Mạng SyriaL mới đây đăng tải loạt ảnh một phi vụ không kích bằng máy bay tiêm kích MiG-23 của Không quân Syria nhắm vào các mục tiêu của phiến quân tại phía Nam tỉnh Idlib. Nguồn ảnh: SyriaLMặc dù là máy bay tiêm kích đánh chặn, tuy nhiên trong cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011 tới nay, các máy bay MiG-23 được huy động để làm nhiệm vụ “bất đắc dĩ” – không kích phiến quân đang tràn ngập khắp lãnh thổ quốc gia này. Ngoài MiG-23, ngay tới MiG-21 hay L-39 đều được triển khai cho vai trò ném bom, bắn rocket đối đất. Nguồn ảnh: SyriaLThiếu hệ thống ngắm thông minh cũng như chỉ mang được bom không điều khiển khiến các máy bay MiG-23 khi ném bom phải thực hiện chiến thuật bổ nhào. Nguồn ảnh: SyriaLViệc bổ nhào khiến máy bay rơi vào tầm hỏa lực của địch – đây là thời điểm sinh tử của các phi công tiêm kích ném bom. Nguồn ảnh: SyriaLSau khi ném bom xong, chiếc MiG-23 ngay lập tức tăng lực động cơ, đồng thời bắn pháo sáng thu hút hỏa tiển địch từ mặt đất và rút chạy thật nhanh về căn cứ. Nguồn ảnh: SyriaLCuộc không kích có vẻ hơi thiếu chính xác. Nguồn ảnh: SyriaLHỏa lực phòng không tầm thấp của đối phương đang bắn về hướng chiếc MiG-23. Nguồn ảnh: SyriaLTheo các tài liệu quốc tế, Không quân Syria có khoảng 136 chiếc máy bay MiG-23 trước chiến tranh. Không rõ bao nhiêu máy bay đã bị mất trong các năm tháng chiến sự ác liệt. Nguồn ảnh: SputnikChiếm số lượng quá nửa (đến 80 chiếc) là phiên bản máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-23MLD - thế hệ phiên bản hiện đại hóa cuối cùng dòng tiêm kích đánh chặn MiG-23. MiG-23MLD được trang bị hệ thống radar mới tốt hơn, bổ sung radar báo động sớm và hệ thống pháo sáng mồi bẫy. Về mặt hỏa lực, nó có thể mang được tên lửa không đối không Vympel R-73. Nguồn ảnh: Daily MailPhần còn lại là 50 chiếc MiG-23BN - phiên bản tiêm kích - bom của dòng máy bay MiG-23. Tuy nhiên, loại này hóa ra lại không được Syria sử dụng nhiều, hoặc ít nhất là hiếm gặp trên chiến trường. Những chiếc MiG-23BN được trang bị hệ thống ném bom tốt hơn MiG-23MLD, cụ thể là hệ thống ngắm tấn công mặt đất Sokol-23 cải thiện đáng kể độ chính xác khi ném bom. Phần mũi buồng lái được thiết kế lại cho phi công có tầm nhìn tốt hơn, kính chắn gió có khả năng chống đạn. Nguồn ảnh: SputnikCả MiG-23MLD và BN đều có khả năng mang tới 3 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, bom hàng không và rocket. Nguồn ảnh: SinaTrong ảnh, những chiếc tiêm kích MiG-23MLD phải mang những quả bom đã rỉ sét tại một căn cứ của Không quân Syria. Nguồn ảnh: SinaHình ảnh hiếm hoi MiG-23MLD trực chiến tuần tra không phận với tên lửa không đối không tầm trung R-23 và tên lửa tầm ngắn R-60. Nguồn ảnh: SinaMiG-23 được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe độc đáo cho phép bay tầm thấp với tốc độ cao. Nó có thể đạt tốc độ tối đến 2.445km/h, trần bay đến 18,5km, vận tốc leo cao tới 240m/s. Nguồn ảnh: Sina
