Theo tạp chí Flight Global, Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki đang kỳ vọng lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) sẽ đưa vào trang bị từ 20-40 chiếc máy bay vận tải Kawasaki C-2 sau chiếc đầu tiên đã được chuyển giao cho JASDF trong tháng 6 năm nay.Tới thời điểm hiện tại, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lẫn Kawasaki đều chưa công bố kế hoạch chi tiết về Kawasaki C-2 trong JASDF. Mà chỉ cho biết rằng, C-2 sẽ thay thế những chiếc Kawasaki C-1 đã lỗi thời được đưa vào trang bị từ những năm 1970. Ước tính Tokyo cần tới 30 chiếc C-2 để thay thế phi đội C-1 hiện tại với số lượng máy bay được đưa vào trang bị mới mỗi năm từ 3-4 chiếc hoặc tùy thuộc vào ngân sách mỗi năm của JASDF.Bên cạnh thị trường Nhật Bản, Kawasaki C-2 còn dành được sự quan tâm lớn từ các khách hàng nước ngoài khi giờ đây chính sách quốc phòng của Tokyo đã cởi mở hơn rất nhiều cho phép các công ty quốc phòng Nhật Bản tham gia thị trường vũ khí quốc tế.Kawasaki C-2 cũng là lựa chọn thay thế không thể tốt hơn đối với các quốc gia muốn loại biên dòng máy bay vận tải quân sự huyền thoại C-130, ứng cử viên của Nhật Bản có tầm bay lớn hơn và có khả năng vận tải vượt trội hơn hẳn so với C-130.Khả năng vận tải của Kawasaki C-2 là từ 26 tấn đến 37 tấn tùy thuộc vào đường băng nó phải cất cánh, khoang chứa hàng của nó cũng khá rộng có thể bỏ vừa một chiếc trực thăng UH-60JA hoặc xe tăng bánh lốp Maneuver Combat Vehicle tất cả chúng đều do Nhật Bản chế tạo.Sức mạnh của Kawasaki C-2 nằm ở hệ thống động cơ phản lực GE CF6-80C2K1F có công suất 59.740lbf mỗi chiếc cho phép máy bay di chuyển với vận tốc 918km/h, tầm hoạt động của nó cũng tùy thuộc vào trọng tải nó mang theo và với 36 tấn là khoảng 4.500km.Giá thành của mỗi chiếc Kawasaki C-2 ban đầu được Bộ Quốc phòng Nhật Bản ước tính chỉ khoảng 80 triệu USD vào năm 2008, tuy nhiên cho đến nay con số này đã lên tới 134 triệu USD. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến kế hoạch trang bị Kawasaki C-2 của JASDF trong tình hình kinh tế ảm đạm của Nhật Bản hiện tại.Trước tình thế đó Kawasaki cũng ấp ủ dự định phát triển một biến thể dân sự của Kawasaki C-2 phục vụ thị thường thương mại. Tuy nhiên, kế hoạch này bị coi là không khả thi và quá rủi ro cho chương trình phát triển Kawasaki C-2 hiện tại vốn đã chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu.
Theo tạp chí Flight Global, Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki đang kỳ vọng lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) sẽ đưa vào trang bị từ 20-40 chiếc máy bay vận tải Kawasaki C-2 sau chiếc đầu tiên đã được chuyển giao cho JASDF trong tháng 6 năm nay.
Tới thời điểm hiện tại, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lẫn Kawasaki đều chưa công bố kế hoạch chi tiết về Kawasaki C-2 trong JASDF. Mà chỉ cho biết rằng, C-2 sẽ thay thế những chiếc Kawasaki C-1 đã lỗi thời được đưa vào trang bị từ những năm 1970. Ước tính Tokyo cần tới 30 chiếc C-2 để thay thế phi đội C-1 hiện tại với số lượng máy bay được đưa vào trang bị mới mỗi năm từ 3-4 chiếc hoặc tùy thuộc vào ngân sách mỗi năm của JASDF.
Bên cạnh thị trường Nhật Bản, Kawasaki C-2 còn dành được sự quan tâm lớn từ các khách hàng nước ngoài khi giờ đây chính sách quốc phòng của Tokyo đã cởi mở hơn rất nhiều cho phép các công ty quốc phòng Nhật Bản tham gia thị trường vũ khí quốc tế.
Kawasaki C-2 cũng là lựa chọn thay thế không thể tốt hơn đối với các quốc gia muốn loại biên dòng máy bay vận tải quân sự huyền thoại C-130, ứng cử viên của Nhật Bản có tầm bay lớn hơn và có khả năng vận tải vượt trội hơn hẳn so với C-130.
Khả năng vận tải của Kawasaki C-2 là từ 26 tấn đến 37 tấn tùy thuộc vào đường băng nó phải cất cánh, khoang chứa hàng của nó cũng khá rộng có thể bỏ vừa một chiếc trực thăng UH-60JA hoặc xe tăng bánh lốp Maneuver Combat Vehicle tất cả chúng đều do Nhật Bản chế tạo.
Sức mạnh của Kawasaki C-2 nằm ở hệ thống động cơ phản lực GE CF6-80C2K1F có công suất 59.740lbf mỗi chiếc cho phép máy bay di chuyển với vận tốc 918km/h, tầm hoạt động của nó cũng tùy thuộc vào trọng tải nó mang theo và với 36 tấn là khoảng 4.500km.
Giá thành của mỗi chiếc Kawasaki C-2 ban đầu được Bộ Quốc phòng Nhật Bản ước tính chỉ khoảng 80 triệu USD vào năm 2008, tuy nhiên cho đến nay con số này đã lên tới 134 triệu USD. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến kế hoạch trang bị Kawasaki C-2 của JASDF trong tình hình kinh tế ảm đạm của Nhật Bản hiện tại.
Trước tình thế đó Kawasaki cũng ấp ủ dự định phát triển một biến thể dân sự của Kawasaki C-2 phục vụ thị thường thương mại. Tuy nhiên, kế hoạch này bị coi là không khả thi và quá rủi ro cho chương trình phát triển Kawasaki C-2 hiện tại vốn đã chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu.