Theo đó vào cuối tháng 11 vừa qua, một máy bay vận tải quân sự chiến thuật Kawasaki C-2 của Nhật Bản đã thực hiện một hành trình bay liên tục từ Nhật Bản sang tận Australia với quãng chiều dài đường bay tổng cộng lên tới 6000 km. Nguồn ảnh: Sina.Hành trình bay thẳng sang Australia của vận tải cơ Kawasaki C-2 diễn ra khá thành công và được cho là sẽ mở ra một tương lai mới đối với dòng vận tải cơ quân sự do Nhật Bản tự chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.Có giá thành vào khoảng 136 triệu USD cho mỗi chiếc, cao gấp 3 lần so với người tiền nhiệm Kawasaki C-1 trước đây của Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản, những gì mà vận tải cơ Kawasaki C-2 mang lại được đánh giá ngắn gọn là "đáng đồng tiền bát gạo". Nguồn ảnh: Sina.Vận tải cơ Kawasaki C-2 có tầm bay vượt trội hoàn toàn so với Kawasaki C-1 trước đây, được cho là sẽ giúp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng khả năng triển khai quân của mình ra khắp thế giới sau khi Quốc hội Nhật bắt đầu nới lỏng điều 9 trong Hiến Pháp nước này, qua đó cho phép Nhật Bản triển khai quân tới các nước đồng minh của mình khi lợi ích đồng minh của Tokyo bị đe dọa. Nguồn ảnh: Sina.Với việc được phép triển khai quân ra nước ngoài, các máy bay vận tải quân sự của Nhật Bản sẽ được "giải phóng" tầm bay, không còn bị giới hạn chỉ có thể bay trong nội địa như trước đây. Nguồn ảnh: Sina.Điều này được chứng tỏ ở chỗ, trọng tải của chiếc Kawasaki C-2 lớn gấp 5 lần loại Kawasaki C-1 đời trước tuy nhiên tầm bay lại tăng lên được hơn gấp đôi, cụ thể là từ 3300 km ở phiên bản C-1 lên tới 7600 km ở phiên bản C-2. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù có tải trọng lớn hơn nhiều lần, đường băng cất cánh mà chiếc máy bay quân sự vận tải chiến thuật đòi hỏi lại không nhiều, vẫn gần như tương tự so với yêu cầu của chiếc Kawasaki C-1. Cụ thể, Kawasaki C-2 cần đường băng tối thiểu 500 mét để cất cánh với tải trọng 26 tấn và đường băng dài 2300 mét để cất cánh với 37,6 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Sina.Trần bay của Kawasaki C-2 vào khoảng 9.800 mét, tốc độ tối đa Mach 0,82 và có tốc độ hành trình Mach 0,8 tương đương với khoảng 890 km/h. Rõ ràng, việc nới lỏng các giới hạn của hiến pháp Nhật trong lĩnh vực quân sự đã giúp nước này cho ra đời các loại vũ khí và phương tiện quân sự không hề thua kém các nước phương Tây. Nguồn ảnh: Sina.Được bắt đầu sản xuất từ năm 2016, trong tương lai những vận tải cơ Kawasaki C-2 chắc chắn sẽ trở thành kẻ thay thế sứng đáng cho loại Kawasaki C-1 đời cũ trước đây của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.Thậm chí, Kawasaki C-2 còn có thể được xuất khẩu ra nước ngoài và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với những vận tải cơ của Mỹ, Nga và châu Âu. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, cái giá của sự ưu việt trên chiếc Kawasaki C-2 lại lên tới 136 triệu USD có thể sẽ trở thành rào cản để nó có thể tiếp cận thị trường vũ khí thế giới vốn đang đầy khó khăn hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.Mời đọc giả xem video: Vận tải cơ chiến thuật Kawasaki C-2 của Nhật Bản trong một lần bay trình diễn. Nguồn: Youtube.
Theo đó vào cuối tháng 11 vừa qua, một máy bay vận tải quân sự chiến thuật Kawasaki C-2 của Nhật Bản đã thực hiện một hành trình bay liên tục từ Nhật Bản sang tận Australia với quãng chiều dài đường bay tổng cộng lên tới 6000 km. Nguồn ảnh: Sina.
Hành trình bay thẳng sang Australia của vận tải cơ Kawasaki C-2 diễn ra khá thành công và được cho là sẽ mở ra một tương lai mới đối với dòng vận tải cơ quân sự do Nhật Bản tự chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.
Có giá thành vào khoảng 136 triệu USD cho mỗi chiếc, cao gấp 3 lần so với người tiền nhiệm Kawasaki C-1 trước đây của Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản, những gì mà vận tải cơ Kawasaki C-2 mang lại được đánh giá ngắn gọn là "đáng đồng tiền bát gạo". Nguồn ảnh: Sina.
Vận tải cơ Kawasaki C-2 có tầm bay vượt trội hoàn toàn so với Kawasaki C-1 trước đây, được cho là sẽ giúp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng khả năng triển khai quân của mình ra khắp thế giới sau khi Quốc hội Nhật bắt đầu nới lỏng điều 9 trong Hiến Pháp nước này, qua đó cho phép Nhật Bản triển khai quân tới các nước đồng minh của mình khi lợi ích đồng minh của Tokyo bị đe dọa. Nguồn ảnh: Sina.
Với việc được phép triển khai quân ra nước ngoài, các máy bay vận tải quân sự của Nhật Bản sẽ được "giải phóng" tầm bay, không còn bị giới hạn chỉ có thể bay trong nội địa như trước đây. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này được chứng tỏ ở chỗ, trọng tải của chiếc Kawasaki C-2 lớn gấp 5 lần loại Kawasaki C-1 đời trước tuy nhiên tầm bay lại tăng lên được hơn gấp đôi, cụ thể là từ 3300 km ở phiên bản C-1 lên tới 7600 km ở phiên bản C-2. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù có tải trọng lớn hơn nhiều lần, đường băng cất cánh mà chiếc máy bay quân sự vận tải chiến thuật đòi hỏi lại không nhiều, vẫn gần như tương tự so với yêu cầu của chiếc Kawasaki C-1. Cụ thể, Kawasaki C-2 cần đường băng tối thiểu 500 mét để cất cánh với tải trọng 26 tấn và đường băng dài 2300 mét để cất cánh với 37,6 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Sina.
Trần bay của Kawasaki C-2 vào khoảng 9.800 mét, tốc độ tối đa Mach 0,82 và có tốc độ hành trình Mach 0,8 tương đương với khoảng 890 km/h. Rõ ràng, việc nới lỏng các giới hạn của hiến pháp Nhật trong lĩnh vực quân sự đã giúp nước này cho ra đời các loại vũ khí và phương tiện quân sự không hề thua kém các nước phương Tây. Nguồn ảnh: Sina.
Được bắt đầu sản xuất từ năm 2016, trong tương lai những vận tải cơ Kawasaki C-2 chắc chắn sẽ trở thành kẻ thay thế sứng đáng cho loại Kawasaki C-1 đời cũ trước đây của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.
Thậm chí, Kawasaki C-2 còn có thể được xuất khẩu ra nước ngoài và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với những vận tải cơ của Mỹ, Nga và châu Âu. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, cái giá của sự ưu việt trên chiếc Kawasaki C-2 lại lên tới 136 triệu USD có thể sẽ trở thành rào cản để nó có thể tiếp cận thị trường vũ khí thế giới vốn đang đầy khó khăn hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.
Mời đọc giả xem video: Vận tải cơ chiến thuật Kawasaki C-2 của Nhật Bản trong một lần bay trình diễn. Nguồn: Youtube.