, nên chỉ có thể dựa vào những máy bay chiến đấu, được thừa kế cách đây đã 30 năm.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Ukraine sử dụng máy bay cường kích hoặc máy bay ném bom, gắn tên lửa không đối không để tiến hành các hoạt động không kích, chống lại máy bay chiến đấu của Nga.
Mặc dù phi công Ukraine dũng cảm, dám thách thức máy bay chiến đấu Nga, nhưng kết quả ngoài mong đợi; khi tiêm kích chiếm ưu thế trên không của Nga, đã trực tiếp phóng tên lửa không đối không và bắn rơi nhiều cường kích bom tiền tuyến Su-24 và cường kích mặt đất Su-25.
Nên nhớ, những máy bay chiến đấu như cường kích bom Su-24 và cường kích mặt đất Su-25 của Không quân Ukraine, đều là những mục tiêu dễ dàng bị tiêm kích Su-30SM của Nga bắn hạ; vì chúng không phải là máy bay đánh chặn.
Truyền thông Nga đã phỏng vấn các phi công Nga và được biết, trong thời gian hoạt động ở Ukraine trong nhiều ngày, nhiều phi công Nga không phát hiện máy bay chiến đấu Ukraine trên không. Như vậy trên thực tế, Không quân Ukraine hầu như đã bị tê liệt, vì các đòn không kích của Nga.
Không quân Ukraine mới đây đã tuyên bố rằng, 20 chiếc chiến đấu cơ MiG-29 đã được khôi phục lại. Đây là chiến đấu cơ đa năng, được sản xuất dưới thời Liên Xô, nhưng chuyên về đánh chặn hơn; nếu đúng như vậy, khả năng phòng không của Ukraine sẽ được cải thiện.
Trên thực tế, Mỹ và các nước phương Tây khác, cũng muốn hỗ trợ Ukraine máy bay chiến đấu; nhưng sự hỗ trợ như vậy rất khó đạt được, vì hệ thống vũ khí và trang bị của Mỹ hoàn toàn khác với Ukraine.
Không quân với tư cách là một binh chủng kỹ thuật, nên cần phải có kinh nghiệm hỗ trợ lâu dài và có thời gian huấn luyện chuyên sâu; kể cả bây giờ, khi các máy bay chiến đấu tiên tiến do Mỹ sản xuất, được Ukraine tung lên không trung, thì đó cũng là “một món quà” đối với Nga.