Cục Thiết kế Neva của Nga, đã tiết lộ về dự án đang thiết kế "TASS", bao gồm một tàu sân bay đời mới cỡ trung, một con tàu tàu tấn công đổ bộ. So với tàu sân bay lớp Storm và tàu khu trục chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Leader, kế hoạch này khả thi hơn và phù hợp hơn với điều kiện hiện tại của Nga. Cục thiết kế Neva, là một trong những đơn vị thiết kế tàu lâu đời nhất ở Nga. Trong 90 năm qua, Neva đã thiết kế các loại tàu lớn như tàu khu trục lớp Fury, tàu tuần dương lớp Sverdlov, tàu sân bay trực thăng lớp Moscow, tàu sân bay lớp Kiev và Kuznetsov cho Liên Xô và sau này là Nga. Tàu sân bay mới có tên là Varan, có lượng choán nước khoảng 45.000 tấn, chiều dài khoảng 250m và chiều rộng khoảng 65m. Varan có mớm nước khoảng 9m và tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ. Dự kiến Varan có thể chở 24 tiêm kích đa năng, 6 trực thăng và 20 máy bay không người lái.Thiết kế boong của tàu sân bay Varan rất độc đáo, nó không sử dụng chế độ cất cánh trượt tuyết thông thường như các tàu sân bay hiện tại, boong phía trước của nó được thiết kế hoàn toàn bằng phẳng. Hệ thống dây hãm của Varan áp dụng thiết kế cáp 3 chặn để làm giảm tốc độ khi máy bay đáp trên mặt sàn tàu. Trong quá trình thiết kế các loại dây hãm, việc lắp 3 hay 4 cáp luôn là một chủ đề tranh cãi. Việc lắp bốn dây hãm bảo đảm “an toàn” hơn khi thu hồi các máy bay trên tàu sân bay, trong khi các tàu sân bay nhỏ thường lắp ba dây hãm để tiết kiệm không gian. Hiện nay, các tàu sân bay có mặt boong cong hầu như đều áp dụng thiết kế 4 cáp hãm. Tuy nhiên chi phí của 3 dây cáp hãm ít hơn, không gian nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn và việc bảo trì cũng ít khó khăn hơn. Trên cơ sở bảo đảm an toàn, của việc thu hồi máy bay trên tàu sân bay cũng không bị ảnh hưởng nhiều, vì vậy thiết kế ba dây cáp hãm là thiết kế đã được lựa chọn cho hàng không mẫu hạm Varan. Tàu Varan có thiết kế boong cũng rất khác biệt. Varan sử dụng cấu trúc sàn đáp hình vuông tương tự như tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh, có thể tăng tối đa diện tích boong và tăng số lần xuất kích. Ngoài ra, các tiêm kích hạm MiG-29K có chiều dài nhỏ nên toàn bộ boong đáp được chia theo boong góc xiên, giúp tăng diện tích mặt sàn. Tàu sân bay có thiết kế tàng hình tốt nhất hiện nay là Queen Elizabeth của Anh. Nhưng khả năng tàng hình vẫn thua xa thiết kế của các tàu khu trục. Vì vậy, Varan đã áp dụng tối đa các thiết kế tàng hình của tàu khu trục, hạ thấp độ cao của tháp điều khiển chỉ huy, đây là điều chưa từng được thử nghiệm.Kết cấu đảo tàu bao gồm cầu hàng không, cầu dẫn đường, cầu chỉ huy và khoang thiết bị điện tử. Vai trò của cầu hàng không tương tự như tháp điều khiển không lưu của sân bay, chịu trách nhiệm điều hành máy bay trên boong. Cùng với cầu chỉ huy, là nơi chỉ huy đội hình hoạt động, cũng cần phải có đủ không gian và tầm quan sát. Tuy nhiên, tàu Varan hiện được đánh giá là có nhiều hạn chế trong thiết kế của đảo tàu. Qua bản thiết kế đảo tàu Varan, có thể thấy đã hợp nhất cầu dẫn đường với cầu chỉ huy, trong khi