Giải mã trận đấu xe tăng cuối cùng của thế kỷ 20 (2)

Google News

(Kiến Thức) - Dù sở hữu cỡ nòng pháo lớn hơn, lợi thế chiến thuật tốt hơn nhưng lực lượng xe tăng và thiết giáp của Iraq vẫn gục ngã trước sức mạnh vũ bão của các đơn vị tăng thiết giáp Mỹ.

Sau giây phút bất ngờ ban đầu, lực lượng xe tăng Mỹ đã kêu gọi trợ giúp từ rất nhiều các đơn vị mặt đất khác và các xe thiết giáp Bradley trong khu vực đã có mặt để tham chiến.
Các xe thiết giáp Bradley vốn dĩ chỉ là xe chiến đấu bộ binh, tuy nhiên đều được trang bị hệ thống TOW – loại tên lửa chống tăng có điều khiển hiện đại bậc nhất thời điểm bấy giờ, có khả năng tiêu diệt mọi loại xe tăng cùng thời chỉ với một phát bắn duy nhất.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (2)
 Xe tăng Mỹ trong trận chiến 73 Easting. Ảnh: Bel.
Các xe tăng của Mỹ dưới sự hỗ trợ hoả lực và chỉ điểm của xe chiến đấu bộ binh Bradley đã tiến mở rộng được một lỗ rộng 5 km trên phòng tuyến của thiết giáp Iraq, ngay sau đó các thiết giáp Bradley đã tiến vào phía bên trong để tiếp tục tìm kiếm và tiêu diệt lớp phòng thủ thứ hai trên phòng tuyến này – tuy nhiên không có tuyến phòng thủ thứ hai nào được tìm ra, phòng tuyến này chỉ có một lớp.
Khi toàn bộ lực lượng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của Mỹ được lệnh dừng lại, họ đã tiêu diệt tổng cộng 30 xe tăng và 14 xe bọc thép của phía Iraq. Ước tính có khoảng hơn 300 lính Iraq bị thương vong, trong đó bao gồm một số lượng lớn là bộ binh.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (2)-Hinh-2
 Xe tăng Iraq bị phía Mỹ tiêu diệt trong trận chiến 73 Easting ngắn ngủi. Ảnh: Bra.
Lo ngại lực lượng Iraq có thể tập hợp lại sau khi rút lui và phản công, chỉ huy các lực lượng thiết giáp Mỹ - khi này đã trở thành một lực lượng hỗn hợp với đủ mọi loại phương tiện chiến đấu – ra lệnh tiếp tục truy kích, không cho đối phương có cơ hội tái tổ chức lại lực lượng.
Mặc dù vậy, lo sợ phòng tuyến của phía Iraq được khép lại ngay sau đó sẽ khiến toàn bộ lực lượng thiết giáp truy kích của phía Mỹ bị rơi vào vòng bao vây, chỉ huy trưởng Trung đoàn Tăng kỵ số 2 – khi này cũng là chỉ huy lực lượng hỗn hợp bao gồm các đơn vị xe tăng cũng như xe chiến đấu bộ binh tăng pháo buộc phải ra lệnh dừng truy kích. Lệnh dừng truy kích này được đưa ra chỉ 23 phút sau khi phát pháo đầu tiên được khai hoả.
Báo cáo tổng kết của trận đấu xe tăng đánh chóng vánh này cho thấy, dù bị bất lợi về mọi mặt, bao gồm cả bất lợi về tin tình báo và về thế trận khi hai bên giao tranh, quân đội Mỹ vẫn chiến thắng tuyệt đối. Theo đánh giá của Mỹ, lực lượng thiết giáp bị họ tiêu diệt nằm ở cánh trái của lực lượng chủ lực Iraq, có nhiệm vụ bảo vệ sườn trái trong quá trình quân đội Iraq rút lui khỏi Kuwait, toàn bộ lực lượng này đã bị đánh bật chỉ sau hơn 20 phút giao tranh. Trong khi đó đổi lại, quân đội Mỹ chỉ bị hư hại nặng một xe tăng trong giao tranh và vài chiếc khác bị hư hỏng nhẹ, chủ yếu do cán phải mìn chống tăng.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (2)-Hinh-3
 Xe tăng M1 Abrams - loại xe tăng chủ lực được Mỹ sử dụng từ những năm 80 cho tới tận ngày này. Ảnh: NI.
