Tạp chí Defense News của Mỹ cho biết, từ năm 2022, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không mua máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin; nếu thông tin này đúng, thì dự án trang bị cho lực lượng không quân các nước NATO “máy bay chiến đấu tốt nhất và rẻ nhất trên thế giới” F-35, là vụ lừa đảo thế kỷ.Khi dự án tiêm kích F-35 mới chỉ ở trên giấy, nguyên mẫu thử nghiệm chưa ra, nhưng một quảng cáo hoành tráng như vậy, cho “chiếc bánh trên bầu trời” đã được tung ra, điều này dẫn đến một “làn sóng hợp đồng” cả ở Mỹ, châu Âu, châu Á. Số lượng đăng ký “chiến binh tốt nhất”, đã lên tới con số ba nghìn rưỡi.Đồng thời, Lockheed Martin đã hành động cực kỳ xảo quyệt, theo đúng nghĩa đen là “gắn trách nhiệm” một số khách hàng đầy tiềm năng; nhằm ngăn họ thay đổi ý định và từ bỏ việc mua máy bay, bằng cách biến họ thành “đối tác phát triển”, trực tiếp đầu tư nghiên cứu và tiền bạc.Ngoài ra, các “đối tác” đã được vinh dự sản xuất tại quốc gia của một số bộ phận của máy bay, như cánh, kính, ghế ngồi v.v., những thứ không có nhiều hàm lượng về trí tuệ. Còn động cơ, phần mềm và hầu hết các thiết bị điện tử hàng không là của Mỹ; vì Mỹ không tiết lộ bí mật cho các “đối tác”.Lầu Năm Góc đã mất gần 10 năm để nhận ra rằng, F-35 là một chiếc máy bay “tầm thường”. Chiến đấu cơ F-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2006 và hoạt động thử nghiệm của nó trong Thủy quân lục chiến (ILC) bắt đầu vào năm 2012.Kể từ đó, những sai sót, lỗi thiết kế và những điều phi lý, khiến chiếc máy bay chiến đấu F-35 không thể sử dụng trong điều kiện chiến đấu. Những lỗi chưa kịp khắc phục và phát sinh trong quá trình thử nghiệm, nghiêm trọng đến mức khó có thể khắc phục.Vậy khả năng thực tế của F-35 là gì, trước hết khả năng cơ động của F-35 hạn chế; nhưng Lockheed Martin lại cho rằng, đối với máy bay thế hệ thứ năm, khả năng cơ động “không thực sự cần thiết”. Với khả tàng hình, F-35 có thể từ từ xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của đối phương.Thậm chí những chiếc tiêm kích F-35B cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, được sử dụng trên các tàu tấn công đổ bộ đa năng (KMP), về cơ bản là có tốc độ cận âm. Khi hoạt động dưới tác động của môi trường biển và tốc độ siêu thanh, lớp phủ hấp thụ sóng radar đã bị phá hủy mạnh, khiến F-35B trở thành máy bay không tàng hình.Mặc dù bị lỗi nghiêm trọng như vậy, nhưng các nhà thiết kế không có bất cứ phương án gì để khắc phục. Giải pháp được cho là khả quan được đưa ra, là giới hạn tốc độ của F-35B, và các phi công phải tuân thủ nghiêm ngặt. F-35B chỉ được phép bay ở tốc độ siêu thanh không quá 80 giây.Những vấn đề trên F-35B có thể ít xảy ra với F-35C, phiên bản giành cho tàu sân bay; nhưng chúng cũng tồn tại, dẫn đến sự mài mòn sớm không chỉ lớp phủ mà còn cả các chi tiết của thân máy bay. Điều này đòi hỏi F-35C phải thường xuyên bảo dưỡng.F-35 không thể bay trong cơn giông bão do sự cố tĩnh điện nghiêm trọng, do đó bình nhiên liệu của F-35 phải bơm khí trơ vào để ngăn ngừa cháy nổ; hóa ra F-35 hoàn toàn không phải là chiến đấu cơ hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.Pháo tự động cỡ nòng 25 mm trang bị trên phi cơ tàng hình F-35 không phù hợp; lỗi đầu tiên là có độ chính xác thấp. Điều đó không thể phù hợp với phi công trong không chiến, hoặc tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. Tiếp đến là khi khai hỏa, máy bay lại bị lệch hướng bay.Lỗi lập trình có lẽ là điểm yếu nhất của F-35; Lockheed Martin tuyên bố rằng, trí tuệ nhân tạo giúp phi công F-35 vận hành máy bay một cách nhẹ nhàng, như điều khiển một chiếc xe hơi trên đường cao tốc.Nhưng thực tế có khi khác xa, vào năm 2019, một chiếc F-35A của Lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản đã đâm xuống biển. Cả phi công và máy bay đều không thể được tìm thấy. Khi phân tích sự cố, Ủy ban điều tra đưa ra kết luận rằng, nguyên nhân của vụ tai nạn, rất có thể là do hệ thống điều khiển, chiếm mất quyền kiểm soát của phi công.Và đã có hơn 900 lỗi phần mềm như vậy được xác định cách đây hai năm; quá trình “nỗ lực” khắc phục hiện số lỗi giảm còn 700. Quá trình sửa lỗi đang được tiến hành nhưng diễn ra quá chậm; nếu xét rằng, F-35 đã bay được 15 năm.Ngay từ khi khởi đầu dự án, F-35 được xác định là máy bay chiến đấu, máy bay ném bom tiền tuyến, thậm chí được trang bị bom hạt nhân chiến thuật B61, máy bay đánh chặn, máy bay trinh sát, máy bay cường kích, máy bay phóng tên lửa và thậm chí là máy bay tác chiến điện tử.Nhưng một máy bay chiến đấu chỉ có khả năng tăng tốc ngắn lên đến tốc độ 1,5 M, do vậy không thể là một máy bay đánh chặn theo bất kỳ cách nào. F-35 cũng không thể là một máy bay tấn công mặt đất vì thiếu cảm biến; F-35 cũng thiếu khả năng bảo vệ phi công như trên cường kích Su-25 của Nga và A-10 Warthog của Mỹ.Đối với máy bay ném bom, F-35 không có đủ chỗ bên trong khoang để chứa vũ khí; khoang vũ khí của F-35 chỉ có thể mang tối đa 4 tên lửa đất đối không. Nếu mang vũ khí trên các mấu treo bên ngoài, F-35 lại mất khả năng tàng hình.Hệ thống tác chiến điện tử AN/ ASQ-239 trang bị trên F-35 có khả năng bảo vệ không cao và khả năng chế áp điện tử đối phương hạn chế; do vậy Israel đã phát triển hệ thống tác chiến điện tử của riêng họ và bắt đầu lắp đặt trên máy bay F-35I của Không quân Israel.Ngoài ra, Lầu Năm Góc đã yêu cầu giảm triệt để chi phí vận hành F-35 trong gần một năm; hiện tại một giờ bay có giá khoảng 50.000 USD. Tuy nhiên, con số này không hề giảm mà không ngừng tăng lên; điều này là do sự cố thường xuyên của một số đơn vị.Defense News đưa tin, số tiền dự kiến mua F-35, sẽ được chi để mua máy bay chiến đấu-ném bom F-15EX, loại máy bay chiến đấu hạng nặng, có khả năng vượt trội hơn máy bay chiến đấu tàng hình ở mọi đặc điểm; ngoại trừ khả năng tàng hình.Nhưng người Mỹ không có ý định từ bỏ hoàn toàn F-35. Muốn bỏ F-35, phải do Quốc hội Mỹ thông qua. Nhưng các nghị sĩ đã tích tụ rất nhiều bức xúc với chiếc máy bay, đã ngốn quá nhiều tiền ngân sách trong nhiều năm. Nếu dừng lại như F-22, thì F-35 có lẽ là vụ lừa đảo thế kỷ của Lockheed Martin. Nguồn ảnh: USAF. Tiêm kích chiến đấu F-35B thử nghiệm khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Nguồn: USAF.
Tạp chí Defense News của Mỹ cho biết, từ năm 2022, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không mua máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin; nếu thông tin này đúng, thì dự án trang bị cho lực lượng không quân các nước NATO “máy bay chiến đấu tốt nhất và rẻ nhất trên thế giới” F-35, là vụ lừa đảo thế kỷ.
Khi dự án tiêm kích F-35 mới chỉ ở trên giấy, nguyên mẫu thử nghiệm chưa ra, nhưng một quảng cáo hoành tráng như vậy, cho “chiếc bánh trên bầu trời” đã được tung ra, điều này dẫn đến một “làn sóng hợp đồng” cả ở Mỹ, châu Âu, châu Á. Số lượng đăng ký “chiến binh tốt nhất”, đã lên tới con số ba nghìn rưỡi.
Đồng thời, Lockheed Martin đã hành động cực kỳ xảo quyệt, theo đúng nghĩa đen là “gắn trách nhiệm” một số khách hàng đầy tiềm năng; nhằm ngăn họ thay đổi ý định và từ bỏ việc mua máy bay, bằng cách biến họ thành “đối tác phát triển”, trực tiếp đầu tư nghiên cứu và tiền bạc.
Ngoài ra, các “đối tác” đã được vinh dự sản xuất tại quốc gia của một số bộ phận của máy bay, như cánh, kính, ghế ngồi v.v., những thứ không có nhiều hàm lượng về trí tuệ. Còn động cơ, phần mềm và hầu hết các thiết bị điện tử hàng không là của Mỹ; vì Mỹ không tiết lộ bí mật cho các “đối tác”.
Lầu Năm Góc đã mất gần 10 năm để nhận ra rằng, F-35 là một chiếc máy bay “tầm thường”. Chiến đấu cơ F-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2006 và hoạt động thử nghiệm của nó trong Thủy quân lục chiến (ILC) bắt đầu vào năm 2012.
Kể từ đó, những sai sót, lỗi thiết kế và những điều phi lý, khiến chiếc máy bay chiến đấu F-35 không thể sử dụng trong điều kiện chiến đấu. Những lỗi chưa kịp khắc phục và phát sinh trong quá trình thử nghiệm, nghiêm trọng đến mức khó có thể khắc phục.
Vậy khả năng thực tế của F-35 là gì, trước hết khả năng cơ động của F-35 hạn chế; nhưng Lockheed Martin lại cho rằng, đối với máy bay thế hệ thứ năm, khả năng cơ động “không thực sự cần thiết”. Với khả tàng hình, F-35 có thể từ từ xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của đối phương.
Thậm chí những chiếc tiêm kích F-35B cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, được sử dụng trên các tàu tấn công đổ bộ đa năng (KMP), về cơ bản là có tốc độ cận âm. Khi hoạt động dưới tác động của môi trường biển và tốc độ siêu thanh, lớp phủ hấp thụ sóng radar đã bị phá hủy mạnh, khiến F-35B trở thành máy bay không tàng hình.
Mặc dù bị lỗi nghiêm trọng như vậy, nhưng các nhà thiết kế không có bất cứ phương án gì để khắc phục. Giải pháp được cho là khả quan được đưa ra, là giới hạn tốc độ của F-35B, và các phi công phải tuân thủ nghiêm ngặt. F-35B chỉ được phép bay ở tốc độ siêu thanh không quá 80 giây.
Những vấn đề trên F-35B có thể ít xảy ra với F-35C, phiên bản giành cho tàu sân bay; nhưng chúng cũng tồn tại, dẫn đến sự mài mòn sớm không chỉ lớp phủ mà còn cả các chi tiết của thân máy bay. Điều này đòi hỏi F-35C phải thường xuyên bảo dưỡng.
F-35 không thể bay trong cơn giông bão do sự cố tĩnh điện nghiêm trọng, do đó bình nhiên liệu của F-35 phải bơm khí trơ vào để ngăn ngừa cháy nổ; hóa ra F-35 hoàn toàn không phải là chiến đấu cơ hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Pháo tự động cỡ nòng 25 mm trang bị trên phi cơ tàng hình F-35 không phù hợp; lỗi đầu tiên là có độ chính xác thấp. Điều đó không thể phù hợp với phi công trong không chiến, hoặc tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. Tiếp đến là khi khai hỏa, máy bay lại bị lệch hướng bay.
