Đi vào phục vụ từ năm 1980, đến nay M1 Abrams vẫn là dòng xe tăng chủ lực duy nhất của Quân đội Mỹ. Nó được xem là một trong những dòng tăng mạnh nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Khoảng 10.000 chiếc M1 Abrams đã được sản xuất suốt từ năm 1979 tới nay, đơn giá một chiếc ước tính 6-8 triệu USD tùy phiên bản. Nguồn ảnh: WikipediaCũng như hầu hết các dòng tăng trên thế giới, xe tăng M1 Abrams được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau, nổi bật và đáng nhớ nhất là hai phiên bản nâng cấp lớn: M1A1 (sản xuất từ năm 1985) với sửa đổi lớn giáp bảo vệ và hỏa lực (pháo M256 120mm) và M1A2 (sản xuất 1986), nâng cấp mạnh về giáp bảo vệ... Bên cạnh đó, General Dynamics Land Systems còn phát triển hàng loạt phiên bản khác nhưng hiếm khi được biết tới. Nguồn ảnh: WikipediaMột trong số đó là phiên bản thử nghiệm M1 TTB - với tính năng tương đương T-14 Armata hay là phải nói ngược lại rằng T-14 Armata tương tự M1 TTB ra đời từ lâu. Nguồn ảnh: Armored WarfaceCụ thể, nguyên mẫu M1 TTB trang bị tháp pháo không người lái lắp pháo nòng trơn M256 152mm cùng hệ thống nạp đạn tự động, kíp lái 3 người ngồi trong capsule bọc thép nằm trước thân. Đây là hai công nghệ nổi đình đám trên xe tăng T-14 Armata mà Nga ra mắt cách đây không lâu. Nguồn ảnh: Warfare TechnologyNguyên mẫu tiên tiến CATTB được phát triển và thử nghiệm trong năm 1987-1988. Nguyên mẫu này được trang bị khẩu pháo hạng nhẹ 120mm, tháp pháo và thân xe được nâng cấp giáp bảo vệ. Nguồn ảnh: ModDBNguyên mẫu M1 Thumper do Lockheed Martin phát triển, có hình dáng tương tự CATTB thế nhưng được trang bị đại pháo nòng trơn 140mm XM291 ATACS. Nguồn ảnh: ModDBDự án M1 Thumper với đại bác 140mm bị hủy bỏ vào cuối những năm 1980. Nếu được đưa vào phục vụ, M1 Thumper hứa hẹn sẽ trở thành vũ khí diệt tăng đáng gờm khiến các dòng tăng T-80 hiện đại nhất Liên Xô (Nga) giai đoạn cuối những năm 1980, đầu 1990 phải khiếp sợ. Nguồn ảnh: ModDBNgoài các mẫu tăng thử nghiệm, các phiên bản xe hỗ trợ chiến trường của M1 Abrams cũng hiếm được để ý. Năm 1995, nguyên mẫu công binh chiến đấu cơ động M1 Grizzly chính thức ra đời. Ban đầu Quân đội Mỹ định đặt mua 366 chiếc, thế nhưng dự án sau đó bị hủy bỏ vì thiếu kinh phí. Nguồn ảnh: Military-TodayM1 Grizzly được phát triển cho nhiệm vụ phá bỏ chướng ngại vật trên đường hành quân, dọn dẹp các bãi mìn để tạo điều kiện cho lực lượng phía sau tấn công. Với nhiệm vụ đó, Grizzly được trang lưỡi ủi rộng 4,5m có thể chịu được sức nổ của mìn, chống được đạn cùng một cần cẩu dài 10m. Nguồn ảnh: FasXe dọn mìn M1 Panther II được thiết kế cho nhiệm vụ dọn sạch các bãi mìn. Chỉ có 6 chiếc được chế tạo cho Quân đội Mỹ, đã từng được sử dụng tại Bosnia, Kosovo và Iraq. Nguồn ảnh: Military-TodayPanther II được chế tạo trên cơ sở khung thân tăng Abrams, gỡ bỏ tháp pháo, hệ thống phá mìn được bố trí lắp trước thân xe. Ưu điểm của dòng xe phá mìn này là khả năng hoạt động tự hành không cần người lái phục vụ dọn dẹp bãi mìn trong cự ly đến 800m. Để điều khiển chỉ cần một người với bộ CCTV. Nguồn ảnh: Prime PortalHệ thống cầu tự hành hạng nặng M104 Wolverine được phát triển trên khung bệ tăng Abrams từ năm 1983, nhưng mãi tới năm 1996 mới đưa vào thử nghiệm và đến 2003 mới trang bị chính thức. Nó có thể thiết lập cây cầu dài 26m chịu tải tối đa 70 tấn. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống cầu đột kích liên quân JAB được phát triển trên khung bệ Abrams hứa hẹn sẽ phục vụ từ năm 2019 thay thế M104 Wolverine. Nguồn ảnh: DRS TechnologiesXe bọc thép phá mìn M1 ABV được được vào phục vụ năm 2010 trong thành phần thủy quân lục chiến Mỹ. Nó được thiết kế để dọn dẹp bãi mìn, thiết bị nổ tự tạo bố trí trên tuyến đường bộ binh, xe tăng đi qua. "Con quái vật" này nặng 72 tấn, dài 12m, lắp động cơ 1.500 mã lực, trang bị vũ khí hạng nhẹ với đại liên 12,7mm. Tháp pháo vẫn được giữ lại nhưng không có pháo chính, lắp giáp phản ứng nổ xung quanh. Nguồn ảnh: WikipediaM1 ABV được trang bị liều phá mìn kiểu dây dài M58 MICLIC - kết cấu như đạn rocket mang theo chất nổ C4. Khi bắn, đạn rocket này sẽ kéo theo dây mìn C4 chùm lên khu vực nghi có mìn, phát nổ và đồng thời kích nổ luôn đám mìn. M1 ABV lần đầu được sử dụng vào sáng ngày 3/12/2009 tại tỉnh Helmad, Afghanistan. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đi vào phục vụ từ năm 1980, đến nay M1 Abrams vẫn là dòng xe tăng chủ lực duy nhất của Quân đội Mỹ. Nó được xem là một trong những dòng tăng mạnh nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Khoảng 10.000 chiếc M1 Abrams đã được sản xuất suốt từ năm 1979 tới nay, đơn giá một chiếc ước tính 6-8 triệu USD tùy phiên bản. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cũng như hầu hết các dòng tăng trên thế giới, xe tăng M1 Abrams được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau, nổi bật và đáng nhớ nhất là hai phiên bản nâng cấp lớn: M1A1 (sản xuất từ năm 1985) với sửa đổi lớn giáp bảo vệ và hỏa lực (pháo M256 120mm) và M1A2 (sản xuất 1986), nâng cấp mạnh về giáp bảo vệ... Bên cạnh đó, General Dynamics Land Systems còn phát triển hàng loạt phiên bản khác nhưng hiếm khi được biết tới. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một trong số đó là phiên bản thử nghiệm M1 TTB - với tính năng tương đương T-14 Armata hay là phải nói ngược lại rằng T-14 Armata tương tự M1 TTB ra đời từ lâu. Nguồn ảnh: Armored Warface
Cụ thể, nguyên mẫu M1 TTB trang bị tháp pháo không người lái lắp pháo nòng trơn M256 152mm cùng hệ thống nạp đạn tự động, kíp lái 3 người ngồi trong capsule bọc thép nằm trước thân. Đây là hai công nghệ nổi đình đám trên xe tăng T-14 Armata mà Nga ra mắt cách đây không lâu. Nguồn ảnh: Warfare Technology
