Ngư lôi là một loại vũ khí hải quân đã được phát triển từ lâu và phổ biến từ đầu thế kỷ XX trong lĩnh vực vũ khí quân sự. Nó sử dụng động cơ và chạy ngầm dưới mặt nước, lao vào phía dưới thân tàu với tốc độ cao và sức công phá mạnh có thể khiến tàu đối phương bị thương nặng. Sau này, người ta phát triển thêm các phiên bản ngư lôi chống ngầm cho phép nó lặn sâu để tấn công các loại tàu ngầm của đối phương. Nhận thấy sự quan trọng của ngư lôi, hải quân Việt Nam hiện nay đã trang bị nhiều loại ngư lôi cả cho nhiệm vụ chống tàu lẫn chống ngầm cho đội tàu mặt nước của mình. Ảnh: Nạp ngư lôi TEST-71 cho tàu ngầm Kilo của hải quân Nga.Đầu tiên phải kể đến các tàu hộ vệ săn ngầm Petya đề án 159A hiện đang phục vụ trong biên chế hải quân Việt Nam. Việt Nam sở hữu 3 tàu thuộc lớp này mang số hiệu 13, 15, 17. Đây là các tàu đã qua sử dụng sau một thời gian hoạt động trong hải quân Liên Xô và được chuyển giao cho hải quân Việt Nam vào tháng 12/1983. Tàu Petya đề án 159A trang bị 2 bệ phóng ngư lôi săn ngầm PTA-40-159 sử dụng ngư lôi SET-40UE cỡ nòng 400mm, mỗi bệ phóng có thể mang được 5 quả ngư lôi. Ảnh: Tàu 13 lớp Petya đề án 159A hồi còn màu sơn cũ.Ngư lôi SET-40UE là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ do Liên Xô phát triển cỡ 400mm. Phiên bản SET-40 ra đời vào năm 1962 và đến năm 1968 thì phiên bản nâng cấp SET-40U được đưa vào sử dụng. Ảnh: Phóng ngư lôi SET-40UE từ tàu Petya.Ngư lôi nặng 550kg, dài 4.5m, tầm bắn tối đa 8.000m và mang đầu đạn nặng 80kg, tấn công mục tiêu sâu tối đa 200m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h. Trên tàu Petya đề án 159A, các ngư lôi SET-40UE được đặt trong hai bệ phóng PTA-40-159 mỗi bệ phóng chứa năm quả ngư lôi. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng PTA-40-159 trên tàu Petya Việt Nam.Tháng 12/1978, Liên Xô cũng đã viện trợ cho Việt Nam hai tàu Petya đề án 159E, đây là các tàu chế tạo mới, là phiên bản xuất khẩu của các tàu Petya nội địa, được Việt Nam đánh số hiệu lần lượt là 09 và 11. Tàu đã loại bỏ bớt một bệ phóng ngư lôi PTA-40-159 và thay vào đó là bệ phóng ngư lôi săn ngầm PTA-53-57 cỡ 533mm với sức chứa ba quả ngư lôi. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ tàu 11 thuộc lớp Petya đề án 159E.Tàu được trang bị các ngư lôi SET-53M cỡ 533mm, vừa có thể sử dụng chống ngầm vừa có thể sử dụng chống hạm. Phiên bản SET-53M là phiên bản cải tiến của ngư lôi SET-53, chính thức ra mắt từ năm 1964. Ảnh: Phóng ngư lôi SET-53M trên tàu Petya.Ngư lôi SET-53M có trọng lượng 1.480kg, dài 7.8m, đầu đạn nặng 100kg, tầm bắn tối đa 14.000m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h. Trên tàu Petya đề án 159E trang bị một bệ phóng PTA-53-57 chứa được ba ngư lôi SET-53M. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng ngư lôi PTA-53-57 trên tàu Petya Việt Nam.Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu các tàu khác cũng sử dụng loại ngư lôi cỡ nòng 533mm đó là các tàu phóng lôi loại cũ. Như trong ảnh là loại tàu phóng lôi lớp Shershen đề án 206, trang bị 4 ống phóng ngư lôi OTA-53-206 sử dụng ngư lôi Kiểu 53-65 cỡ 533mm chuyên cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Mặc dù vậy, một số tàu lớp này do thời gian dài hoạt động không còn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, đã được tháo bỏ các ống phóng lôi và chuyển giao cho cảnh sát biển với mục đích làm tàu tuần tra. Ảnh: Tàu phóng lôi 311 lớp Shershen của vùng 1 hải quân.Và loại tàu phóng lôi còn lại là lớp Turya đề án 206M vốn cũng là phiên bản nâng cấp từ các tàu Shershen đề án 206 cũng sử dụng loại ngư lôi Kiểu 53-65 này. