Báo chí Mỹ cho biết, buổi lễ cắt thép đã được tổ chức tại Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries (HII), đánh dấu thời điểm bắt đầu công việc chế tạo tàu sân bay thứ tư thuộc lớp Gerald Ford cho Hải quân Mỹ.Hàng không mẫu hạm tương lai của hạm đội Mỹ mang số hiệu CVN-81 và tên định danh Doris Miller nhằm tưởng niệm một thủy thủ da đen của Hải quân Mỹ - người từng phục vụ trên thiết giáp hạm West Virginia vào năm 1941.Khi đó các thủy thủ da đen chỉ làm việc trên chiến hạm trong vai trò nhân viên phục vụ, họ không được phép sử dụng các hệ thống vũ khí trang bị cho tàu.Tuy vậy trong tình cảnh hỗn loạn của cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng do Hải quân Nhật tiến hành, Doris Miller đã sử dụng súng phòng không và bắn rơi ít nhất một máy bay địch.Nhằm ghi nhận chiến công này và một số thành tích khác, người thủy thủ trên đã được trao phần thưởng cao quý nhất đó là Huân chương Chữ thập Hải quân. Năm 1943, Doris Miller thiệt mạng khi đang phục vụ trên tàu sân bay hộ tống Liskom Bay.Theo thông báo, Nhà máy HII sẽ đóng tổng cộng 2 tàu sân bay loại này. Quá trình chế tạo chiếc Doris Miller sẽ diễn ra hoàn toàn bằng cách sử dụng bản vẽ kỹ thuật số, loại bỏ tất cả bản vẽ giấy truyền thống.Lớp tàu sân bay Gerald Ford được trang bị máy phóng điện từ theo lập trình mới, thang máy vận chuyển đạn dược, sàn cất cánh và tháp chỉ huy được thiết kế lại, đồng thời tăng gấp đôi sản lượng điện so với các tàu lớp Nimitz trước đó nhờ lò phản ứng tiên tiến hơn.Những hàng không mẫu hạm lớp Gerald Ford có kích thước khổng lồ với lượng giãn nước đầy tải 100.000 tấn, chiều dài 337 m và chiều rộng 78 m, có khả năng mang theo 75 - 90 phi cơ khi thực hiện nhiệm vụ.Mặc dù kích thước lớn nhưng tàu sân bay lớp Gerald Ford vẫn có thể di chuyển với tốc độ 30 hải lý/h (55,6 km/h), nhằm nhanh chóng hiện diện tại bất cứ địa điểm nào trên khắp hành tinh.Tầm hoạt động của tàu không giới hạn, chỉ phụ thuộc vào lượng lương thực thực phẩm mang theo, thời gian tái nạp thanh nhiên liệu hạt nhân của lò phản ứng theo quy định là 25 năm.Vũ khí của tàu gồm 2 bệ phóng tên lửa RIM-162 Evolve SeaSparrow và RIM-166 Rolling Airframe. Các tàu sân bay tương lai thuộc lớp sẽ được nâng cấp bằng pháo laser và hệ thống giáp tiêu tán năng lượng để bảo vệ chống lại tên lửa dẫn đường GPS tốc độ cao.Sức mạnh của tàu sân bay hạt nhân lớp Gerald Ford chính là tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35C Lightning II thay vì F/A-18E/F Super Hornet như hiện nay.Do áp dụng những công nghệ cao nhất mà chi phí của lớp siêu hàng không mẫu hạm này cũng rất khổng lồ, ước tính số tiền yêu cầu đối với chiếc CVN-81 Doris Miller sẽ vào khoảng 14,5 - 16,5 tỷ USD.Như vậy bất chấp những lo ngại về thời kỳ của tàu sân bay đã qua hay cần thiết phải thu gọn quy mô các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm, Hải quân Mỹ vẫn quyết định đầu tư vào siêu tàu sân bay lớp Gerald Ford nhằm duy trì ưu thế tuyệt đối của mình trên các đại dương trong thế kỷ 21.