Tối hôm đó, lực lượng thiết giáp Mỹ đã sử dụng các xe chiến đấu bộ binh Bradley tốc độ cao để kêu gọi quân Iraq trong khu vực ra đầu hàng. Đáp lại lời kêu gọi đầu hàng này, đã có 250 lính Iraq ra đầu hàng.
Tổng kết lại toàn bộ trận chiến 73 Easting, phía Iraq đã chịu thiệt hại khoảng 160 xe tăng, bị bắt làm tù binh 1300 lính, khoảng 1000 lính thương vong, 180 xe chở quân cùng 12 pháo kéo bị tiêu diệt hoàn toàn. Đổi lại, phía Mỹ chỉ có 6 lính bị thiệt mạng, 19 lính bị thương và duy nhất một thiết giáp Bradley bị tiêu diệt.
Chiến thắng áp đảo do đâu?
Trong bối cảnh các xe tăng hiện đại bậc nhất của Liên Xô/Nga thời điểm bấy giờ bị tiêu diệt như ngả rạ ở Trung Đông, dù không thể thừa nhận được khả năng vận hành kém cỏi của binh lính Iraq nhưng không ít chuyên gia Liên Xô/Nga cũng thừa nhận rằng dòng xe tăng T-72 của quốc gia này – ít nhất là phiên bản xuất khẩu cho phía Iraq hoàn toàn bị áp đảo bởi M1 Abrams trên chiến trường.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (2)-Hinh-4
 Khẩu pháo cỡ 125mm trên xe tăng T-72 của Iraq là khẩu pháo xe tăng cỡ nòng lớn nhất thế giới cho tới tận ngày nay, mọi xe tăng chủ lực của phương Tây chỉ có cỡ nòng tối đa 120mm.
Mặc dù M1 Abrams chỉ được trang bị khẩu pháo cỡ nòng 120mm nhưng bù lại, khẩu pháo này lại có loại đạn chết người đó là đạn Uranium nghèo. Về cơ bản loại đạn này không sử dụng thuốc nổ, nó chỉ có độ xuyên cao hơn nhiều so với các loại đạn chống tăng thông thường. Bên cạnh đó, xe tăng M1 Abrams của Mỹ cũng được trang bị giáp phức hợp (composite) bao gồm nhiều lớp gồm thép, nhựa, gốm và chân không. Kiểu giáp này cho phép xe tăng M1 Abrams sống sót được trước những phát bắn chết người từ khẩu pháo 125mm từ các xe tăng T-72 của Iraq.
Tuy nhiên cũng không thể không nhắc tới những thiếu sót mà quân đội Mỹ rút ra sau hai ngày xảy ra cuộc chiến này. Trong các thiếu sót được quân đội Mỹ kết luận lại và gửi cho Lầu Năm Góc sau này, thiếu sót lớn nhất là khả năng định vị khi tác chiến giữa xa mạc, khí hậu xa mạc cực kỳ khắc nghiệt cho người và phương tiện chiến đấu cũng như các trở ngại về địa lý khiến việc hành quân không được thuận lợi.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (2)-Hinh-5
 Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống GPS được đưa vào sử dụng và thể hiện sức mạnh của mình trong việc giúp quân lính Mỹ "phóng xe" vượt xa mạc mà không sợ lạc. Ảnh: Museum.
Việc quân đội Mỹ chiến thắng Iraq trong trận chiến này cũng được coi là sự may mắn khi phía Iraq không được chuẩn bị và không có kỹ năng tác chiến quy mô lớn trên địa hình sa mạc. 73 Easting cũng là lần đầu tiên quân đội Mỹ đưa hệ thống định vị toàn cầu GPS vào sử dụng trong chiến dịch bão táp sa mạc – dù còn rất nhiều lỗi và khả năng định vị kém, thiết bị này cũng được coi là thứ giúp Mỹ chiếm được ưu thế trước đối phương – vốn không hề có thiết bị định vị và luôn trong trạng thái “mù dở” giữa sa mạc mênh mông.

Mời độc giả xem Video: Trận chiến 73 Easting.


Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)