Lỗi lập trình có lẽ là điểm yếu nhất của F-35; Lockheed Martin tuyên bố rằng, trí tuệ nhân tạo giúp phi công F-35 vận hành máy bay một cách nhẹ nhàng, như điều khiển một chiếc xe hơi trên đường cao tốc.
Nhưng thực tế có khi khác xa, vào năm 2019, một chiếc F-35A của Lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản đã đâm xuống biển. Cả phi công và máy bay đều không thể được tìm thấy. Khi phân tích sự cố, Ủy ban điều tra đưa ra kết luận rằng, nguyên nhân của vụ tai nạn, rất có thể là do hệ thống điều khiển, chiếm mất quyền kiểm soát của phi công.
Và đã có hơn 900 lỗi phần mềm như vậy được xác định cách đây hai năm; quá trình “nỗ lực” khắc phục hiện số lỗi giảm còn 700. Quá trình sửa lỗi đang được tiến hành nhưng diễn ra quá chậm; nếu xét rằng, F-35 đã bay được 15 năm.
Ngay từ khi khởi đầu dự án, F-35 được xác định là máy bay chiến đấu, máy bay ném bom tiền tuyến, thậm chí được trang bị bom hạt nhân chiến thuật B61, máy bay đánh chặn, máy bay trinh sát, máy bay cường kích, máy bay phóng tên lửa và thậm chí là máy bay tác chiến điện tử.
Nhưng một máy bay chiến đấu chỉ có khả năng tăng tốc ngắn lên đến tốc độ 1,5 M, do vậy không thể là một máy bay đánh chặn theo bất kỳ cách nào. F-35 cũng không thể là một máy bay tấn công mặt đất vì thiếu cảm biến; F-35 cũng thiếu khả năng bảo vệ phi công như trên cường kích Su-25 của Nga và A-10 Warthog của Mỹ.
Đối với máy bay ném bom, F-35 không có đủ chỗ bên trong khoang để chứa vũ khí; khoang vũ khí của F-35 chỉ có thể mang tối đa 4 tên lửa đất đối không. Nếu mang vũ khí trên các mấu treo bên ngoài, F-35 lại mất khả năng tàng hình.
Hệ thống tác chiến điện tử AN/ ASQ-239 trang bị trên F-35 có khả năng bảo vệ không cao và khả năng chế áp điện tử đối phương hạn chế; do vậy Israel đã phát triển hệ thống tác chiến điện tử của riêng họ và bắt đầu lắp đặt trên máy bay F-35I của Không quân Israel.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc đã yêu cầu giảm triệt để chi phí vận hành F-35 trong gần một năm; hiện tại một giờ bay có giá khoảng 50.000 USD. Tuy nhiên, con số này không hề giảm mà không ngừng tăng lên; điều này là do sự cố thường xuyên của một số đơn vị.
Defense News đưa tin, số tiền dự kiến mua F-35, sẽ được chi để mua máy bay chiến đấu-ném bom F-15EX, loại máy bay chiến đấu hạng nặng, có khả năng vượt trội hơn máy bay chiến đấu tàng hình ở mọi đặc điểm; ngoại trừ khả năng tàng hình.
Nhưng người Mỹ không có ý định từ bỏ hoàn toàn F-35. Muốn bỏ F-35, phải do Quốc hội Mỹ thông qua. Nhưng các nghị sĩ đã tích tụ rất nhiều bức xúc với chiếc máy bay, đã ngốn quá nhiều tiền ngân sách trong nhiều năm. Nếu dừng lại như F-22, thì F-35 có lẽ là vụ lừa đảo thế kỷ của Lockheed Martin. Nguồn ảnh: USAF.
Tiêm kích chiến đấu F-35B thử nghiệm khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Nguồn: USAF.