Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria bị tên lửa của Israel tiệu diệt vì nó không ở trong trạng thái chiến đấu. Hình ảnh khoảng khắc tên lửa Israel lao tới phá hủy tổ hợp Pantsir-S1 của Syria trong đợt không kích đêm 10/5.Tiến sĩ Sivkov còn nhận định, có 70 tên lửa Israel tham gia tấn công và hầu hết chúng đều nhằm vào các hệ thống phòng không Syria. Còn tên lửa được Israel sử dụng để phá hủy Pantsir-S1 là loại tên lửa tấn công cỡ nhỏ, với tầm tấn công khoảng 25 km, gần như là loại tên lửa chống tăng và bay với tốc độ cận âm.“Xét theo cách thức mà tổ hợp Pantsir-S1 bị phá hủy thì nó đang không ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu” ông Sivkov nhận định. Theo ông, đội điều khiển tổ hợp đang đứng cạnh đó và không sử dụng vũ khí. Ông Sivkov lưu ý rằng nếu Pantsir-S1 ở tình trạng chiến đấu thì nó đã có thể bắn hạ mối đe dọa.Dựa vào những hình ảnh cuối cùng tên lửa Israel ghi lại trước khi phá hủy Pantsir-S1 có thể thấy tổ đội điều khiển của tổ hợp phòng không này đang đứng cách Pantsir-S1 khá xa, thậm chí khi tên lửa gần lao tới mới có binh sĩ Syria chạy vào bên trong Pantsir-S1. Trong ảnh dấu đỏ là vị trí được cho tổ đội điều khiển Pantsir-S1 của Syria ở thời điểm tổ hợp này bị tấn công."Nói cách khác, chúng ta đang đề cập tới các hệ thống tên lửa không được đưa vào tình trạng chiến đấu và việc nó bị phá hủy là điều không có gì đáng ngạc nhiên", vị chuyên gia nói.Sau khi Không quân Israel công bố đoạn video ghi lại cảnh Pantsir-S1 nhiều chuyên gia quân sự của đưa ra ý kiến tương tự Tiến sĩ Sivkov, và cho rằng đó là trường hợp bất khả kháng và không thể sử dụng tình huống này để đánh giá năng lực thực sự của Pantsir-S1.Theo thông báo của Không quân Israel, nước này đã phá hủy một loạt các tổ hợp phòng không Syria trong cuộc không kích vào hôm 10/5, gồm S-75, S-200, 9K37 Buk và cả Pantsir-S1. Bên cạnh đó là các căn cứ quân sự của Iran tại Syria.Phía Israel cũng cho biết dù có lợi thế bất ngờ nhưng các chiến cơ của nước này vẫn gặp phải hỏa lực dữ dội đến từ các khẩu đội phòng không của Syria khi tấn công vào các mục tiêu nằm trong lãnh thổ của quốc gia Trung Đông này. Trong đó có cả các tổ hợp Pantsir-S1.Vụ không kích ngày 10/5 do Israel thực hiện nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria được Tel Aviv giải thích là hành động trả đũa vụ phóng rocket của lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran tại Syria nhằm vào vị trí của Israel tại Cao nguyên Golan.Mời độc giả xem video: Khoảnh khắc tên lửa Israel phá hủy tổ hợp phòng không Pantsir-S1 Syria trong đợt không kích hôm 10/5. (Nguồn ảnh: Không quân Israel)
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria bị tên lửa của Israel tiệu diệt vì nó không ở trong trạng thái chiến đấu. Hình ảnh khoảng khắc tên lửa Israel lao tới phá hủy tổ hợp Pantsir-S1 của Syria trong đợt không kích đêm 10/5.
Tiến sĩ Sivkov còn nhận định, có 70 tên lửa Israel tham gia tấn công và hầu hết chúng đều nhằm vào các hệ thống phòng không Syria. Còn tên lửa được Israel sử dụng để phá hủy Pantsir-S1 là loại tên lửa tấn công cỡ nhỏ, với tầm tấn công khoảng 25 km, gần như là loại tên lửa chống tăng và bay với tốc độ cận âm.
“Xét theo cách thức mà tổ hợp Pantsir-S1 bị phá hủy thì nó đang không ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu” ông Sivkov nhận định. Theo ông, đội điều khiển tổ hợp đang đứng cạnh đó và không sử dụng vũ khí. Ông Sivkov lưu ý rằng nếu Pantsir-S1 ở tình trạng chiến đấu thì nó đã có thể bắn hạ mối đe dọa.
Dựa vào những hình ảnh cuối cùng tên lửa Israel ghi lại trước khi phá hủy Pantsir-S1 có thể thấy tổ đội điều khiển của tổ hợp phòng không này đang đứng cách Pantsir-S1 khá xa, thậm chí khi tên lửa gần lao tới mới có binh sĩ Syria chạy vào bên trong Pantsir-S1. Trong ảnh dấu đỏ là vị trí được cho tổ đội điều khiển Pantsir-S1 của Syria ở thời điểm tổ hợp này bị tấn công.
"Nói cách khác, chúng ta đang đề cập tới các hệ thống tên lửa không được đưa vào tình trạng chiến đấu và việc nó bị phá hủy là điều không có gì đáng ngạc nhiên", vị chuyên gia nói.
Sau khi Không quân Israel công bố đoạn video ghi lại cảnh Pantsir-S1 nhiều chuyên gia quân sự của đưa ra ý kiến tương tự Tiến sĩ Sivkov, và cho rằng đó là trường hợp bất khả kháng và không thể sử dụng tình huống này để đánh giá năng lực thực sự của Pantsir-S1.
Theo thông báo của Không quân Israel, nước này đã phá hủy một loạt các tổ hợp phòng không Syria trong cuộc không kích vào hôm 10/5, gồm S-75, S-200, 9K37 Buk và cả Pantsir-S1. Bên cạnh đó là các căn cứ quân sự của Iran tại Syria.
Phía Israel cũng cho biết dù có lợi thế bất ngờ nhưng các chiến cơ của nước này vẫn gặp phải hỏa lực dữ dội đến từ các khẩu đội phòng không của Syria khi tấn công vào các mục tiêu nằm trong lãnh thổ của quốc gia Trung Đông này. Trong đó có cả các tổ hợp Pantsir-S1.
Vụ không kích ngày 10/5 do Israel thực hiện nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria được Tel Aviv giải thích là hành động trả đũa vụ phóng rocket của lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran tại Syria nhằm vào vị trí của Israel tại Cao nguyên Golan.
Mời độc giả xem video: Khoảnh khắc tên lửa Israel phá hủy tổ hợp phòng không Pantsir-S1 Syria trong đợt không kích hôm 10/5. (Nguồn ảnh: Không quân Israel)