Hợp đồng bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan gồm 18 ngư lôi hạng nặng MK-48 Mod6 và các thiết bị và công nghệ liên quan cho Đài Loan, với số tiền khoảng 180 triệu USD. Hợp đồng mua bán vũ khí này làm Trung Quốc tức giận và lo lắng. Ảnh: Ngư lôi MK-48 của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.Ngoài số ngư lôi, hợp đồng còn bao gồm phụ tùng, thiết bị hỗ trợ và thử nghiệm, hướng dẫn vận hành, tài liệu kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ huấn luyện và kỹ thuật. Ảnh: Kiểm tra kỹ thuật ngư lôi MK-48. Nguồn: Hải quân Mỹ.Hiệu suất và sức mạnh của ngư lôi MK-48 Mod6 như thế nào? Hiệu quả chiến đấu của tàu ngầm Đài Loan sẽ được cải thiện như thế nào sau khi Đài Loan trang bị loại ngư lôi như vậy? Số ngư lôi MK-48 Mod6 sẽ ảnh hưởng đến tình hình ở eo biển Đài Loan như thế nào? Đó là những câu hỏi được giới phân tích quân sự Trung Quốc mổ sẻ rất kỹ. Ảnh: Phóng thử kiểm tra ngư lôi MK-48 của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.Ngư lôi MK-48 mod6 là loại ngư lôi dẫn đường tự động, với sonar tiên tiến, dùng hệ thống dẫn đường, điều khiển và ngòi nổ kỹ thuật số, cùng hệ thống đẩy cải tiến. Hệ thống đường dẫn kỹ thuật số của MK-48 mod6 đã được nâng cấp nhiều lần, để có thể đáp ứng với các mối đe dọa thay đổi. Ảnh: Ngư lôi MK-48 của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.MK48 Mod6 chủ yếu được sử dụng cho tàu ngầm làm nhiệm vụ chống ngầm, và đã được hải quân nhiều quốc gia trang bị. MK-48 Mod6 được đánh giá là loại ngư lôi hạng nặng tốt nhất thế giới. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio phóng ngư lôi MK-48 Mod6. Nguồn: Hải quân Mỹ.Trong thời điểm hiện tại, MK-48 Mod6 không còn là phiên bản tiên tiến nhất trong dòng MK-48. Nhưng từ góc độ để đối phó với Hải quân Trung Quốc, MK-48 Mod6 vẫn là vũ khí đóng góp không nhỏ vào chiến lược chiến tranh bất đối xứng của Đài Loan; đồng thời duy trì sự cân bằng sức mạnh chiến đấu dưới nước ở eo biển Đài Loan hiện nay. Ảnh: Nạp ngư lôi MK-48 vào tàu ngầm lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.Muốn phát huy hết tính năng kỹ chiến thuật của loại ngư lôi tiên tiến như MK-48 Mod6, thì phải có phương tiện mang phóng hiệu suất cao như tàu ngầm hạt nhân Ohio trong biên chế của Hải quân Mỹ; nhưng hải quân Đài Loan không thể tìm ra một "con ngựa tốt" như vậy để phù hợp với một "chiếc yên tốt" như MK-48. Ảnh: Tàu ngầm lớp Ohio là loại tốt nhất mà Hải quân Mỹ từng sở hữu. Ảnh: The National InterestHải quân Đài Loan chỉ có hai tàu ngầm thông thường duy nhất, thuộc lớp tàu Hải Long, do Hà Lan đóng vào những năm 1980. Tháng 10/1986, Hải Long gia nhập Hải quân Đài Loan với số hiệu 793; chiếc thứ hai mang tiên Hổ Biển với số hiệu 794 được hạ thủy vào tháng 12/1986 và được đưa vào sử dụng vào tháng 4/1988. Cả hai tàu ngầm đã phục vụ hơn 30 năm và đã gần hết niên hạn sử dụng. Ảnh: Tàu ngầm lớp Hải Long của Đài Loan. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.Do đưa vào biên chế đã lâu và không được nâng cấp, do việc bao vây, cấm vận của Trung Quốc đại lục, do vậy khả năng chiến đấu của lớp tàu Hải Long này rất hạn chế; các hệ thống sonar, radar và quan sát khác kém tiên tiến hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm lớp Hải Long của Đài Loan. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.Tàu ngầm Hải Long ban đầu được trang bị ngư lôi chống tàu loại AEG SUT 264 của Đức. Ngư lôi này dài 6,15 m và đường kính 533 mm; cự ly tiêu diệt tối đa mục tiêu 12 km, sử dụng đầu đạn nặng 250 kg; có thể được sử dụng trong môi trường nước sâu hoặc nước nông. Tuy nhiên những ngư lôi này được trang bị đồng thời với loại tàu ngầm này và cũng đã hết niên hạn sử dụng. Ảnh: Ngư lôi AEG SUT 264 của Đức. Nguồn: infodefenceĐể thay thế ngư lôi AEG SUT 264 bằng ngư lôi MK48, có một vấn đề kỹ thuật đặt ra là, liệu loại ngư lôi mới có phù hợp với nền tảng của loại tàu ngầm đã chế tạo cách đây 30 năm?Việc thiết kế và sản xuất ngư lôi hạng nặng là rất nghiêm ngặt và chính xác, ngư lôi phải được liên kết chặt chẽ với hệ thống khởi động và hệ thống điều khiển. Nói cách khác, vẫn chưa biết liệu ngư lôi Mk48 Mod 6 có thể thích ứng với tàu ngầm lớp Hải Long hay không? Nếu Đài Loan sửa đổi ống phóng ngư lôi, hệ thống điều khiển thì chi phí kỹ thuật của nó sẽ tăng lên rất nhiều. Ảnh: Nạp ngư lôi Mk-48 vào tàu ngầm. Nguồn: Hải quân Mỹ.Cho dù có ngư lôi có tốt đến đâu, thì cần một cấp độ huấn luyện tốt để có thể phát huy sức mạnh chiến đấu của nó. Do số lượng tàu ngầm của Đài Loan ít, nên ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chiến đấu và trình độ huấn luyện. Trong nhiều thập kỷ, có rất ít thành tích huấn luyện chiến đấu lớn, nhưng cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, mặc dù là không lớn. Ảnh: Tàu ngầm lớp Hải Long của Đài Loan. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.Ví dụ vào năm 2003, tàu ngầm Hải Long 793 đã tham gia cuộc tập trận Hàn Quảng 19. Trong cuộc phóng thử ngư lôi đầu tiên, quả ngư lôi AEG SUT 264 do Đức sản xuất đã bị mất tín hiệu điều khiển, khiến tàu Hải Long 793 phải lập tức sơ tán vì sợ ngư lôi tự dẫn lại; rất may quả ngư lôi đó bị ngắt kết nối, sau đó trôi dạt vào bãi biển như một con cá heo bị mắc cạn. Ảnh: Tàu ngầm của Đài Loan huấn luyện trên biển. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.Ngay cả hải quân Đài Loan được trang bị ngư lôi tiên tiến như MK48 Mod6, nhiều câu hỏi nghi ngờ đó là Hải quân Đài Loan có đủ năng lực để sử dụng và phát huy được hết hiệu suất loại ngư lôi tiên tiến như vậy, khi họ vẫn bộc lộ những yếu kém trong huấn luyện. Ảnh: Tàu ngầm của Đài Loan huấn luyện phóng ngư lôi. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.Thực tế hiện nay số tàu ngầm của Hải quân Đài Loan đã gần hết niên hạn sử dụng, do vậy câu hỏi đặt ra là với số ngư lôi MK-48 Mod6 rất hiện đại như vậy, họ sẽ khai thác và sử dụng như thế nào, để tạo ra mối răn đe với lực lượng Hải quân rất hùng mạnh của Trung Quốc đại lục? Ảnh: Tàu ngầm của Đài Loan. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan. Video Tại sao ngư lôi là vũ khí vô cùng lạc hậu nhưng lại cực kỳ nguy hiểm? - Nguồn: QPVN