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi OTA-53-206M cải tiến sử dụng ngư lôi cỡ 533mm chuyên cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Việt Nam có trong biên chế 5 tàu loại này. Ảnh: Tàu phóng lôi 332 lớp Turya của vùng 3 hải quân.Loại ngư lôi Kiểu 53-65 có trọng lượng 2.100kg, đầu đạn 300kg, dài 7.2m, tầm bắn 22.000m và tốc độ tối đa có thể đạt 44 hải lý/h. Đây cũng là loại ngư lôi phổ biến nhất Việt Nam đang sử dụng. Ảnh: Tàu phóng lôi Shershen phóng ngư lôi 53-65. Nguồn: Truyền hình hải quân.Cuối cùng là loại ngư lôi mới được đưa vào biên chế, sử dụng bởi những tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cặp thứ hai mang số hiệu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung đó là ngư lôi TEST-71 cỡ nòng 533mm. Ảnh: Tàu Gepard 3.9 mang số hiệu 015 Trần Hưng Đạo.Ngư lôi TEST-71 chính thức gia nhập biên chế hải quân Liên Xô từ năm 1971. Nó nặng 1.750kg, dài 7.9m, đầu đạn nặng 205kg, tầm bắn tối đa 25.000m với tốc độ 35 hải lý/h. Ngư lôi dùng 2 cơ cấu ngòi nổ đó là cận đích (cảm biến thủy âm hoặc từ trường) và chạm nổ, trang bị hệ thống đẩy với 2 chân vịt kép và có thể tấn công mục tiêu ở độ sâu đến 400m. Ngoài ra, nó còn được dùng cho cả các tàu ngầm Kilo 636 đang có trong biên chế hải quân Việt Nam. Ảnh: Ngư lôi TEST-71Không những chỉ sử dụng ngư lôi TEST-71 để chống ngầm, các tàu hộ vệ Gepard 3.9 Việt Nam cũng có thể sử dụng các ngư lôi Kiểu 53-65 như các tàu phóng lôi để tấn công tàu mặt nước trong nhiều trường hợp, tuy nhiên nhiệm vụ này có thể để cho các tên lửa chống hạm trên tàu đảm nhiệm. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng ngư lôi 533mm trên tàu Gepard 3.9 Việt Nam. Video Hải quân Việt Nam chế tạo thành công đầu đạn dẫn đường cho ngư lôi - Nguồn: QPVN
Ngư lôi là một loại vũ khí hải quân đã được phát triển từ lâu và phổ biến từ đầu thế kỷ XX trong lĩnh vực vũ khí quân sự. Nó sử dụng động cơ và chạy ngầm dưới mặt nước, lao vào phía dưới thân tàu với tốc độ cao và sức công phá mạnh có thể khiến tàu đối phương bị thương nặng. Sau này, người ta phát triển thêm các phiên bản ngư lôi chống ngầm cho phép nó lặn sâu để tấn công các loại tàu ngầm của đối phương. Nhận thấy sự quan trọng của ngư lôi, hải quân Việt Nam hiện nay đã trang bị nhiều loại ngư lôi cả cho nhiệm vụ chống tàu lẫn chống ngầm cho đội tàu mặt nước của mình. Ảnh: Nạp ngư lôi TEST-71 cho tàu ngầm Kilo của hải quân Nga.
Đầu tiên phải kể đến các tàu hộ vệ săn ngầm Petya đề án 159A hiện đang phục vụ trong biên chế hải quân Việt Nam. Việt Nam sở hữu 3 tàu thuộc lớp này mang số hiệu 13, 15, 17. Đây là các tàu đã qua sử dụng sau một thời gian hoạt động trong hải quân Liên Xô và được chuyển giao cho hải quân Việt Nam vào tháng 12/1983. Tàu Petya đề án 159A trang bị 2 bệ phóng ngư lôi săn ngầm PTA-40-159 sử dụng ngư lôi SET-40UE cỡ nòng 400mm, mỗi bệ phóng có thể mang được 5 quả ngư lôi. Ảnh: Tàu 13 lớp Petya đề án 159A hồi còn màu sơn cũ.
Ngư lôi SET-40UE là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ do Liên Xô phát triển cỡ 400mm. Phiên bản SET-40 ra đời vào năm 1962 và đến năm 1968 thì phiên bản nâng cấp SET-40U được đưa vào sử dụng. Ảnh: Phóng ngư lôi SET-40UE từ tàu Petya.
Ngư lôi nặng 550kg, dài 4.5m, tầm bắn tối đa 8.000m và mang đầu đạn nặng 80kg, tấn công mục tiêu sâu tối đa 200m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h. Trên tàu Petya đề án 159A, các ngư lôi SET-40UE được đặt trong hai bệ phóng PTA-40-159 mỗi bệ phóng chứa năm quả ngư lôi. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng PTA-40-159 trên tàu Petya Việt Nam.