Nguyên mẫu tiên tiến CATTB được phát triển và thử nghiệm trong năm 1987-1988. Nguyên mẫu này được trang bị khẩu pháo hạng nhẹ 120mm, tháp pháo và thân xe được nâng cấp giáp bảo vệ. Nguồn ảnh: ModDB
Nguyên mẫu M1 Thumper do Lockheed Martin phát triển, có hình dáng tương tự CATTB thế nhưng được trang bị đại pháo nòng trơn 140mm XM291 ATACS. Nguồn ảnh: ModDB
Dự án M1 Thumper với đại bác 140mm bị hủy bỏ vào cuối những năm 1980. Nếu được đưa vào phục vụ, M1 Thumper hứa hẹn sẽ trở thành vũ khí diệt tăng đáng gờm khiến các dòng tăng T-80 hiện đại nhất Liên Xô (Nga) giai đoạn cuối những năm 1980, đầu 1990 phải khiếp sợ. Nguồn ảnh: ModDB
Ngoài các mẫu tăng thử nghiệm, các phiên bản xe hỗ trợ chiến trường của M1 Abrams cũng hiếm được để ý. Năm 1995, nguyên mẫu công binh chiến đấu cơ động M1 Grizzly chính thức ra đời. Ban đầu Quân đội Mỹ định đặt mua 366 chiếc, thế nhưng dự án sau đó bị hủy bỏ vì thiếu kinh phí. Nguồn ảnh: Military-Today
M1 Grizzly được phát triển cho nhiệm vụ phá bỏ chướng ngại vật trên đường hành quân, dọn dẹp các bãi mìn để tạo điều kiện cho lực lượng phía sau tấn công. Với nhiệm vụ đó, Grizzly được trang lưỡi ủi rộng 4,5m có thể chịu được sức nổ của mìn, chống được đạn cùng một cần cẩu dài 10m. Nguồn ảnh: Fas
Xe dọn mìn M1 Panther II được thiết kế cho nhiệm vụ dọn sạch các bãi mìn. Chỉ có 6 chiếc được chế tạo cho Quân đội Mỹ, đã từng được sử dụng tại Bosnia, Kosovo và Iraq. Nguồn ảnh: Military-Today
Panther II được chế tạo trên cơ sở khung thân tăng Abrams, gỡ bỏ tháp pháo, hệ thống phá mìn được bố trí lắp trước thân xe. Ưu điểm của dòng xe phá mìn này là khả năng hoạt động tự hành không cần người lái phục vụ dọn dẹp bãi mìn trong cự ly đến 800m. Để điều khiển chỉ cần một người với bộ CCTV. Nguồn ảnh: Prime Portal
Hệ thống cầu tự hành hạng nặng M104 Wolverine được phát triển trên khung bệ tăng Abrams từ năm 1983, nhưng mãi tới năm 1996 mới đưa vào thử nghiệm và đến 2003 mới trang bị chính thức. Nó có thể thiết lập cây cầu dài 26m chịu tải tối đa 70 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống cầu đột kích liên quân JAB được phát triển trên khung bệ Abrams hứa hẹn sẽ phục vụ từ năm 2019 thay thế M104 Wolverine. Nguồn ảnh: DRS Technologies
Xe bọc thép phá mìn M1 ABV được được vào phục vụ năm 2010 trong thành phần thủy quân lục chiến Mỹ. Nó được thiết kế để dọn dẹp bãi mìn, thiết bị nổ tự tạo bố trí trên tuyến đường bộ binh, xe tăng đi qua. "Con quái vật" này nặng 72 tấn, dài 12m, lắp động cơ 1.500 mã lực, trang bị vũ khí hạng nhẹ với đại liên 12,7mm. Tháp pháo vẫn được giữ lại nhưng không có pháo chính, lắp giáp phản ứng nổ xung quanh. Nguồn ảnh: Wikipedia
M1 ABV được trang bị liều phá mìn kiểu dây dài M58 MICLIC - kết cấu như đạn rocket mang theo chất nổ C4. Khi bắn, đạn rocket này sẽ kéo theo dây mìn C4 chùm lên khu vực nghi có mìn, phát nổ và đồng thời kích nổ luôn đám mìn. M1 ABV lần đầu được sử dụng vào sáng ngày 3/12/2009 tại tỉnh Helmad, Afghanistan. Nguồn ảnh: Wikipedia