Hợp đồng bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan gồm 18 ngư lôi hạng nặng MK-48 Mod6 và các thiết bị và công nghệ liên quan cho Đài Loan, với số tiền khoảng 180 triệu USD. Hợp đồng mua bán vũ khí này làm Trung Quốc tức giận và lo lắng. Ảnh: Ngư lôi MK-48 của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Ngoài số ngư lôi, hợp đồng còn bao gồm phụ tùng, thiết bị hỗ trợ và thử nghiệm, hướng dẫn vận hành, tài liệu kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ huấn luyện và kỹ thuật. Ảnh: Kiểm tra kỹ thuật ngư lôi MK-48. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hiệu suất và sức mạnh của ngư lôi MK-48 Mod6 như thế nào? Hiệu quả chiến đấu của tàu ngầm Đài Loan sẽ được cải thiện như thế nào sau khi Đài Loan trang bị loại ngư lôi như vậy? Số ngư lôi MK-48 Mod6 sẽ ảnh hưởng đến tình hình ở eo biển Đài Loan như thế nào? Đó là những câu hỏi được giới phân tích quân sự Trung Quốc mổ sẻ rất kỹ. Ảnh: Phóng thử kiểm tra ngư lôi MK-48 của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Ngư lôi MK-48 mod6 là loại ngư lôi dẫn đường tự động, với sonar tiên tiến, dùng hệ thống dẫn đường, điều khiển và ngòi nổ kỹ thuật số, cùng hệ thống đẩy cải tiến. Hệ thống đường dẫn kỹ thuật số của MK-48 mod6 đã được nâng cấp nhiều lần, để có thể đáp ứng với các mối đe dọa thay đổi. Ảnh: Ngư lôi MK-48 của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.
MK48 Mod6 chủ yếu được sử dụng cho tàu ngầm làm nhiệm vụ chống ngầm, và đã được hải quân nhiều quốc gia trang bị. MK-48 Mod6 được đánh giá là loại ngư lôi hạng nặng tốt nhất thế giới. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio phóng ngư lôi MK-48 Mod6. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Trong thời điểm hiện tại, MK-48 Mod6 không còn là phiên bản tiên tiến nhất trong dòng MK-48. Nhưng từ góc độ để đối phó với Hải quân Trung Quốc, MK-48 Mod6 vẫn là vũ khí đóng góp không nhỏ vào chiến lược chiến tranh bất đối xứng của Đài Loan; đồng thời duy trì sự cân bằng sức mạnh chiến đấu dưới nước ở eo biển Đài Loan hiện nay. Ảnh: Nạp ngư lôi MK-48 vào tàu ngầm lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Muốn phát huy hết tính năng kỹ chiến thuật của loại ngư lôi tiên tiến như MK-48 Mod6, thì phải có phương tiện mang phóng hiệu suất cao như tàu ngầm hạt nhân Ohio trong biên chế của Hải quân Mỹ; nhưng hải quân Đài Loan không thể tìm ra một "con ngựa tốt" như vậy để phù hợp với một "chiếc yên tốt" như MK-48. Ảnh: Tàu ngầm lớp Ohio là loại tốt nhất mà Hải quân Mỹ từng sở hữu. Ảnh: The National Interest
Hải quân Đài Loan chỉ có hai tàu ngầm thông thường duy nhất, thuộc lớp tàu Hải Long, do Hà Lan đóng vào những năm 1980. Tháng 10/1986, Hải Long gia nhập Hải quân Đài Loan với số hiệu 793; chiếc thứ hai mang tiên Hổ Biển với số hiệu 794 được hạ thủy vào tháng 12/1986 và được đưa vào sử dụng vào tháng 4/1988. Cả hai tàu ngầm đã phục vụ hơn 30 năm và đã gần hết niên hạn sử dụng. Ảnh: Tàu ngầm lớp Hải Long của Đài Loan. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.
Do đưa vào biên chế đã lâu và không được nâng cấp, do việc bao vây, cấm vận của Trung Quốc đại lục, do vậy khả năng chiến đấu của lớp tàu Hải Long này rất hạn chế; các hệ thống sonar, radar và quan sát khác kém tiên tiến hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm lớp Hải Long của Đài Loan. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.
Tàu ngầm Hải Long ban đầu được trang bị ngư lôi chống tàu loại AEG SUT 264 của Đức. Ngư lôi này dài 6,15 m và đường kính 533 mm; cự ly tiêu diệt tối đa mục tiêu 12 km, sử dụng đầu đạn nặng 250 kg; có thể được sử dụng trong môi trường nước sâu hoặc nước nông. Tuy nhiên những ngư lôi này được trang bị đồng thời với loại tàu ngầm này và cũng đã hết niên hạn sử dụng. Ảnh: Ngư lôi AEG SUT 264 của Đức. Nguồn: infodefence
Để thay thế ngư lôi AEG SUT 264 bằng ngư lôi MK48, có một vấn đề kỹ thuật đặt ra là, liệu loại ngư lôi mới có phù hợp với nền tảng của loại tàu ngầm đã chế tạo cách đây 30 năm?
Việc thiết kế và sản xuất ngư lôi hạng nặng là rất nghiêm ngặt và chính xác, ngư lôi phải được liên kết chặt chẽ với hệ thống khởi động và hệ thống điều khiển. Nói cách khác, vẫn chưa biết liệu ngư lôi Mk48 Mod 6 có thể thích ứng với tàu ngầm lớp Hải Long hay không? Nếu Đài Loan sửa đổi ống phóng ngư lôi, hệ thống điều khiển thì chi phí kỹ thuật của nó sẽ tăng lên rất nhiều. Ảnh: Nạp ngư lôi Mk-48 vào tàu ngầm. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Cho dù có ngư lôi có tốt đến đâu, thì cần một cấp độ huấn luyện tốt để có thể phát huy sức mạnh chiến đấu của nó. Do số lượng tàu ngầm của Đài Loan ít, nên ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chiến đấu và trình độ huấn luyện. Trong nhiều thập kỷ, có rất ít thành tích huấn luyện chiến đấu lớn, nhưng cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, mặc dù là không lớn. Ảnh: Tàu ngầm lớp Hải Long của Đài Loan. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.
Ví dụ vào năm 2003, tàu ngầm Hải Long 793 đã tham gia cuộc tập trận Hàn Quảng 19. Trong cuộc phóng thử ngư lôi đầu tiên, quả ngư lôi AEG SUT 264 do Đức sản xuất đã bị mất tín hiệu điều khiển, khiến tàu Hải Long 793 phải lập tức sơ tán vì sợ ngư lôi tự dẫn lại; rất may quả ngư lôi đó bị ngắt kết nối, sau đó trôi dạt vào bãi biển như một con cá heo bị mắc cạn. Ảnh: Tàu ngầm của Đài Loan huấn luyện trên biển. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.
Ngay cả hải quân Đài Loan được trang bị ngư lôi tiên tiến như MK48 Mod6, nhiều câu hỏi nghi ngờ đó là Hải quân Đài Loan có đủ năng lực để sử dụng và phát huy được hết hiệu suất loại ngư lôi tiên tiến như vậy, khi họ vẫn bộc lộ những yếu kém trong huấn luyện. Ảnh: Tàu ngầm của Đài Loan huấn luyện phóng ngư lôi. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.
Thực tế hiện nay số tàu ngầm của Hải quân Đài Loan đã gần hết niên hạn sử dụng, do vậy câu hỏi đặt ra là với số ngư lôi MK-48 Mod6 rất hiện đại như vậy, họ sẽ khai thác và sử dụng như thế nào, để tạo ra mối răn đe với lực lượng Hải quân rất hùng mạnh của Trung Quốc đại lục? Ảnh: Tàu ngầm của Đài Loan. Nguồn: Cơ quan quốc phòng Đài Loan.
Video Tại sao ngư lôi là vũ khí vô cùng lạc hậu nhưng lại cực kỳ nguy hiểm? - Nguồn: QPVN