Máy bay huấn luyện T-38C Mỹ tiếp tục gặp nạn vào ngày 19/11/2021. Đây là tai nạn mới nhất liên quan tới dòng máy bay huấn luyện phản lực đầu tiên trên thế giới này."Một phi công thiệt mạng và hai phi công bị thương trong sự cố với hai máy bay huấn luyện T-38C tại căn cứ Laughlin. Một người bị thương được điều trị và đã xuất viện, người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch", tài khoản mạng xã hội của căn cứ Laughlin đăng thông báo cho biết ngày 20/11.Không quân Mỹ thông báo mở cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn, nhưng không công bố thêm chi tiết về sự cố.Căn cứ Laughlin là nơi đóng quân của Không đoàn huấn luyện số 47, cơ sở đào tạo phi công không quân lớn nhất nước Mỹ.Northrop T-38 Talon là tiêm kích huấn luyện siêu thanh hai động cơ, được biên chế cho không quân Mỹ từ thập niên 1960.Đây là tiêm kích huấn luyện siêu âm chủ lực của không quân Mỹ, giúp phi công làm quen với tính năng máy bay phản lực sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo sơ cấp.Đối tượng huấn luyện cùng T-38 Talon rất đa dạng, bao gồm tất cả các loại chiến đấu cơ tối tân hiện nay của Mỹ như F-15, F-16, F/A-18 và cả tiêm kích tàng hình F-22.Điểm đặc biệt trên T-38 Talon vốn ít người biết đó là nó được phát triển trên cơ sở máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger II từng bị Không quân Mỹ hắt hủi, chỉ chuyên bán hoặc viện trợ cho các nước đồng minh.Tuy vậy dòng máy bay huấn luyện T-38 Talon thì lại rất được các tướng lĩnh Không quân Mỹ ưa chuộng tới tận ngày nay.Về thiết kế do T-38 được phát triển từ máy bay F-5, nên chúng có nhiều nét tương đồng như có chiều dài 14,14m, sải cánh 7,7m, cao 3,92m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,4 tấn.Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy J85-5A đạt tốc độ tối đa 1.381km/h, tầm bay 1.835km, trần bay 15,2km.Vì chuyên dụng cho mục đích huấn luyện nên T-38 Talon không có, nó chỉ có các thiết bị máy móc phục vụ huấn luyện, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống liên lạc hàng không chiến thuật, radar đo caoKhoảng hơn 1.100 chiếc T-38 đã xuất xưởng, phục vụ trong lực lượng vũ trang của 6 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là nước sử dụng nhiều nhất với khoảng 500 chiếc.Phi đội T-38 của Mỹ đã trải qua nhiều đợt nâng cấp lớn hiện nay Mỹ chỉ còn sử dụng phiên bản T-38C, nhưng tuổi thọ trung bình của chúng đều đã gần 50 năm và đang cần thay thế.
Máy bay huấn luyện T-38C Mỹ tiếp tục gặp nạn vào ngày 19/11/2021. Đây là tai nạn mới nhất liên quan tới dòng máy bay huấn luyện phản lực đầu tiên trên thế giới này.
"Một phi công thiệt mạng và hai phi công bị thương trong sự cố với hai máy bay huấn luyện T-38C tại căn cứ Laughlin. Một người bị thương được điều trị và đã xuất viện, người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch", tài khoản mạng xã hội của căn cứ Laughlin đăng thông báo cho biết ngày 20/11.
Không quân Mỹ thông báo mở cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn, nhưng không công bố thêm chi tiết về sự cố.
Căn cứ Laughlin là nơi đóng quân của Không đoàn huấn luyện số 47, cơ sở đào tạo phi công không quân lớn nhất nước Mỹ.
Northrop T-38 Talon là tiêm kích huấn luyện siêu thanh hai động cơ, được biên chế cho không quân Mỹ từ thập niên 1960.
Đây là tiêm kích huấn luyện siêu âm chủ lực của không quân Mỹ, giúp phi công làm quen với tính năng máy bay phản lực sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo sơ cấp.
Đối tượng huấn luyện cùng T-38 Talon rất đa dạng, bao gồm tất cả các loại chiến đấu cơ tối tân hiện nay của Mỹ như F-15, F-16, F/A-18 và cả tiêm kích tàng hình F-22.
Điểm đặc biệt trên T-38 Talon vốn ít người biết đó là nó được phát triển trên cơ sở máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 Tiger II từng bị Không quân Mỹ hắt hủi, chỉ chuyên bán hoặc viện trợ cho các nước đồng minh.
Tuy vậy dòng máy bay huấn luyện T-38 Talon thì lại rất được các tướng lĩnh Không quân Mỹ ưa chuộng tới tận ngày nay.
Về thiết kế do T-38 được phát triển từ máy bay F-5, nên chúng có nhiều nét tương đồng như có chiều dài 14,14m, sải cánh 7,7m, cao 3,92m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,4 tấn.
Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy J85-5A đạt tốc độ tối đa 1.381km/h, tầm bay 1.835km, trần bay 15,2km.
Vì chuyên dụng cho mục đích huấn luyện nên T-38 Talon không có, nó chỉ có các thiết bị máy móc phục vụ huấn luyện, hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống liên lạc hàng không chiến thuật, radar đo cao
Khoảng hơn 1.100 chiếc T-38 đã xuất xưởng, phục vụ trong lực lượng vũ trang của 6 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là nước sử dụng nhiều nhất với khoảng 500 chiếc.
Phi đội T-38 của Mỹ đã trải qua nhiều đợt nâng cấp lớn hiện nay Mỹ chỉ còn sử dụng phiên bản T-38C, nhưng tuổi thọ trung bình của chúng đều đã gần 50 năm và đang cần thay thế.