Đầu tiên có thể nó đến chiến dịch Commando Hunt. Đây cũng là chiến dịch dài hơi nhất mà Mỹ thực hiện nhắm vào Đường Trường Sơn. Chiến dịch này được Mỹ thực hiện trong giai đoạn suốt từ năm 1968 cho tới tận năm 1972 mới kết thúc. Nguồn ảnh: TL.Về cơ bản, Commando Hunt là một chiến dịch không kích của Không quân và Không quân Hải quân Mỹ nhắm vào đường mòn Hồ Chí Minh. Toàn thời gian của chiến dịch được chia làm 7 đợt, mỗi đợt kéo dài 6 tháng. Nguồn ảnh: TL.Tổng cộng toàn bộ chiến dịch Commando Hunt của Mỹ có khoảng 300.000 phi vụ oanh kích và khoảng hơn 3000 phi vụ ném bom bằng máy bay B-52, ném xuống khu vực Đường Trường Sơn đoạn qua Đông Nam Lào khoảng 643.000 tấn bom đạn các loại. Nguồn ảnh: TL.Theo tính toán của quân đội Mỹ, mỗi ngày có khoảng từ 180 tới 400 phi vụ không kích tuỳ điều kiện thời tiết, trong đó có từ 22 tới 30 phi vụ ném bom B-52. Mặc cho việc Mỹ không kích, Đường Trường Sơn vẫn thông suốt và được mở rộng - cho thấy sự thất bại về mặt chiến lược của chiến dịch này. Nguồn ảnh: TL.Song song với Commando Hunt, Lầu Năm Góc còn thực hiện Chiến dịch Igloo White. Chiến dịch quân sự này của Mỹ được tiến hành từ năm 1968 cho tới khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973. Địa điểm Mỹ tiến hành chiến dịch này là dọc biên giới Việt - Lào. Nguồn ảnh: TL.Về cơ bản có thể coi Igloo White là bản nâng cấp của Hàng Rào Điện tử McNamara. Khác với hệ thống hàng rào điện tử cũ đã phá sản, chiến dịch này sử dụng một hệ thống thám báo tinh vi hơn để phát hiện các tuyến đường vận tải của ta. Nguồn ảnh: TL.Hơn 100 loại thiết bị điện tử với đủ mọi loại hình rạng, kết cấu được rải xuống Trường Sơn. Các thiết bị này sẽ phát tín hiệu lên máy bay chuyển tiếp của không quân Mỹ đang bay trên Trường Sơn, thông tin sau đó được chuyển về tổng hành dinh ở Thái Lan, phân tích bằng máy tính IBM trước khi có thông tin tình báo cuối cùng để Mỹ quyết định oanh tạc hoặc không. Nguồn ảnh: TL.Toàn bộ chương trình này của Mỹ tốn tới 1,7 tỷ USD, nếu quy ra tỷ giá USD của năm 2019 sẽ tương đương với... 11,7 tỷ USD. Mặc dù vậy bất chấp mọi sự cố gắng của Mỹ, bằng các biện pháp đơn giản, vừa thử nghiệm vừa thực hiện, ta đã dễ dàng vượt qua hệ thống hàng rào điện tử di động này. Nguồn ảnh: TL.Cuối cùng và là chiến dịch nổi tiếng nhất chính là chiến dịch Lam Sơn 710 hay Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Trong chiến dịch này, Mỹ cùng đồng minh hy vọng sẽ chặt đứt được Đường Trường Sơn tại thị trấn Tchepone cách biên giới Việt - Lào 42 km về phía Tây. Nguồn ảnh: TL.Chiến dịch diễn ra trong thời gian từ ngày 8/2 tới ngày 24/3/1971 và được coi là bài thử nghiệm sức mạnh của quân đội ngụy Sài Gòn khi người Mỹ chỉ tham chiến trong chiến dịch này với vai trò cố vấn và phi công vận tải, yểm trợ. Nguồn ảnh: TL.Kết quả là sự yếu kém của quân đội Sài Gòn khiến Mỹ phải... ngạc nhiên tột độ. Chiến dịch thất bại một cách thảm hại và đây cũng là chiến thắng mang tính chiến lược của Quân giải phóng, mở đầu cho những chiến thắng quân sự liên tiếp của ta sau này ở miền Nam Việt Nam cho tới ngày thống nhất được đất nước. Nguồn ảnh: TL.Như vậy, tiền của và máu của Mỹ cũng như đồng minh trong nỗ lực cắt đứt Đường Trường Sơn là hoàn toàn vô ích, không những Đường Trường Sơn của ta vẫn "chạy tốt" mà còn được mở rộng với quy mô ngày càng lớn, đóng góp một phần cực kỳ quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nguồn ảnh: TL. Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ cất cánh đánh phá đường Trường Sơn.