cầu hàng không nằm khuất trong góc, nơi hạn chế tầm nhìn. Vì thiết kế nhỏ gọn của đảo tàu, nên cũng hạn chế khả năng trang bị đủ thiết bị radar điện tử. Trên tàu Varan, cũng không triển khai nhiều vũ khí, Varan hoàn toàn không lắp đặt vũ khí tự vệ. Vì vậy, đảo tàu không cần trang bị quá nhiều thiết bị điện tử radar, giúp tàu tăng khả năng tàng hình. Ngoài ra, đảo tàu của tàu sân bay Varan không có cấu trúc giống như ống khói, qua thiết kế có thể đoán được con tàu sử dụng năng lượng hạt nhân. Nhưng khả năng đóng tàu lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga, vẫn đang là một vấn để phức tạp. Tốc độ của Varan khoảng 26 hải lý/giờ, gần tương đương với tốc độ của lớp Queen Elizabeth của Anh và tàu sân bay mới của Pháp. Nga muốn có một lớp tàu sân bay mới có khả năng cơ động linh hoạt hơn so với các lớp tàu sân bay cũ. Theo kinh nghiệm của Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle nặng 42.500 tấn có thể đạt vận tốc 27 hải lý/giờ với hai lò phản ứng nhiệt điện 150 MW. Và Varan sử dụng hai lò 190/175 MW. Lò phản ứng cho phép tàu sân bay 45.000 tấn chạy với tốc độ không dưới 26 hải lý/giờ. Dù không thể cạnh tranh trực tiếp với các mẫu tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ, nhưng Varan vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu hoạt động của Nga, duy trì sự hiện diện quân sự tại các khu vực trọng yếu và chống lại các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, do đó khả năng tác chiến của Hải quân Nga vẫn được cải thiện đáng kể.
Cục Thiết kế Neva của Nga, đã tiết lộ về dự án đang thiết kế "TASS", bao gồm một tàu sân bay đời mới cỡ trung, một con tàu tàu tấn công đổ bộ. So với tàu sân bay lớp Storm và tàu khu trục chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Leader, kế hoạch này khả thi hơn và phù hợp hơn với điều kiện hiện tại của Nga.
Cục thiết kế Neva, là một trong những đơn vị thiết kế tàu lâu đời nhất ở Nga. Trong 90 năm qua, Neva đã thiết kế các loại tàu lớn như tàu khu trục lớp Fury, tàu tuần dương lớp Sverdlov, tàu sân bay trực thăng lớp Moscow, tàu sân bay lớp Kiev và Kuznetsov cho Liên Xô và sau này là Nga.
Tàu sân bay mới có tên là Varan, có lượng choán nước khoảng 45.000 tấn, chiều dài khoảng 250m và chiều rộng khoảng 65m. Varan có mớm nước khoảng 9m và tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ. Dự kiến Varan có thể chở 24 tiêm kích đa năng, 6 trực thăng và 20 máy bay không người lái.
Thiết kế boong của tàu sân bay Varan rất độc đáo, nó không sử dụng chế độ cất cánh trượt tuyết thông thường như các tàu sân bay hiện tại, boong phía trước của nó được thiết kế hoàn toàn bằng phẳng. Hệ thống dây hãm của Varan áp dụng thiết kế cáp 3 chặn để làm giảm tốc độ khi máy bay đáp trên mặt sàn tàu.
Trong quá trình thiết kế các loại dây hãm, việc lắp 3 hay 4 cáp luôn là một chủ đề tranh cãi. Việc lắp bốn dây hãm bảo đảm “an toàn” hơn khi thu hồi các máy bay trên tàu sân bay, trong khi các tàu sân bay nhỏ thường lắp ba dây hãm để tiết kiệm không gian. Hiện nay, các tàu sân bay có mặt boong cong hầu như đều áp dụng thiết kế 4 cáp hãm.
