Trang Defense News dẫn nguồn tin quân sự Mỹ, nếu những hệ thống phòng không Nga, đặc biệt là Pantsir-S1 đe dọa đến sự an toàn với hoạt động của Mỹ ở châu Âu hay Trung Đông, quân đội nước này sẽ có nhiều cách khiến nó thành vũ khí vô dụng.Với những máy bay tác chiến điện tử (EW) EC-130H Compass Call đang được triển khai tại những khu vực này, Mỹ đủ sức làm được điều đó. Tại châu Âu, chiếc EC-130H đã nhiều lần tham gia vào cuộc diễn tập tương tác giữa Không quân Mỹ với Ba Lan trong nhiệm vụ đối phó với phòng không Nga đã cho kết quả tuyệt vời.Trong khi đó, EC-130H cũng đã hoạt động rất hiệu quả trên chiến trường Iraq và Syria trong thời gian qua. Và trong trường hợp cần thiết, Mỹ có thể dùng những máy bay tác chiến điện tử này can thiệp khiến hệ thống Pantsir-S1 bắn hết đạn vào những mục tiêu vu vơ."Nếu những hệ thống tên lửa do Nga sản xuất thực sự đe dọa đến lực lượng Mỹ, chúng tôi có thừa khả năng để vô hiệu nó", một vị đại diện của Không quân Mỹ cho biết. Cùng với việc nêu kịch bản tấn công Pantsir-S1, báo Mỹ cũng chỉ ra rằng, thực tế hệ thống pháo - tên lửa phòng không của Nga không đáng sợ như giới quân sự Mỹ thường nhắc đến trong thời gian qua.Defense News cho biết, việc hệ thống Pantsir-S1 trong lực lượng phòng không Syria đã đánh chặn một số tên lửa hành trình Tomahawk hồi năm 2017 và đầu năm 2018 là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vũ khí này không phải là cây đũa thần trị Tomahawk.Bởi bản thân Pantsir-S1 là hệ thống phòng không tầm ngắn, thấp nên phạm vi hiệu dụng của radar của nó là rất thấp, không thể giúp các hệ thống này phát hiện sớm các vụ tấn công của tên lửa hành trình từ khi cuộc tấn công bắt đầu.Đặc biệt, khi tác chiến ở những chiến trường có địa hình phức tạp như ở Syria, vũ khí này sẽ không thể kết nối với những hệ thống khác thành 1 mạng chia sẻ thông tin trinh sát theo thời gian thực; do đó, không thể tạo lập thế trận phòng thủ đủ vững chắc khi cuộc tấn công bắt đầu.Chính vì vậy, Pantsir-S1 chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với tên lửa hành trình (vũ khí thường được Mỹ dùng khi mở màn một cuộc chiến) nhưng lại không phải là yếu tố quyết định đến thành công của chiến dịch chống tập kích đường không và tên lửa hành trình của Mỹ.Đây chính là lý do khiến Mỹ tin rằng, họ có thừa sức để vô hiệu Pantsir-S1 và nhiều vũ khí phòng không của Nga nếu muốn. Ảnh trong bài: Hệ thống Pantsir-S1
Trang Defense News dẫn nguồn tin quân sự Mỹ, nếu những hệ thống phòng không Nga, đặc biệt là Pantsir-S1 đe dọa đến sự an toàn với hoạt động của Mỹ ở châu Âu hay Trung Đông, quân đội nước này sẽ có nhiều cách khiến nó thành vũ khí vô dụng.
Với những máy bay tác chiến điện tử (EW) EC-130H Compass Call đang được triển khai tại những khu vực này, Mỹ đủ sức làm được điều đó. Tại châu Âu, chiếc EC-130H đã nhiều lần tham gia vào cuộc diễn tập tương tác giữa Không quân Mỹ với Ba Lan trong nhiệm vụ đối phó với phòng không Nga đã cho kết quả tuyệt vời.
Trong khi đó, EC-130H cũng đã hoạt động rất hiệu quả trên chiến trường Iraq và Syria trong thời gian qua. Và trong trường hợp cần thiết, Mỹ có thể dùng những máy bay tác chiến điện tử này can thiệp khiến hệ thống Pantsir-S1 bắn hết đạn vào những mục tiêu vu vơ.
"Nếu những hệ thống tên lửa do Nga sản xuất thực sự đe dọa đến lực lượng Mỹ, chúng tôi có thừa khả năng để vô hiệu nó", một vị đại diện của Không quân Mỹ cho biết. Cùng với việc nêu kịch bản tấn công Pantsir-S1, báo Mỹ cũng chỉ ra rằng, thực tế hệ thống pháo - tên lửa phòng không của Nga không đáng sợ như giới quân sự Mỹ thường nhắc đến trong thời gian qua.
Defense News cho biết, việc hệ thống Pantsir-S1 trong lực lượng phòng không Syria đã đánh chặn một số tên lửa hành trình Tomahawk hồi năm 2017 và đầu năm 2018 là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vũ khí này không phải là cây đũa thần trị Tomahawk.
Bởi bản thân Pantsir-S1 là hệ thống phòng không tầm ngắn, thấp nên phạm vi hiệu dụng của radar của nó là rất thấp, không thể giúp các hệ thống này phát hiện sớm các vụ tấn công của tên lửa hành trình từ khi cuộc tấn công bắt đầu.
Đặc biệt, khi tác chiến ở những chiến trường có địa hình phức tạp như ở Syria, vũ khí này sẽ không thể kết nối với những hệ thống khác thành 1 mạng chia sẻ thông tin trinh sát theo thời gian thực; do đó, không thể tạo lập thế trận phòng thủ đủ vững chắc khi cuộc tấn công bắt đầu.
Chính vì vậy, Pantsir-S1 chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với tên lửa hành trình (vũ khí thường được Mỹ dùng khi mở màn một cuộc chiến) nhưng lại không phải là yếu tố quyết định đến thành công của chiến dịch chống tập kích đường không và tên lửa hành trình của Mỹ.
Đây chính là lý do khiến Mỹ tin rằng, họ có thừa sức để vô hiệu Pantsir-S1 và nhiều vũ khí phòng không của Nga nếu muốn. Ảnh trong bài: Hệ thống Pantsir-S1