Mặc cho những yêu cầu từ phía Ukraine, chính quyền Biden cho biết họ vẫn chưa thể đưa ra quyết định có thể gửi các hệ thống MLRS này sang hay không. Mặc dù quyết định vẫn đang trong thời gian xem xét, ông Biden cho biết rằng “Mỹ sẽ không gửi tới Ukraine các hệ thống tên lửa có thể tấn công vào lãnh thổ Nga.” Lo ngại này được cho là để đảm bảo các căng thẳng chiến sự không leo thang.
Các kênh truyền thông đại chúng Nga cũng cho rằng việc Mỹ cung cấp hệ thống tên lửa MLRS tới Ukraine sẽ tương đương với việc “vượt quá giới hạn đỏ.” Một người dẫn chương trình cho biết điều này “là hành động gây hấn và sẽ nhận phản ứng mạnh mẽ từ Nga.”
Mỹ cho biết, quyết định gửi các hệ thống tên lửa tầm xa tới Ukraine hiện vẫn trong thời gian xem xét. Tuy nhiên, “Mỹ sẽ không gửi tới Ukraine các loại tên lửa có tầm sử dụng vượt khỏi biên giới lãnh thổ nước này,” bà Karine Jean-Pierre, Thư ký Báo chí Nhà Trắng cho biết.
Với cuộc chiến dữ dội đang diễn ra tại phía Đông Ukraine, lực lượng nước này đang sử dụng hệ thống pháo M777 do Mỹ cung cấp. Hệ thống này có tầm bắn 18 dặm và được vận hành bởi một tổ đội từ 5 tới 8 người.
Hệ thống MLRS mà Ukraine đang yêu cầu có tầm bắn gấp đôi hoặc thậm chí xa hơn, tùy loại đạn dược sử dụng. Với Tầm bắn lên tới gần 350 km và chỉ cần 3 người để vận hành, hệ thống này đang được Mỹ xem xét hỗ trợ, tuy nhiên họ sẽ giới hạn ở các hệ thống tầm ngắn hơn đáng kể.
Hệ thống MLRS có thể khai hỏa từ 12 tới 18 tên lửa định vị trong vòng 60 giây, và có thể được dựng lên, khai hỏa sau đó lập tức di chuyển tới điểm khác trước khi bị bắn trả.
Mỹ cho biết, nếu sở hữu hệ thống MLRS, lực lượng Ukraine sẽ có khả năng tấn công Nga tại khu vực Donbas, miền Đông Ukraine.