Truyền thông Đan Mạch cho biết, chiếc tiêm kích F-35 đầu tiên của nước này đã được được đưa tới quốc gia này.Điều đặc biệt đó là chiếc F-35 được đưa tới Đan Mạch trong tình trạng chưa được sơn, dường như để hạn chế việc bị va quệt có thể dẫn đến "xước sơn" trên đường vận chuyển.Trên thực tế, lớp sơn của tiêm kích tàng hình F-35 là cực kỳ quan trọng và sẽ đóng vai trò tiên quyết trong việc nó có tàng hình được hay không.Mặc dù đã có kiểu dáng tránh phản xạ sóng radar, tuy nhiên lớp sơn bề mặt trên máy bay chiến đấu F-35 cũng là một thành phần không thể thiếu để giúp nó tàng hình trước radar đối phương.Đây cũng chính là lý do mà mọi chiến đấu cơ F-35 trên khắp thế giới, bất kể phục vụ trong lực lượng không quân nước nào, cũng đều có màu sơn giống hệt nhau.Chiếc tiêm kích F-35 được vận chuyển cho Đan Mạch trong tình trạng chưa sơn và động cơ còn được bọc kín.Đan Mạch đã tham gia vào chương trình nghiên cứu và phát triển tiêm kích thế hệ mới của Mỹ từ năm 1997, tới năm 2002 chính thức tham gia vào chương trình F-35.Năm 2007, Đan Mạch ký bản ghi nhớ hợp tác với Mỹ, một năm sau đó, quốc gia Bắc Âu này cử một phi đội tiêm kích F-16 tới căn cứ quân sự Edward, Mỹ.Các tiêm kích F-16 của Không quân Đan Mạch sẽ chịu trách nhiệm bay bám sát để ghi hình và giám sát các tiêm kích F-35 trong thử nghiệm.Nhiệm vụ này được Không quân Đan Mạch đảm nhận cho tới năm 2018. Cũng từ năm 2016, Đan Mạch đã xác nhận sẽ đặt mua tổng cộng 27 tiêm kích thế hệ năm F-35.Toàn bộ 27 tiêm kích F-35 mà Đan Mạch đặt mua từ phía Mỹ đều là phiên bản F-35A. Quốc gia này không có tàu sân bay hay tàu đổ bộ tấn công để vận hành phiên bản F-35B hay F-35C.Theo hợp đồng được Đan Mạch ký kết với Mỹ, toàn bộ 27 tiêm kích F-35A sẽ được bàn giao cho Đan Mạch trước năm 2026 - nghĩa là 10 năm sau khi hợp đồng được hai bên ký kết.Tới thời điểm hiện tại - nghĩa là năm năm sau khi hai quốc gia ký kết hợp đồng, Đan Mạch mới nhận chiếc tiêm kích F-35 đầu tiên. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh chiến đấu cơ F-35 bay ở độ cao cực thấp, vờn qua khe núi hẹp.
Truyền thông Đan Mạch cho biết, chiếc tiêm kích F-35 đầu tiên của nước này đã được được đưa tới quốc gia này.
Điều đặc biệt đó là chiếc F-35 được đưa tới Đan Mạch trong tình trạng chưa được sơn, dường như để hạn chế việc bị va quệt có thể dẫn đến "xước sơn" trên đường vận chuyển.
Trên thực tế, lớp sơn của tiêm kích tàng hình F-35 là cực kỳ quan trọng và sẽ đóng vai trò tiên quyết trong việc nó có tàng hình được hay không.
Mặc dù đã có kiểu dáng tránh phản xạ sóng radar, tuy nhiên lớp sơn bề mặt trên máy bay chiến đấu F-35 cũng là một thành phần không thể thiếu để giúp nó tàng hình trước radar đối phương.
Đây cũng chính là lý do mà mọi chiến đấu cơ F-35 trên khắp thế giới, bất kể phục vụ trong lực lượng không quân nước nào, cũng đều có màu sơn giống hệt nhau.
Chiếc tiêm kích F-35 được vận chuyển cho Đan Mạch trong tình trạng chưa sơn và động cơ còn được bọc kín.
Đan Mạch đã tham gia vào chương trình nghiên cứu và phát triển tiêm kích thế hệ mới của Mỹ từ năm 1997, tới năm 2002 chính thức tham gia vào chương trình F-35.
Năm 2007, Đan Mạch ký bản ghi nhớ hợp tác với Mỹ, một năm sau đó, quốc gia Bắc Âu này cử một phi đội tiêm kích F-16 tới căn cứ quân sự Edward, Mỹ.
Các tiêm kích F-16 của Không quân Đan Mạch sẽ chịu trách nhiệm bay bám sát để ghi hình và giám sát các tiêm kích F-35 trong thử nghiệm.
Nhiệm vụ này được Không quân Đan Mạch đảm nhận cho tới năm 2018. Cũng từ năm 2016, Đan Mạch đã xác nhận sẽ đặt mua tổng cộng 27 tiêm kích thế hệ năm F-35.
Toàn bộ 27 tiêm kích F-35 mà Đan Mạch đặt mua từ phía Mỹ đều là phiên bản F-35A. Quốc gia này không có tàu sân bay hay tàu đổ bộ tấn công để vận hành phiên bản F-35B hay F-35C.
Theo hợp đồng được Đan Mạch ký kết với Mỹ, toàn bộ 27 tiêm kích F-35A sẽ được bàn giao cho Đan Mạch trước năm 2026 - nghĩa là 10 năm sau khi hợp đồng được hai bên ký kết.
Tới thời điểm hiện tại - nghĩa là năm năm sau khi hai quốc gia ký kết hợp đồng, Đan Mạch mới nhận chiếc tiêm kích F-35 đầu tiên. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh chiến đấu cơ F-35 bay ở độ cao cực thấp, vờn qua khe núi hẹp.