Cuối năm 2019 khi tin Việt Nam đặt mua 12 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga, được truyền thông thế giới loan báo, đã khiến người yêu quân sự nước nhà nức lòng. Theo thông báo, Yak-130 là loạt máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ kiêm huấn luyện phi công phản lực.Ngày 17/11 vừa qua, tờ Sputnik của Nga cho biết, chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-124 Ruslan của Nga đã chở 6 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 đầu tiên đáp xuống sân bay Phù Cát (Bình Định), sau khi được đưa ra khỏi khoang hàng, sẽ lắp ráp hoàn chỉnh, bay thử nghiệm thu và bàn giao cho KQND Việt Nam.Như vậy có thể nói, có trong tay những chiếc Yak-130, KQND Việt Nam đã sở hữu mẫu máy bay huấn luyện đa năng phản lực hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay; đáp ứng yêu cầu tiến thẳng lên hiện đại. Nhưng chính xác những chiếc Yak-130 sẽ được KQND Việt Nam sử dụng vào nhiệm vụ nào?Trước hết chúng ta cần biết, máy bay Yak-130 hay còn có tên gọi đầy đủ là Yakovlev Yak-130; đây là loại máy bay huấn luyện hai ghế ngồi, có thể bay với tốc độ cận âm hoặc hoạt động như một chiến đấu cơ hạng nhẹ, do công ty chế tạo Yakovlev của Nga chế tạo.Tính năng chính của Yak-130 là dùng để huấn luyện phi công trung cấp, theo quy trình đào tạo 4 bước của phi công máy bay chiến đấu phản lực quân sự quốc tế. Và Việt Nam cũng đang thực hiện theo quy trình huấn luyện này.Bốn bước trong quy trình huấn luyện phi công máy bay chiến đấu phản lực quân sự bao gồm đào tạo lý thuyết bay, bay trên máy bay cánh quạt (phi công sơ cấp), bay trên máy bay phản lực có tốc độ cận âm (trung cấp) và cuối cùng là bay trên máy bay chiến đấu phản lực.Hiện nay máy bay huấn luyện sơ cấp của Việt Nam là loại Yak-52, còn loại máy bay huấn luyện trung cấp là máy bay phản lực L-39 Albatros, đây là dòng máy bay huấn luyện đa tính năng được phát triển tại Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Czech).Máy bay phản lực L-39 cũng là máy bay huấn luyện phi công quân sự trung cấp của tất các nước XHCN trước kia và là máy bay huấn luyện phản lực được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Ngoài việc thực hiện huấn luyện phi công cơ bản và nâng cao, nó còn thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong vai trò tấn công hạng nhẹ.Tuy nhiên giao diện của máy bay L-39 không phù hợp với những máy bay chiến đấu Su-30 mà Không quân Việt Nam hiện đang trang bị; do vậy Việt Nam quyết định mua máy bay huấn luyện Yak-130 làm máy bay huấn luyện trung cấp và nâng cao cho học viên phi công máy bay chiến đấu phản lực quân sự.Một trong những tính năng quan trọng của máy bay Yak-130 là tính năng mô phỏng được trang bị bên trong nó. Cụ thể, Yak-130 có khả năng mô phỏng tính năng và kỹ thuật bay của nhiều loại máy bay chiến đấu, trong đó bao gồm cả các loại máy bay do Nga hoặc của cả máy bay do phương Tây sản xuất.Đây là tính năng cực kỳ quan trọng, giúp Yak-130 trở thành giải pháp huấn luyện phi cơ chiến đấu hiệu quả duy nhất, trong một lực lượng không quân sử dụng đa hệ máy bay chiến đấu. Khả năng huấn luyện mô phỏng nhờ vào hệ thống máy tính, cùng thiết bị điện tử hiện đại bên trong chiếc Yak-130.Ngoài ra, Yak-130 không những có khả năng mô phỏng tính năng chiến đấu của nhiều loại tiêm kích thế hệ bốn, mà còn có khả năng mô phỏng lại tính năng chiến đấu của tiêm kích thế hệ năm.Hiện tại Nga đang sử dụng Yak-130 để làm máy bay huấn luyện cho phi công Su-57, loại chiến đấu cơ thế hệ năm đầu tiên và duy nhất của Không quân Nga tính tới thời điểm hiện tại.Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công máy bay chiến đấu phản lực quân sự, Yak-130 còn có thể sử dụng như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, khi nó có một giá treo ở giữa thân và các giá treo khác ở trên cánh để mang vũ khí.Bình thường Yak-130 có 6 điểm treo vũ khí, nhưng khi cần thiết, máy bay có thể tăng lên 8 giá treo với 2 điểm ở đầu cánh, tổng trọng tải vũ khí mà nó có thể mang là 3.000 kg. Ngoài ra nó có thể mang thêm thùng nhiên liệu phụ, hệ thống do thám và hệ thống tác chiến điện tử.Yak-130 còn có thể sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser Vikhr, tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại R-73 và tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser Kh-25ML. Ngoài ra nó còn có thể mang bom dẫn đường KAB-500.Với hệ điện tử hàng không có cấu trúc mở trên Yak-130, cho phép nó có thể sử dụng rộng rãi các vũ khí của phương Tây với các loại tên lửa dẫn đường tầm ngắn bao gồm AIM-9L Sidewinder, Magic 2 và AGM-65 Maverick. Ngoài ra Yak-130 còn trang bị một pháo hàng không 30mm GSh-30-1 hoặc pháo GSh-23-2.Yak-130 được trang bị radar Osa, được phát triển bởi NIIP Zhukovsky, có khả năng theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc, đồng thời tấn công 4 mục tiêu ở mọi góc độ trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất cùng lúc.Phạm vi dò tìm mục tiêu của radar Osa với diện tích bề mặt phản xạ 5m² là 40 km đối với ở phía sau và 85 km ở phía trước; tự động khóa mục tiêu trong khi bám sát là 65 km. Do vậy Yak-130 rất hiệu quả trong tiêu diệt trực thăng, tên lửa hành trình và đặc biệt là UAV.Trong tương lai, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin về KQND Việt Nam sử dụng đa dạng các loại máy bay từ Nga hoặc phương Tây, trong đó bao gồm cả tiêm kích thế hệ năm, tất cả chỉ cần Yak-130 làm máy bay đào tạo phi công chính. Và việc đưa Yak-130 thay cho L-39, chắc chắn sẽ "mở ra một chân trời mới" cho Không quân Việt Nam.
Cuối năm 2019 khi tin Việt Nam đặt mua 12 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga, được truyền thông thế giới loan báo, đã khiến người yêu quân sự nước nhà nức lòng. Theo thông báo, Yak-130 là loạt máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ kiêm huấn luyện phi công phản lực.
Ngày 17/11 vừa qua, tờ Sputnik của Nga cho biết, chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-124 Ruslan của Nga đã chở 6 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 đầu tiên đáp xuống sân bay Phù Cát (Bình Định), sau khi được đưa ra khỏi khoang hàng, sẽ lắp ráp hoàn chỉnh, bay thử nghiệm thu và bàn giao cho KQND Việt Nam.
Như vậy có thể nói, có trong tay những chiếc Yak-130, KQND Việt Nam đã sở hữu mẫu máy bay huấn luyện đa năng phản lực hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay; đáp ứng yêu cầu tiến thẳng lên hiện đại. Nhưng chính xác những chiếc Yak-130 sẽ được KQND Việt Nam sử dụng vào nhiệm vụ nào?
Trước hết chúng ta cần biết, máy bay Yak-130 hay còn có tên gọi đầy đủ là Yakovlev Yak-130; đây là loại máy bay huấn luyện hai ghế ngồi, có thể bay với tốc độ cận âm hoặc hoạt động như một chiến đấu cơ hạng nhẹ, do công ty chế tạo Yakovlev của Nga chế tạo.
Tính năng chính của Yak-130 là dùng để huấn luyện phi công trung cấp, theo quy trình đào tạo 4 bước của phi công máy bay chiến đấu phản lực quân sự quốc tế. Và Việt Nam cũng đang thực hiện theo quy trình huấn luyện này.
Bốn bước trong quy trình huấn luyện phi công máy bay chiến đấu phản lực quân sự bao gồm đào tạo lý thuyết bay, bay trên máy bay cánh quạt (phi công sơ cấp), bay trên máy bay phản lực có tốc độ cận âm (trung cấp) và cuối cùng là bay trên máy bay chiến đấu phản lực.
Hiện nay máy bay huấn luyện sơ cấp của Việt Nam là loại Yak-52, còn loại máy bay huấn luyện trung cấp là máy bay phản lực L-39 Albatros, đây là dòng máy bay huấn luyện đa tính năng được phát triển tại Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Czech).