Báo chí Mỹ cho biết, buổi lễ cắt thép đã được tổ chức tại Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries (HII), đánh dấu thời điểm bắt đầu công việc chế tạo tàu sân bay thứ tư thuộc lớp Gerald Ford cho Hải quân Mỹ.
Hàng không mẫu hạm tương lai của hạm đội Mỹ mang số hiệu CVN-81 và tên định danh Doris Miller nhằm tưởng niệm một thủy thủ da đen của Hải quân Mỹ - người từng phục vụ trên thiết giáp hạm West Virginia vào năm 1941.
Khi đó các thủy thủ da đen chỉ làm việc trên chiến hạm trong vai trò nhân viên phục vụ, họ không được phép sử dụng các hệ thống vũ khí trang bị cho tàu.
Tuy vậy trong tình cảnh hỗn loạn của cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng do Hải quân Nhật tiến hành, Doris Miller đã sử dụng súng phòng không và bắn rơi ít nhất một máy bay địch.
Nhằm ghi nhận chiến công này và một số thành tích khác, người thủy thủ trên đã được trao phần thưởng cao quý nhất đó là Huân chương Chữ thập Hải quân. Năm 1943, Doris Miller thiệt mạng khi đang phục vụ trên tàu sân bay hộ tống Liskom Bay.
Theo thông báo, Nhà máy HII sẽ đóng tổng cộng 2 tàu sân bay loại này. Quá trình chế tạo chiếc Doris Miller sẽ diễn ra hoàn toàn bằng cách sử dụng bản vẽ kỹ thuật số, loại bỏ tất cả bản vẽ giấy truyền thống.
Lớp tàu sân bay Gerald Ford được trang bị máy phóng điện từ theo lập trình mới, thang máy vận chuyển đạn dược, sàn cất cánh và tháp chỉ huy được thiết kế lại, đồng thời tăng gấp đôi sản lượng điện so với các tàu lớp Nimitz trước đó nhờ lò phản ứng tiên tiến hơn.
Những hàng không mẫu hạm lớp Gerald Ford có kích thước khổng lồ với lượng giãn nước đầy tải 100.000 tấn, chiều dài 337 m và chiều rộng 78 m, có khả năng mang theo 75 - 90 phi cơ khi thực hiện nhiệm vụ.
Mặc dù kích thước lớn nhưng tàu sân bay lớp Gerald Ford vẫn có thể di chuyển với tốc độ 30 hải lý/h (55,6 km/h), nhằm nhanh chóng hiện diện tại bất cứ địa điểm nào trên khắp hành tinh.
Tầm hoạt động của tàu không giới hạn, chỉ phụ thuộc vào lượng lương thực thực phẩm mang theo, thời gian tái nạp thanh nhiên liệu hạt nhân của lò phản ứng theo quy định là 25 năm.
Vũ khí của tàu gồm 2 bệ phóng tên lửa RIM-162 Evolve SeaSparrow và RIM-166 Rolling Airframe. Các tàu sân bay tương lai thuộc lớp sẽ được nâng cấp bằng pháo laser và hệ thống giáp tiêu tán năng lượng để bảo vệ chống lại tên lửa dẫn đường GPS tốc độ cao.
Sức mạnh của tàu sân bay hạt nhân lớp Gerald Ford chính là tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35C Lightning II thay vì F/A-18E/F Super Hornet như hiện nay.
Do áp dụng những công nghệ cao nhất mà chi phí của lớp siêu hàng không mẫu hạm này cũng rất khổng lồ, ước tính số tiền yêu cầu đối với chiếc CVN-81 Doris Miller sẽ vào khoảng 14,5 - 16,5 tỷ USD.
Như vậy bất chấp những lo ngại về thời kỳ của tàu sân bay đã qua hay cần thiết phải thu gọn quy mô các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm, Hải quân Mỹ vẫn quyết định đầu tư vào siêu tàu sân bay lớp Gerald Ford nhằm duy trì ưu thế tuyệt đối của mình trên các đại dương trong thế kỷ 21.