Trong lần đầu thử nghiêm, Hải quân Mỹ chưa phóng đạn đánh chặn mà chỉ thực hiện khả năng phát hiện siêu ngư lôi Poseidon của Nga từ khoảng cách đủ đảm bảo an toàn để triển khai biện pháp đối phó.Cuộc thử nghiệm được đánh giá là bước phát triển thần kỳ của Hải quân Mỹ bởi chương trình phát triển hệ thống phòng thủ độc đáo này mới được Lầu Năm Góc và chính phủ Mỹ thông qua hồi đầu năm 2019.Việc phát triển hệ thống đánh chặn ngầm được Mỹ đưa ra sau khi thực tế cho thấy, lực lượng hải quân nước này không có bất kỳ hệ thống vũ khí nào để chống đỡ nếu bị tấn công ngầm, đặc biệt với đòn đánh nguy hiểm từ ngư lôi hạt nhân Poseidon của Nga.Hệ thống phòng thủ ngầm Mỹ vừa thử nghiệm được định danh là Countermeasure Anti-Torpedo (CAT), trong đó có tên lửa Surface Ship Torpedo Defense, SSTD. Cấu tạo của SSTD bao gồm 3 bộ phận chính, đầu tiên là hệ thống cảnh báo sớm ngư lôi - thiết bị phụ trách tìm kiếm mối đe dọa.Tiếp theo là hệ thống phân loại mối đe dọa, phán đoán các vật thể dưới nước có phải là ngư lôi hay không. Và cuối cùng là ngư lôi CAT - loại đạn chịu trách nhiệm đánh chặn ngư lôi tấn công.Cách hoạt động của CAT giống như tên lửa phòng thủ dưới nước nhưng sự khác biệt đó là ngư lôi cỡ nhỏ được đẩy bằng chân vịt, tốc độ của CAT rất nhanh và cực linh hoạt. CAT dùng phương pháp đâm va để đánh chặn.Nếu Mỹ thành công với chương trình hệ thống đánh chặn ngầm, nước này sẽ cùng với Nga là 2 quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hệ thống đánh chặn ngầm cực độc đáo.Chương trình này cũng khiến Mỹ là quốc gia duy nhất tuyên bố có thể vô hiệu được siêu ngư lôi hạt nhân Nga.
Trong lần đầu thử nghiêm, Hải quân Mỹ chưa phóng đạn đánh chặn mà chỉ thực hiện khả năng phát hiện siêu ngư lôi Poseidon của Nga từ khoảng cách đủ đảm bảo an toàn để triển khai biện pháp đối phó.
Cuộc thử nghiệm được đánh giá là bước phát triển thần kỳ của Hải quân Mỹ bởi chương trình phát triển hệ thống phòng thủ độc đáo này mới được Lầu Năm Góc và chính phủ Mỹ thông qua hồi đầu năm 2019.
Việc phát triển hệ thống đánh chặn ngầm được Mỹ đưa ra sau khi thực tế cho thấy, lực lượng hải quân nước này không có bất kỳ hệ thống vũ khí nào để chống đỡ nếu bị tấn công ngầm, đặc biệt với đòn đánh nguy hiểm từ ngư lôi hạt nhân Poseidon của Nga.
Hệ thống phòng thủ ngầm Mỹ vừa thử nghiệm được định danh là Countermeasure Anti-Torpedo (CAT), trong đó có tên lửa Surface Ship Torpedo Defense, SSTD. Cấu tạo của SSTD bao gồm 3 bộ phận chính, đầu tiên là hệ thống cảnh báo sớm ngư lôi - thiết bị phụ trách tìm kiếm mối đe dọa.
Tiếp theo là hệ thống phân loại mối đe dọa, phán đoán các vật thể dưới nước có phải là ngư lôi hay không. Và cuối cùng là ngư lôi CAT - loại đạn chịu trách nhiệm đánh chặn ngư lôi tấn công.
Cách hoạt động của CAT giống như tên lửa phòng thủ dưới nước nhưng sự khác biệt đó là ngư lôi cỡ nhỏ được đẩy bằng chân vịt, tốc độ của CAT rất nhanh và cực linh hoạt. CAT dùng phương pháp đâm va để đánh chặn.
Nếu Mỹ thành công với chương trình hệ thống đánh chặn ngầm, nước này sẽ cùng với Nga là 2 quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hệ thống đánh chặn ngầm cực độc đáo.
Chương trình này cũng khiến Mỹ là quốc gia duy nhất tuyên bố có thể vô hiệu được siêu ngư lôi hạt nhân Nga.