Máy bay phản lực L-39 cũng là máy bay huấn luyện phi công quân sự trung cấp của tất các nước XHCN trước kia và là máy bay huấn luyện phản lực được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Ngoài việc thực hiện huấn luyện phi công cơ bản và nâng cao, nó còn thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong vai trò tấn công hạng nhẹ.
Tuy nhiên giao diện của máy bay L-39 không phù hợp với những máy bay chiến đấu Su-30 mà Không quân Việt Nam hiện đang trang bị; do vậy Việt Nam quyết định mua máy bay huấn luyện Yak-130 làm máy bay huấn luyện trung cấp và nâng cao cho học viên phi công máy bay chiến đấu phản lực quân sự.
Một trong những tính năng quan trọng của máy bay Yak-130 là tính năng mô phỏng được trang bị bên trong nó. Cụ thể, Yak-130 có khả năng mô phỏng tính năng và kỹ thuật bay của nhiều loại máy bay chiến đấu, trong đó bao gồm cả các loại máy bay do Nga hoặc của cả máy bay do phương Tây sản xuất.
Đây là tính năng cực kỳ quan trọng, giúp Yak-130 trở thành giải pháp huấn luyện phi cơ chiến đấu hiệu quả duy nhất, trong một lực lượng không quân sử dụng đa hệ máy bay chiến đấu. Khả năng huấn luyện mô phỏng nhờ vào hệ thống máy tính, cùng thiết bị điện tử hiện đại bên trong chiếc Yak-130.
Ngoài ra, Yak-130 không những có khả năng mô phỏng tính năng chiến đấu của nhiều loại tiêm kích thế hệ bốn, mà còn có khả năng mô phỏng lại tính năng chiến đấu của tiêm kích thế hệ năm.
Hiện tại Nga đang sử dụng Yak-130 để làm máy bay huấn luyện cho phi công Su-57, loại chiến đấu cơ thế hệ năm đầu tiên và duy nhất của Không quân Nga tính tới thời điểm hiện tại.
Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công máy bay chiến đấu phản lực quân sự, Yak-130 còn có thể sử dụng như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, khi nó có một giá treo ở giữa thân và các giá treo khác ở trên cánh để mang vũ khí.
Bình thường Yak-130 có 6 điểm treo vũ khí, nhưng khi cần thiết, máy bay có thể tăng lên 8 giá treo với 2 điểm ở đầu cánh, tổng trọng tải vũ khí mà nó có thể mang là 3.000 kg. Ngoài ra nó có thể mang thêm thùng nhiên liệu phụ, hệ thống do thám và hệ thống tác chiến điện tử.
Yak-130 còn có thể sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser Vikhr, tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại R-73 và tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser Kh-25ML. Ngoài ra nó còn có thể mang bom dẫn đường KAB-500.
Với hệ điện tử hàng không có cấu trúc mở trên Yak-130, cho phép nó có thể sử dụng rộng rãi các vũ khí của phương Tây với các loại tên lửa dẫn đường tầm ngắn bao gồm AIM-9L Sidewinder, Magic 2 và AGM-65 Maverick. Ngoài ra Yak-130 còn trang bị một pháo hàng không 30mm GSh-30-1 hoặc pháo GSh-23-2.
Yak-130 được trang bị radar Osa, được phát triển bởi NIIP Zhukovsky, có khả năng theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc, đồng thời tấn công 4 mục tiêu ở mọi góc độ trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất cùng lúc.
Phạm vi dò tìm mục tiêu của radar Osa với diện tích bề mặt phản xạ 5m² là 40 km đối với ở phía sau và 85 km ở phía trước; tự động khóa mục tiêu trong khi bám sát là 65 km. Do vậy Yak-130 rất hiệu quả trong tiêu diệt trực thăng, tên lửa hành trình và đặc biệt là UAV.
Trong tương lai, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin về KQND Việt Nam sử dụng đa dạng các loại máy bay từ Nga hoặc phương Tây, trong đó bao gồm cả tiêm kích thế hệ năm, tất cả chỉ cần Yak-130 làm máy bay đào tạo phi công chính. Và việc đưa Yak-130 thay cho L-39, chắc chắn sẽ "mở ra một chân trời mới" cho Không quân Việt Nam.