Tuy nhiên chi phí của 3 dây cáp hãm ít hơn, không gian nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn và việc bảo trì cũng ít khó khăn hơn. Trên cơ sở bảo đảm an toàn, của việc thu hồi máy bay trên tàu sân bay cũng không bị ảnh hưởng nhiều, vì vậy thiết kế ba dây cáp hãm là thiết kế đã được lựa chọn cho hàng không mẫu hạm Varan.
Tàu Varan có thiết kế boong cũng rất khác biệt. Varan sử dụng cấu trúc sàn đáp hình vuông tương tự như tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh, có thể tăng tối đa diện tích boong và tăng số lần xuất kích. Ngoài ra, các tiêm kích hạm MiG-29K có chiều dài nhỏ nên toàn bộ boong đáp được chia theo boong góc xiên, giúp tăng diện tích mặt sàn.
Tàu sân bay có thiết kế tàng hình tốt nhất hiện nay là Queen Elizabeth của Anh. Nhưng khả năng tàng hình vẫn thua xa thiết kế của các tàu khu trục. Vì vậy, Varan đã áp dụng tối đa các thiết kế tàng hình của tàu khu trục, hạ thấp độ cao của tháp điều khiển chỉ huy, đây là điều chưa từng được thử nghiệm.
Kết cấu đảo tàu bao gồm cầu hàng không, cầu dẫn đường, cầu chỉ huy và khoang thiết bị điện tử. Vai trò của cầu hàng không tương tự như tháp điều khiển không lưu của sân bay, chịu trách nhiệm điều hành máy bay trên boong. Cùng với cầu chỉ huy, là nơi chỉ huy đội hình hoạt động, cũng cần phải có đủ không gian và tầm quan sát.
Tuy nhiên, tàu Varan hiện được đánh giá là có nhiều hạn chế trong thiết kế của đảo tàu. Qua bản thiết kế đảo tàu Varan, có thể thấy đã hợp nhất cầu dẫn đường với cầu chỉ huy, trong khi cầu hàng không nằm khuất trong góc, nơi hạn chế tầm nhìn.
Vì thiết kế nhỏ gọn của đảo tàu, nên cũng hạn chế khả năng trang bị đủ thiết bị radar điện tử. Trên tàu Varan, cũng không triển khai nhiều vũ khí, Varan hoàn toàn không lắp đặt vũ khí tự vệ. Vì vậy, đảo tàu không cần trang bị quá nhiều thiết bị điện tử radar, giúp tàu tăng khả năng tàng hình.
Ngoài ra, đảo tàu của tàu sân bay Varan không có cấu trúc giống như ống khói, qua thiết kế có thể đoán được con tàu sử dụng năng lượng hạt nhân. Nhưng khả năng đóng tàu lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga, vẫn đang là một vấn để phức tạp.
Tốc độ của Varan khoảng 26 hải lý/giờ, gần tương đương với tốc độ của lớp Queen Elizabeth của Anh và tàu sân bay mới của Pháp. Nga muốn có một lớp tàu sân bay mới có khả năng cơ động linh hoạt hơn so với các lớp tàu sân bay cũ.
Theo kinh nghiệm của Pháp, tàu sân bay Charles de Gaulle nặng 42.500 tấn có thể đạt vận tốc 27 hải lý/giờ với hai lò phản ứng nhiệt điện 150 MW. Và Varan sử dụng hai lò 190/175 MW. Lò phản ứng cho phép tàu sân bay 45.000 tấn chạy với tốc độ không dưới 26 hải lý/giờ.
Dù không thể cạnh tranh trực tiếp với các mẫu tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ, nhưng Varan vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu hoạt động của Nga, duy trì sự hiện diện quân sự tại các khu vực trọng yếu và chống lại các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, do đó khả năng tác chiến của Hải quân Nga vẫn được cải thiện đáng kể.