Tháng 12/1978, Liên Xô cũng đã viện trợ cho Việt Nam hai tàu Petya đề án 159E, đây là các tàu chế tạo mới, là phiên bản xuất khẩu của các tàu Petya nội địa, được Việt Nam đánh số hiệu lần lượt là 09 và 11. Tàu đã loại bỏ bớt một bệ phóng ngư lôi PTA-40-159 và thay vào đó là bệ phóng ngư lôi săn ngầm PTA-53-57 cỡ 533mm với sức chứa ba quả ngư lôi. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ tàu 11 thuộc lớp Petya đề án 159E.
Tàu được trang bị các ngư lôi SET-53M cỡ 533mm, vừa có thể sử dụng chống ngầm vừa có thể sử dụng chống hạm. Phiên bản SET-53M là phiên bản cải tiến của ngư lôi SET-53, chính thức ra mắt từ năm 1964. Ảnh: Phóng ngư lôi SET-53M trên tàu Petya.
Ngư lôi SET-53M có trọng lượng 1.480kg, dài 7.8m, đầu đạn nặng 100kg, tầm bắn tối đa 14.000m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h. Trên tàu Petya đề án 159E trang bị một bệ phóng PTA-53-57 chứa được ba ngư lôi SET-53M. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng ngư lôi PTA-53-57 trên tàu Petya Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu các tàu khác cũng sử dụng loại ngư lôi cỡ nòng 533mm đó là các tàu phóng lôi loại cũ. Như trong ảnh là loại tàu phóng lôi lớp Shershen đề án 206, trang bị 4 ống phóng ngư lôi OTA-53-206 sử dụng ngư lôi Kiểu 53-65 cỡ 533mm chuyên cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Mặc dù vậy, một số tàu lớp này do thời gian dài hoạt động không còn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, đã được tháo bỏ các ống phóng lôi và chuyển giao cho cảnh sát biển với mục đích làm tàu tuần tra. Ảnh: Tàu phóng lôi 311 lớp Shershen của vùng 1 hải quân.
Và loại tàu phóng lôi còn lại là lớp Turya đề án 206M vốn cũng là phiên bản nâng cấp từ các tàu Shershen đề án 206 cũng sử dụng loại ngư lôi Kiểu 53-65 này. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi OTA-53-206M cải tiến sử dụng ngư lôi cỡ 533mm chuyên cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Việt Nam có trong biên chế 5 tàu loại này. Ảnh: Tàu phóng lôi 332 lớp Turya của vùng 3 hải quân.
Loại ngư lôi Kiểu 53-65 có trọng lượng 2.100kg, đầu đạn 300kg, dài 7.2m, tầm bắn 22.000m và tốc độ tối đa có thể đạt 44 hải lý/h. Đây cũng là loại ngư lôi phổ biến nhất Việt Nam đang sử dụng. Ảnh: Tàu phóng lôi Shershen phóng ngư lôi 53-65. Nguồn: Truyền hình hải quân.
Cuối cùng là loại ngư lôi mới được đưa vào biên chế, sử dụng bởi những tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cặp thứ hai mang số hiệu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung đó là ngư lôi TEST-71 cỡ nòng 533mm. Ảnh: Tàu Gepard 3.9 mang số hiệu 015 Trần Hưng Đạo.
Ngư lôi TEST-71 chính thức gia nhập biên chế hải quân Liên Xô từ năm 1971. Nó nặng 1.750kg, dài 7.9m, đầu đạn nặng 205kg, tầm bắn tối đa 25.000m với tốc độ 35 hải lý/h. Ngư lôi dùng 2 cơ cấu ngòi nổ đó là cận đích (cảm biến thủy âm hoặc từ trường) và chạm nổ, trang bị hệ thống đẩy với 2 chân vịt kép và có thể tấn công mục tiêu ở độ sâu đến 400m. Ngoài ra, nó còn được dùng cho cả các tàu ngầm Kilo 636 đang có trong biên chế hải quân Việt Nam. Ảnh: Ngư lôi TEST-71
Không những chỉ sử dụng ngư lôi TEST-71 để chống ngầm, các tàu hộ vệ Gepard 3.9 Việt Nam cũng có thể sử dụng các ngư lôi Kiểu 53-65 như các tàu phóng lôi để tấn công tàu mặt nước trong nhiều trường hợp, tuy nhiên nhiệm vụ này có thể để cho các tên lửa chống hạm trên tàu đảm nhiệm. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng ngư lôi 533mm trên tàu Gepard 3.9 Việt Nam.
Video Hải quân Việt Nam chế tạo thành công đầu đạn dẫn đường cho ngư lôi - Nguồn: QPVN