Hai mươi năm sau khi chương trình F-35 Lightning II bắt đầu và bàn giao được 500 máy bay, việc xuất xưởng các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tối tân này đang ở giai đoạn sản xuất ban đầu với số lượng nhỏ.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, nhưng đặc biệt là do các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga, tạp chí Popular Mechanics nhận định.Theo công bố, hiện tại Tập đoàn Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ đã đồng ý trì hoãn việc sản xuất F-35 Lightning II, bởi vì quân đội kiên quyết kiểm tra thiết kế cuối cùng của phương tiện trên Môi trường mô phỏng chung (JSE).Được biết các bài kiểm tra máy tính tương ứng đã bị hoãn lại từ tháng 12-2020 đến năm 2021, điều này gây ảnh hưởng khá tiêu cực đến tiến độ sản xuất chiếc tiêm kích tàng hình nói trên.“Lầu Năm Góc bắt buộc phải tiến hành các cuộc thử nghiệm giả lập vì họ thiếu bản sao thực tế của các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất mà F-35 có thể buộc phải đối đầu trên chiến trường"."Những loại vũ khí đó chẳng hạn như hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga và máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc", tạp chí Popular Mechanics viết như trên.Các chuyên gia của tạp chí Popular Mechanics còn lưu ý rằng sẽ mất quá nhiều thời gian và tiền bạc để thực hiện các thử nghiệm trong điều kiện gần nhất với thực tế.Ấn phẩm dự đoán sau khi hoàn thành JSE "Lầu Năm Góc sẽ cho phép F-35 được sản xuất hàng loạt. Quân đội Mỹ có kế hoạch mua khoảng 2.600 chiếc F-35, và Anh, Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc, Ý, Ba Lan cùng với Israel dự định mua thêm hàng trăm chiếc nữa”.Vào tháng 10, trong một báo cáo từ tổ chức RAND của Mỹ, tiêm kích F-35 Lightning II nhờ khả năng tàng hình và trang bị nhiều cảm biến, được mệnh danh là máy bay duy nhất phù hợp để tiếp xúc ban đầu với quân đội Nga trong trường hợp có thể xảy ra xung đột ở châu Âu.Ngoài lý do được Popular Mechanics đưa ra nhằm giải thích cho việc chậm trễ của quá trình sản xuất F-35 Lightning II, giới phân tích quốc tế cho rằng còn hai nguyên nhân quan trọng khác chưa được nói đến.Sự quay trở lại của đại dịch COVID-19 tại nhiều quốc gia cũng như việc chưa kiểm soát được số ca lây nhiễm tại chính nước Mỹ đã dẫn đến thực tế là dây chuyên sản xuất phải hoạt động cầm chừng do thiếu nhân công.Không chỉ có vậy, việc Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chuỗi cung ứng linh kiện cho F-35 cũng đang gây ảnh hưởng tai hại đến họ, bởi tìm kiếm một nhà sản xuất mới thay thế không phải điều có thể hoàn thành trong một sớm một chiều.Nhưng bất chấp thực tế trên, phía Mỹ cho rằng với số lượng F-35 đã xuất xưởng cũng như phi đội F-22 Raptor đang phục vụ, họ và các đồng minh vẫn có ưu thế tuyệt đối trước hai đối thủ chính là Nga và Trung Quốc.Hiện nay không quân Nga vẫn chưa có trong thành phần tác chiến một tiêm kích Su-57 nào, trong khi đó, Trung Quốc mặc dù đã chế tạo được vài chục máy bay J-20 nhưng tính năng của chúng vẫn chưa hoàn thiện.
Hai mươi năm sau khi chương trình F-35 Lightning II bắt đầu và bàn giao được 500 máy bay, việc xuất xưởng các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tối tân này đang ở giai đoạn sản xuất ban đầu với số lượng nhỏ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, nhưng đặc biệt là do các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga, tạp chí Popular Mechanics nhận định.
Theo công bố, hiện tại Tập đoàn Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ đã đồng ý trì hoãn việc sản xuất F-35 Lightning II, bởi vì quân đội kiên quyết kiểm tra thiết kế cuối cùng của phương tiện trên Môi trường mô phỏng chung (JSE).
Được biết các bài kiểm tra máy tính tương ứng đã bị hoãn lại từ tháng 12-2020 đến năm 2021, điều này gây ảnh hưởng khá tiêu cực đến tiến độ sản xuất chiếc tiêm kích tàng hình nói trên.
“Lầu Năm Góc bắt buộc phải tiến hành các cuộc thử nghiệm giả lập vì họ thiếu bản sao thực tế của các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất mà F-35 có thể buộc phải đối đầu trên chiến trường".
"Những loại vũ khí đó chẳng hạn như hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga và máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc", tạp chí Popular Mechanics viết như trên.
Các chuyên gia của tạp chí Popular Mechanics còn lưu ý rằng sẽ mất quá nhiều thời gian và tiền bạc để thực hiện các thử nghiệm trong điều kiện gần nhất với thực tế.
Ấn phẩm dự đoán sau khi hoàn thành JSE "Lầu Năm Góc sẽ cho phép F-35 được sản xuất hàng loạt. Quân đội Mỹ có kế hoạch mua khoảng 2.600 chiếc F-35, và Anh, Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc, Ý, Ba Lan cùng với Israel dự định mua thêm hàng trăm chiếc nữa”.
Vào tháng 10, trong một báo cáo từ tổ chức RAND của Mỹ, tiêm kích F-35 Lightning II nhờ khả năng tàng hình và trang bị nhiều cảm biến, được mệnh danh là máy bay duy nhất phù hợp để tiếp xúc ban đầu với quân đội Nga trong trường hợp có thể xảy ra xung đột ở châu Âu.
Ngoài lý do được Popular Mechanics đưa ra nhằm giải thích cho việc chậm trễ của quá trình sản xuất F-35 Lightning II, giới phân tích quốc tế cho rằng còn hai nguyên nhân quan trọng khác chưa được nói đến.
Sự quay trở lại của đại dịch COVID-19 tại nhiều quốc gia cũng như việc chưa kiểm soát được số ca lây nhiễm tại chính nước Mỹ đã dẫn đến thực tế là dây chuyên sản xuất phải hoạt động cầm chừng do thiếu nhân công.
Không chỉ có vậy, việc Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chuỗi cung ứng linh kiện cho F-35 cũng đang gây ảnh hưởng tai hại đến họ, bởi tìm kiếm một nhà sản xuất mới thay thế không phải điều có thể hoàn thành trong một sớm một chiều.
Nhưng bất chấp thực tế trên, phía Mỹ cho rằng với số lượng F-35 đã xuất xưởng cũng như phi đội F-22 Raptor đang phục vụ, họ và các đồng minh vẫn có ưu thế tuyệt đối trước hai đối thủ chính là Nga và Trung Quốc.
Hiện nay không quân Nga vẫn chưa có trong thành phần tác chiến một tiêm kích Su-57 nào, trong khi đó, Trung Quốc mặc dù đã chế tạo được vài chục máy bay J-20 nhưng tính năng của chúng vẫn chưa hoàn thiện.