Đầu tiên có thể nó đến chiến dịch Commando Hunt. Đây cũng là chiến dịch dài hơi nhất mà Mỹ thực hiện nhắm vào Đường Trường Sơn. Chiến dịch này được Mỹ thực hiện trong giai đoạn suốt từ năm 1968 cho tới tận năm 1972 mới kết thúc. Nguồn ảnh: TL.
Về cơ bản, Commando Hunt là một chiến dịch không kích của Không quân và Không quân Hải quân Mỹ nhắm vào đường mòn Hồ Chí Minh. Toàn thời gian của chiến dịch được chia làm 7 đợt, mỗi đợt kéo dài 6 tháng. Nguồn ảnh: TL.
Tổng cộng toàn bộ chiến dịch Commando Hunt của Mỹ có khoảng 300.000 phi vụ oanh kích và khoảng hơn 3000 phi vụ ném bom bằng máy bay B-52, ném xuống khu vực Đường Trường Sơn đoạn qua Đông Nam Lào khoảng 643.000 tấn bom đạn các loại. Nguồn ảnh: TL.
Theo tính toán của quân đội Mỹ, mỗi ngày có khoảng từ 180 tới 400 phi vụ không kích tuỳ điều kiện thời tiết, trong đó có từ 22 tới 30 phi vụ ném bom B-52. Mặc cho việc Mỹ không kích, Đường Trường Sơn vẫn thông suốt và được mở rộng - cho thấy sự thất bại về mặt chiến lược của chiến dịch này. Nguồn ảnh: TL.
Song song với Commando Hunt, Lầu Năm Góc còn thực hiện Chiến dịch Igloo White. Chiến dịch quân sự này của Mỹ được tiến hành từ năm 1968 cho tới khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973. Địa điểm Mỹ tiến hành chiến dịch này là dọc biên giới Việt - Lào. Nguồn ảnh: TL.
Về cơ bản có thể coi Igloo White là bản nâng cấp của Hàng Rào Điện tử McNamara. Khác với hệ thống hàng rào điện tử cũ đã phá sản, chiến dịch này sử dụng một hệ thống thám báo tinh vi hơn để phát hiện các tuyến đường vận tải của ta. Nguồn ảnh: TL.
Hơn 100 loại thiết bị điện tử với đủ mọi loại hình rạng, kết cấu được rải xuống Trường Sơn. Các thiết bị này sẽ phát tín hiệu lên máy bay chuyển tiếp của không quân Mỹ đang bay trên Trường Sơn, thông tin sau đó được chuyển về tổng hành dinh ở Thái Lan, phân tích bằng máy tính IBM trước khi có thông tin tình báo cuối cùng để Mỹ quyết định oanh tạc hoặc không. Nguồn ảnh: TL.
Toàn bộ chương trình này của Mỹ tốn tới 1,7 tỷ USD, nếu quy ra tỷ giá USD của năm 2019 sẽ tương đương với... 11,7 tỷ USD. Mặc dù vậy bất chấp mọi sự cố gắng của Mỹ, bằng các biện pháp đơn giản, vừa thử nghiệm vừa thực hiện, ta đã dễ dàng vượt qua hệ thống hàng rào điện tử di động này. Nguồn ảnh: TL.
Cuối cùng và là chiến dịch nổi tiếng nhất chính là chiến dịch Lam Sơn 710 hay Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Trong chiến dịch này, Mỹ cùng đồng minh hy vọng sẽ chặt đứt được Đường Trường Sơn tại thị trấn Tchepone cách biên giới Việt - Lào 42 km về phía Tây. Nguồn ảnh: TL.
Chiến dịch diễn ra trong thời gian từ ngày 8/2 tới ngày 24/3/1971 và được coi là bài thử nghiệm sức mạnh của quân đội ngụy Sài Gòn khi người Mỹ chỉ tham chiến trong chiến dịch này với vai trò cố vấn và phi công vận tải, yểm trợ. Nguồn ảnh: TL.
Kết quả là sự yếu kém của quân đội Sài Gòn khiến Mỹ phải... ngạc nhiên tột độ. Chiến dịch thất bại một cách thảm hại và đây cũng là chiến thắng mang tính chiến lược của Quân giải phóng, mở đầu cho những chiến thắng quân sự liên tiếp của ta sau này ở miền Nam Việt Nam cho tới ngày thống nhất được đất nước. Nguồn ảnh: TL.
Như vậy, tiền của và máu của Mỹ cũng như đồng minh trong nỗ lực cắt đứt Đường Trường Sơn là hoàn toàn vô ích, không những Đường Trường Sơn của ta vẫn "chạy tốt" mà còn được mở rộng với quy mô ngày càng lớn, đóng góp một phần cực kỳ quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ cất cánh đánh phá đường Trường Sơn.