Theo thông tin được tờ Sputnik của Nga đăng tải, hợp đồng cung cấp giữa Việt Nam – Nga vào năm 2019 mang giá trị lên tới 350 triệu USD, chi tiết hợp đồng là việc Nga cung cấp cho Việt Nam lô 12 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130, để tiến hành đưa vào biên chế Không quân Việt Nam – 12 chiếc là tương ứng một phi đội đầy đủ.Với hợp đồng này, Việt Nam đã góp mặt với tư cách là quốc gia thứ 6 là khách hàng của Nga cho loại máy bay Yak-130, sau các nước Algeria, Bangladesh, Belarus, Myanmar và láng giềng Lào.Vào tháng 8/2020, theo một phóng sự được phát sóng trên kênh truyền hình của Nga, về chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu tới nhà máy sản xuất máy bay ở Irkutsk phía Đông Siberia đã cho thấy, có một trong số những chiếc huấn luyện cơ Yak-130 được chuyển giao cho Việt Nam đã lọt khung hình cùng quốc kỳ và nhãn hiệu.Tờ Sputnik cho biết, vào ngày 13/11 mới đây, 6 chiếc Yak-130 đầu tiên theo hợp đồng này, được sơn rằn ri rừng xanh cát vàng đặc trưng, mang dấu hiệu đặc trưng của lực lượng không quân, đã được chuyển giao cho Việt Nam.Các Yak-130 sẽ được sử dụng để thay thế các máy bay Aero L-39 đã được sản xuất ở Tiệp Khắc trước đây, và sẽ hoạt động trong thành phần Trung đoàn Không quân Huấn luyện 940 thuộc Không quân Việt Nam.Về lợi ích của Yakovlev Yak-130 mà Việt Nam đã chi một số tiền lớn để mua về, các máy bay này được trang bị bộ động cơ đôi Klimov RD-35 thay vì động cơ đơn của Aero L-39 trước đây, trước hết là đảm bảo mặt an toàn của phương tiện huấn luyện này.Bộ động cơ này đem lại cho Yak-130 khả năng đạt tốc độ cận âm, đạt vào 1.060km/h, và máy bay này đảm bảo đủ sự bền bỉ của mình, khi dùng nó để huấn luyện cho các phi công điều khiển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thậm chí là thế hệ 5.Khi sử dụng vào mục đích huấn luyện phi công của các thế hệ chiến đấu cơ tân tiến kể trên, Yak-130 có thể đảm bảo sẽ không tạo ra sự hao mòn quá lớn cho thiết bị, rất tối ưu, từ chi phí bảo dưỡng cho tới hiệu năng của nó.Và vì là một máy bay mang tốc độ cận âm, Yak-130 cho phép mô phỏng đủ các điều kiện của một chuyến bay “siêu thanh”. Hơn nữa, dựa theo các yêu cầu của khách hàng, động cơ của Yak-130 cũng có thể được trang bị các vòi phun véc tơ lực đẩy lệch hướng để bổ sung khả năng cơ động cho máy bay.Ngoài ra, hệ thống cứu hộ phi công của Yak-130 cũng được đánh giá là đáng tin cậy trong các trường hợp khẩn cấp, tuy nhiên, Nga vẫn đang cố gắng phát triển nhiều tình huống khác, vì các nhà thiết kế cho rằng, cần nghĩ ra tất cả các hình thức để “bảo vệ các phi công non tay”.Còn về thiết kế chi tiết, các Yak-130 cũng được thiết kế như những chiến đấu cơ hạng nhẹ, lý tưởng cho chiến trường tại các khu vực rừng núi và nhiều cây cối như ở Đông Nam Á.Các máy bay Yak-130 này được thiết kế với chiều dài thân là 11.49m, sải cánh rộng 9.72m và chiều cao là 4.76m. Cùng với đó, các Yak-130 còn có thể mang theo tới 3 tấn tải trọng vũ khí theo mình.Vũ trang của Yak-130 bao gồm đa dạng các loại tên lửa đa nhiệm, bao gồm các tên lửa không đối không như AIM-9L Sidewinder nổi tiếng, các tên lửa không đối đất như AGM-65 Maverick, cùng với đó là các loại bom thông minh và các rocket không điều khiển, có thể tạo ra các cuộc oanh kích mạnh mẽ.Ngoài ra, các Yak-130 cũng được thiết kế để có thể cất cánh, đi vào “hoạt động” ngay cả từ các sân bay dã chiến. Sự linh hoạt này của Yak-130 được