Mạng SyriaL mới đây đăng tải loạt ảnh một phi vụ không kích bằng máy bay tiêm kích MiG-23 của Không quân Syria nhắm vào các mục tiêu của phiến quân tại phía Nam tỉnh Idlib. Nguồn ảnh: SyriaL
Mặc dù là máy bay tiêm kích đánh chặn, tuy nhiên trong cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011 tới nay, các máy bay MiG-23 được huy động để làm nhiệm vụ “bất đắc dĩ” – không kích phiến quân đang tràn ngập khắp lãnh thổ quốc gia này. Ngoài MiG-23, ngay tới MiG-21 hay L-39 đều được triển khai cho vai trò ném bom, bắn rocket đối đất. Nguồn ảnh: SyriaL
Thiếu hệ thống ngắm thông minh cũng như chỉ mang được bom không điều khiển khiến các máy bay MiG-23 khi ném bom phải thực hiện chiến thuật bổ nhào. Nguồn ảnh: SyriaL
Việc bổ nhào khiến máy bay rơi vào tầm hỏa lực của địch – đây là thời điểm sinh tử của các phi công tiêm kích ném bom. Nguồn ảnh: SyriaL
Sau khi ném bom xong, chiếc MiG-23 ngay lập tức tăng lực động cơ, đồng thời bắn pháo sáng thu hút hỏa tiển địch từ mặt đất và rút chạy thật nhanh về căn cứ. Nguồn ảnh: SyriaL
Cuộc không kích có vẻ hơi thiếu chính xác. Nguồn ảnh: SyriaL
Hỏa lực phòng không tầm thấp của đối phương đang bắn về hướng chiếc MiG-23. Nguồn ảnh: SyriaL
Theo các tài liệu quốc tế, Không quân Syria có khoảng 136 chiếc máy bay MiG-23 trước chiến tranh. Không rõ bao nhiêu máy bay đã bị mất trong các năm tháng chiến sự ác liệt. Nguồn ảnh: Sputnik
Chiếm số lượng quá nửa (đến 80 chiếc) là phiên bản máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-23MLD - thế hệ phiên bản hiện đại hóa cuối cùng dòng tiêm kích đánh chặn MiG-23. MiG-23MLD được trang bị hệ thống radar mới tốt hơn, bổ sung radar báo động sớm và hệ thống pháo sáng mồi bẫy. Về mặt hỏa lực, nó có thể mang được tên lửa không đối không Vympel R-73. Nguồn ảnh: Daily Mail
Phần còn lại là 50 chiếc MiG-23BN - phiên bản tiêm kích - bom của dòng máy bay MiG-23. Tuy nhiên, loại này hóa ra lại không được Syria sử dụng nhiều, hoặc ít nhất là hiếm gặp trên chiến trường. Những chiếc MiG-23BN được trang bị hệ thống ném bom tốt hơn MiG-23MLD, cụ thể là hệ thống ngắm tấn công mặt đất Sokol-23 cải thiện đáng kể độ chính xác khi ném bom. Phần mũi buồng lái được thiết kế lại cho phi công có tầm nhìn tốt hơn, kính chắn gió có khả năng chống đạn. Nguồn ảnh: Sputnik
Cả MiG-23MLD và BN đều có khả năng mang tới 3 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, bom hàng không và rocket. Nguồn ảnh: Sina
Trong ảnh, những chiếc tiêm kích MiG-23MLD phải mang những quả bom đã rỉ sét tại một căn cứ của Không quân Syria. Nguồn ảnh: Sina
Hình ảnh hiếm hoi MiG-23MLD trực chiến tuần tra không phận với tên lửa không đối không tầm trung R-23 và tên lửa tầm ngắn R-60. Nguồn ảnh: Sina
MiG-23 được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe độc đáo cho phép bay tầm thấp với tốc độ cao. Nó có thể đạt tốc độ tối đến 2.445km/h, trần bay đến 18,5km, vận tốc leo cao tới 240m/s. Nguồn ảnh: Sina