Hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 được coi là một trong những hệ thống phòng thủ tầm gần cực kỳ nguy hiểm, sự kết hợp giữa pháo và tên lửa đem lại một lưới lửa dày đặc tầm thấp bảo vệ chắc chắn căn cứ trước sức tấn công của đối phương.Hình ảnh hệ thống Pantsir-S1 tại chiến trường Syria.Nga bắt đầu triển khai các vũ khí tới Syria để hỗ trợ chính phủ Syria và cũng là tiêu diệt khủng bố IS vào năm 2014. Tuy nhiên việc triển khai các hệ thống phòng không như S-400 và Pantsir-S1 mãi tới cuối năm 2015 mới được điều sang.Việc triển khai gần như sau thời điểm máy bay Su-24 của Nga bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn cháy. Điều này được Nga giải thích rằng sẽ tránh đi những cuộc tấn công nhằm vào máy bay cũng như căn cứ Nga.Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng hệ thống S-400 chính là bảo vệ căn cứ, chiến đấu cơ Nga, còn hệ thống Pantsir-S1 lại làm cận vệ cho S-400.Hệ thống pháo tên lửa trên Pantsir-S1 có thể lắp đặt trên nhiều loại khí tài chiến đấu khác nhau.Sự gắn kết của Pantsir-S1 với S-400 phần nào cho thấy điểm yếu của hệ thống phòng không có tầm tác chiến xa nhất thế giới này.S-400 là sát thủ tầm trung và tầm cao. Nó có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu bao gồm cả tên lửa đạn đạo nhờ radar cực mạnh có thể quét mục tiêu cách xa vài trăm cây số.Nhưng nó lại có điểm mù nhất định ở tầm thấp khiến khó có thể phát hiện và điều khiển được tên lửa đánh chặn những mục tiêu ở tầm gần.Và ở điểm này Pantsir-S1 lại thể hiện rất tốt. Việc điều Pantsir-S1 cùng với S-400 chính là tạo ra một lưới lửa phòng không đủ kín để bảo vệ căn cứ cũng như chiến đấu cơ của Nga tại Syria.Radar bắt bám mục tiêu và theo dõi hai băng sóng 1RS2-1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 32-36km, theo dõi cách 24-28km với mục tiêu diện tích phản xạ radar 2m2. 1RS2-1 là thành phần đầu của hệ thống điều khiển hỏa lực, phần còn lại là kênh quang - điện với khí tài ảnh nhiệt và hồng ngoại. Với hai kênh dẫn đường này cho phép Pantsir-S1 tấn công hai mục tiêu cùng lúc.Hai bên tháp pháo được lắp đặt 12 ống phóng chứa tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E với tầm bắn tối đa 20km, độ cao bắn hạ 15km.Ngoài ra còn có hai pháo tự động 2A38M cỡ 30mm có tốc độ bắn 2.500 phát/khẩu, tầm bắn hiệu quả 20m tới 4km, độ cao từ 0m tới 3km.Với mật độ hỏa lực tạo ra ở tầm thấp, gần như không có mục tiêu nào có thể chạy thoát khỏi tầm ngắm của hệ thống này.Việc Nga bất ngờ triển khai Pantsir-S1 cùng với S-400 cho thấy đây là cặp vũ khí kết hợp với nhau có thể làm cho máy bay chiến đấu đối phương bị tiêu diệt ngay một khi lọt vào tầm ngắm của chúng.
Hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 được coi là một trong những hệ thống phòng thủ tầm gần cực kỳ nguy hiểm, sự kết hợp giữa pháo và tên lửa đem lại một lưới lửa dày đặc tầm thấp bảo vệ chắc chắn căn cứ trước sức tấn công của đối phương.
Hình ảnh hệ thống Pantsir-S1 tại chiến trường Syria.
Nga bắt đầu triển khai các vũ khí tới Syria để hỗ trợ chính phủ Syria và cũng là tiêu diệt khủng bố IS vào năm 2014. Tuy nhiên việc triển khai các hệ thống phòng không như S-400 và Pantsir-S1 mãi tới cuối năm 2015 mới được điều sang.
Việc triển khai gần như sau thời điểm máy bay Su-24 của Nga bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn cháy. Điều này được Nga giải thích rằng sẽ tránh đi những cuộc tấn công nhằm vào máy bay cũng như căn cứ Nga.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng hệ thống S-400 chính là bảo vệ căn cứ, chiến đấu cơ Nga, còn hệ thống Pantsir-S1 lại làm cận vệ cho S-400.
Hệ thống pháo tên lửa trên Pantsir-S1 có thể lắp đặt trên nhiều loại khí tài chiến đấu khác nhau.
Sự gắn kết của Pantsir-S1 với S-400 phần nào cho thấy điểm yếu của hệ thống phòng không có tầm tác chiến xa nhất thế giới này.
S-400 là sát thủ tầm trung và tầm cao. Nó có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu bao gồm cả tên lửa đạn đạo nhờ radar cực mạnh có thể quét mục tiêu cách xa vài trăm cây số.
Nhưng nó lại có điểm mù nhất định ở tầm thấp khiến khó có thể phát hiện và điều khiển được tên lửa đánh chặn những mục tiêu ở tầm gần.
Và ở điểm này Pantsir-S1 lại thể hiện rất tốt. Việc điều Pantsir-S1 cùng với S-400 chính là tạo ra một lưới lửa phòng không đủ kín để bảo vệ căn cứ cũng như chiến đấu cơ của Nga tại Syria.
Radar bắt bám mục tiêu và theo dõi hai băng sóng 1RS2-1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 32-36km, theo dõi cách 24-28km với mục tiêu diện tích phản xạ radar 2m2. 1RS2-1 là thành phần đầu của hệ thống điều khiển hỏa lực, phần còn lại là kênh quang - điện với khí tài ảnh nhiệt và hồng ngoại. Với hai kênh dẫn đường này cho phép Pantsir-S1 tấn công hai mục tiêu cùng lúc.
Hai bên tháp pháo được lắp đặt 12 ống phóng chứa tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E với tầm bắn tối đa 20km, độ cao bắn hạ 15km.
Ngoài ra còn có hai pháo tự động 2A38M cỡ 30mm có tốc độ bắn 2.500 phát/khẩu, tầm bắn hiệu quả 20m tới 4km, độ cao từ 0m tới 3km.
Với mật độ hỏa lực tạo ra ở tầm thấp, gần như không có mục tiêu nào có thể chạy thoát khỏi tầm ngắm của hệ thống này.
Việc Nga bất ngờ triển khai Pantsir-S1 cùng với S-400 cho thấy đây là cặp vũ khí kết hợp với nhau có thể làm cho máy bay chiến đấu đối phương bị tiêu diệt ngay một khi lọt vào tầm ngắm của chúng.