Các máy bay vận tải Kawasaki C-1 của Nhật Bản được sản xuất từ năm 1974 để phục vụ cho Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Thường được biết tới với cái tên C-1, ít ai biết rằng những máy bay vận tải khổng lồ này được sản xuất bởi Tập đoàn Kawasaki thường được biết tới với các dòng moto phân khối lớn đình đám nhất của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.Được thiết kế từ năm 1946, ban đầu các máy bay vận tải C-1 được sản xuất để thay thế các máy bay vận tải lỗi loại C-46 Commandos ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 được Nhật Bản sử dụng trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Sina.Các máy bay vận tải Kawasaki C-1 được thiết kế như một máy bay vận tải quân sự chiến thuật, hai động cơ và có tầm bay ngắn. Tính tới thời điểm hiện tại các máy bay vậy tải C-1 vẫn đang phục vụ Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản tuy nhiên chúng sẽ sớm được thay thế bằng phiên bản Kawasaki C-2 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.Kawasaki C-1 có phi hành đoàn từ 2 tới 3 người tùy thuộc vào từng nhiệm vụ bay, nó có khả năng mang theo 8 tấn hàng hóa. Chiều dài của chiếc vận tải cơ quân sự này là 29 mét, sải cánh rộng 30,6 mét và có diện tích mặt cánh lên tới 120,5 mét vuông. Nguồn ảnh: Sina.Trọng lượng rỗng của Kawasaki C-1 vào khoảng 23,2 tấn. Được trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney JT8D-M-9 do Mitsubishi sản xuất, chiếc máy bay này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 38,7 tấn với sức chứa nhiên liệu dự trữ lên tới 15.200 lít. Nguồn ảnh: Sina.Tốc độ bay tối đa mà C-1 có thể đạt được vào khoảng 806 km/h, còn tốc độ trung bình là vào khoảng 657km/h với tầm hoạt động tối đa 3.300 km đi kèm lượng nhiên liệu dự trữ tối đa và 2,3 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Sina.Trần bay của Kawasaki C-1 vào khoảng 11.500 mét. Nguồn ảnh: Sina.Trong quá khứ, các vận tải cơ Kawasaki C-1 đã từng ba lần gặp tai nạn nghiêm trọng. Trong đó, vụ tai nạn năm 1983 là nghiêm trọng nhất khi hai chiếc C-1 va chạm với nhau trên không khiến tổng cộng 14 người thiệt mạng. Nguồn ảnh: Sina.Mới đây nhất là vào năm 2000, một máy bay C-1 đã rơi xuống vùng biển Nhật Bản khi đang bay thử nghiệm cùng 5 người bên trong, tất cả đều thiệt mạng. Nguồn ảnh: Sina.Phía Nhật Bản tổng cộng đang có 31 chiếc C-1 trong biên chế của mình, mỗi chiếc C-1 có giá vào khoảng 42 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.Trên thực tế, Nhật Bản hoàn toàn có thể cho ra đời được những máy bay vận tải với tầm hoạt động lớn không kém gì những vận tải cơ chiến lược của Mỹ và Nga. Tuy nhiên do bị giới hạn bởi hiến pháp sau CTTG 2, các vận tải cơ của Nhật khi được sản xuất ra đều bị cắt bớt tầm bay, đảm bảo chúng chỉ có thể hoạt động được ở trong nước, không thể triển khai ra nước ngoài được. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài nhiệm vụ vận tải, các vận tải cơ C-1 cũng có khả năng thả hàng tiếp tế từ trên không, triển khai lính dù và nhiều nhiệm vụ không vận khác. Nguồn ảnh: Sina.
Các máy bay vận tải Kawasaki C-1 của Nhật Bản được sản xuất từ năm 1974 để phục vụ cho Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Thường được biết tới với cái tên C-1, ít ai biết rằng những máy bay vận tải khổng lồ này được sản xuất bởi Tập đoàn Kawasaki thường được biết tới với các dòng moto phân khối lớn đình đám nhất của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.
Được thiết kế từ năm 1946, ban đầu các máy bay vận tải C-1 được sản xuất để thay thế các máy bay vận tải lỗi loại C-46 Commandos ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 được Nhật Bản sử dụng trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Các máy bay vận tải Kawasaki C-1 được thiết kế như một máy bay vận tải quân sự chiến thuật, hai động cơ và có tầm bay ngắn. Tính tới thời điểm hiện tại các máy bay vậy tải C-1 vẫn đang phục vụ Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản tuy nhiên chúng sẽ sớm được thay thế bằng phiên bản Kawasaki C-2 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Kawasaki C-1 có phi hành đoàn từ 2 tới 3 người tùy thuộc vào từng nhiệm vụ bay, nó có khả năng mang theo 8 tấn hàng hóa. Chiều dài của chiếc vận tải cơ quân sự này là 29 mét, sải cánh rộng 30,6 mét và có diện tích mặt cánh lên tới 120,5 mét vuông. Nguồn ảnh: Sina.
Trọng lượng rỗng của Kawasaki C-1 vào khoảng 23,2 tấn. Được trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney JT8D-M-9 do Mitsubishi sản xuất, chiếc máy bay này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 38,7 tấn với sức chứa nhiên liệu dự trữ lên tới 15.200 lít. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ bay tối đa mà C-1 có thể đạt được vào khoảng 806 km/h, còn tốc độ trung bình là vào khoảng 657km/h với tầm hoạt động tối đa 3.300 km đi kèm lượng nhiên liệu dự trữ tối đa và 2,3 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Sina.
Trần bay của Kawasaki C-1 vào khoảng 11.500 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quá khứ, các vận tải cơ Kawasaki C-1 đã từng ba lần gặp tai nạn nghiêm trọng. Trong đó, vụ tai nạn năm 1983 là nghiêm trọng nhất khi hai chiếc C-1 va chạm với nhau trên không khiến tổng cộng 14 người thiệt mạng. Nguồn ảnh: Sina.
Mới đây nhất là vào năm 2000, một máy bay C-1 đã rơi xuống vùng biển Nhật Bản khi đang bay thử nghiệm cùng 5 người bên trong, tất cả đều thiệt mạng. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Nhật Bản tổng cộng đang có 31 chiếc C-1 trong biên chế của mình, mỗi chiếc C-1 có giá vào khoảng 42 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Trên thực tế, Nhật Bản hoàn toàn có thể cho ra đời được những máy bay vận tải với tầm hoạt động lớn không kém gì những vận tải cơ chiến lược của Mỹ và Nga. Tuy nhiên do bị giới hạn bởi hiến pháp sau CTTG 2, các vận tải cơ của Nhật khi được sản xuất ra đều bị cắt bớt tầm bay, đảm bảo chúng chỉ có thể hoạt động được ở trong nước, không thể triển khai ra nước ngoài được. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài nhiệm vụ vận tải, các vận tải cơ C-1 cũng có khả năng thả hàng tiếp tế từ trên không, triển khai lính dù và nhiều nhiệm vụ không vận khác. Nguồn ảnh: Sina.