cho là rất có lợi với địa thế của Việt Nam.Kết hợp với hoả lực mạnh mẽ của mình, nếu sử dụng huấn luyện cơ Yak-130 như các chiến đấu cơ hạng nhẹ và áp dụng vào chiến trận, chúng có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hay trên không, với các mục tiêu mang tốc độ thấp như UAV, vận tải cơ, hay trực thăng của địch.Về phạm vi, Yak-130 mang phạm vi bay đạt tối đa là trên 2.000km với đầy đủ nhiên liệu, trần bay đạt 12.500m, cùng với đó là bán kính chiến đấu trong khoảng tối đa là 555km.Về giá thành, Yak-130 được bán với mức giá rất hợp lý, hay có thể nói là tương đối rẻ. Cùng với mức giá phải chăng, hiệu năng tối ưu, Yak-130 là rất hợp lý với các quốc gia có ngân sách quân sự tương đối hạn chế.Và rõ ràng, sau khi huấn luyện đạt hiệu quả, Không quân Việt Nam sẽ có một hàng ngũ phi công được đào tạo chuyên nghiệp, sẽ dễ dàng làm quen với các chiến đấu cơ tối tân thuộc thế hệ mới hơn trong tương lai.Một số ý kiến cho rằng, có thể Việt Nam sẽ bổ sung cho Lực lượng Không quân Quốc gia các chiến đấu cơ tối tân Su-57E, thậm chí là “cậu em” đang được phát triển Sukhoi Su-75 Checkmate, một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đang được Nga phát triển và trưng bày nguyên mẫu tại Dubai Airshow 2021.Cùng với nền tảng các máy bay chiến đấu hiện nay đều ngày càng tiến bộ, có thể nói phải chúc mừng Việt Nam, vì thương vụ thành công này sẽ giúp Việt Nam có một thế hệ phi công mới đầy tài năng, và sẵn sàng cho những thương vụ mới nhắm vào các chiến đấu cơ tân tiến hợp thời đại. Hình ảnh các Yak-130 hành động ngoài thực tế. Nguồn: Military Aviation Videos.
Theo thông tin được tờ Sputnik của Nga đăng tải, hợp đồng cung cấp giữa Việt Nam – Nga vào năm 2019 mang giá trị lên tới 350 triệu USD, chi tiết hợp đồng là việc Nga cung cấp cho Việt Nam lô 12 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130, để tiến hành đưa vào biên chế Không quân Việt Nam – 12 chiếc là tương ứng một phi đội đầy đủ.
Với hợp đồng này, Việt Nam đã góp mặt với tư cách là quốc gia thứ 6 là khách hàng của Nga cho loại máy bay Yak-130, sau các nước Algeria, Bangladesh, Belarus, Myanmar và láng giềng Lào.
Vào tháng 8/2020, theo một phóng sự được phát sóng trên kênh truyền hình của Nga, về chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu tới nhà máy sản xuất máy bay ở Irkutsk phía Đông Siberia đã cho thấy, có một trong số những chiếc huấn luyện cơ Yak-130 được chuyển giao cho Việt Nam đã lọt khung hình cùng quốc kỳ và nhãn hiệu.
Tờ Sputnik cho biết, vào ngày 13/11 mới đây, 6 chiếc Yak-130 đầu tiên theo hợp đồng này, được sơn rằn ri rừng xanh cát vàng đặc trưng, mang dấu hiệu đặc trưng của lực lượng không quân, đã được chuyển giao cho Việt Nam.
Các Yak-130 sẽ được sử dụng để thay thế các máy bay Aero L-39 đã được sản xuất ở Tiệp Khắc trước đây, và sẽ hoạt động trong thành phần Trung đoàn Không quân Huấn luyện 940 thuộc Không quân Việt Nam.
Về lợi ích của Yakovlev Yak-130 mà Việt Nam đã chi một số tiền lớn để mua về, các máy bay này được trang bị bộ động cơ đôi Klimov RD-35 thay vì động cơ đơn của Aero L-39 trước đây, trước hết là đảm bảo mặt an toàn của phương tiện huấn luyện này.
Bộ động cơ này đem lại cho Yak-130 khả năng đạt tốc độ cận âm, đạt vào 1.060km/h, và máy bay này đảm bảo đủ sự bền bỉ của mình, khi dùng nó để huấn luyện cho các phi công điều khiển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thậm chí là thế hệ 5.
Khi sử dụng vào mục đích huấn luyện phi công của các thế hệ chiến đấu cơ tân tiến kể trên, Yak-130 có thể đảm bảo sẽ không tạo ra sự hao mòn quá lớn cho thiết bị, rất tối ưu, từ chi phí bảo dưỡng cho tới hiệu năng của nó.
Và vì là một máy bay mang tốc độ cận âm, Yak-130 cho phép mô phỏng đủ các điều kiện của một chuyến bay “siêu thanh”. Hơn nữa, dựa theo các yêu cầu của khách hàng, động cơ của Yak-130 cũng có thể được trang bị các vòi phun véc tơ lực đẩy lệch hướng để bổ sung khả năng cơ động cho máy bay.
Ngoài ra, hệ thống cứu hộ phi công của Yak-130 cũng được đánh giá là đáng tin cậy trong các trường hợp khẩn cấp, tuy nhiên, Nga vẫn đang cố gắng phát triển nhiều tình huống khác, vì các nhà thiết kế cho rằng, cần nghĩ ra tất cả các hình thức để “bảo vệ các phi công non tay”.
Còn về thiết kế chi tiết, các Yak-130 cũng được thiết kế như những chiến đấu cơ hạng nhẹ, lý tưởng cho chiến trường tại các khu vực rừng núi và nhiều cây cối như ở Đông Nam Á.
Các máy bay Yak-130 này được thiết kế với chiều dài thân là 11.49m, sải cánh rộng 9.72m và chiều cao là 4.76m. Cùng với đó, các Yak-130 còn có thể mang theo tới 3 tấn tải trọng vũ khí theo mình.
Vũ trang của Yak-130 bao gồm đa dạng các loại tên lửa đa nhiệm, bao gồm các tên lửa không đối không như AIM-9L Sidewinder nổi tiếng, các tên lửa không đối đất như AGM-65 Maverick, cùng với đó là các loại bom thông minh và các rocket không điều khiển, có thể tạo ra các cuộc oanh kích mạnh mẽ.
Ngoài ra, các Yak-130 cũng được thiết kế để có thể cất cánh, đi vào “hoạt động” ngay cả từ các sân bay dã chiến. Sự linh hoạt này của Yak-130 được cho là rất có lợi với địa thế của Việt Nam.
Kết hợp với hoả lực mạnh mẽ của mình, nếu sử dụng huấn luyện cơ Yak-130 như các chiến đấu cơ hạng nhẹ và áp dụng vào chiến trận, chúng có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hay trên không, với các mục tiêu mang tốc độ thấp như UAV, vận tải cơ, hay trực thăng của địch.
Về phạm vi, Yak-130 mang phạm vi bay đạt tối đa là trên 2.000km với đầy đủ nhiên liệu, trần bay đạt 12.500m, cùng với đó là bán kính chiến đấu trong khoảng tối đa là 555km.
Về giá thành, Yak-130 được bán với mức giá rất hợp lý, hay có thể nói là tương đối rẻ. Cùng với mức giá phải chăng, hiệu năng tối ưu, Yak-130 là rất hợp lý với các quốc gia có ngân sách quân sự tương đối hạn chế.
Và rõ ràng, sau khi huấn luyện đạt hiệu quả, Không quân Việt Nam sẽ có một hàng ngũ phi công được đào tạo chuyên nghiệp, sẽ dễ dàng làm quen với các chiến đấu cơ tối tân thuộc thế hệ mới hơn trong tương lai.
Một số ý kiến cho rằng, có thể Việt Nam sẽ bổ sung cho Lực lượng Không quân Quốc gia các chiến đấu cơ tối tân Su-57E, thậm chí là “cậu em” đang được phát triển Sukhoi Su-75 Checkmate, một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đang được Nga phát triển và trưng bày nguyên mẫu tại Dubai Airshow 2021.
Cùng với nền tảng các máy bay chiến đấu hiện nay đều ngày càng tiến bộ, có thể nói phải chúc mừng Việt Nam, vì thương vụ thành công này sẽ giúp Việt Nam có một thế hệ phi công mới đầy tài năng, và sẵn sàng cho những thương vụ mới nhắm vào các chiến đấu cơ tân tiến hợp thời đại.
Hình ảnh các Yak-130 hành động ngoài thực tế. Nguồn: Military Aviation Videos.