Dù mục tiêu bị hạ gục ngay trong lần bắn thử đầu tiên thế nhưng đối tượng tác chiến của tổ hợp phòng không Pantsir-SM chỉ là một máy bay không người lái. Tuy nhiên truyền thông Nga vẫn nức lòng khen ngợi tổ hợp này và thậm chí còn đòi xếp Pantsir-SM vào loại tổ hợp phòng không tầm trung thay vì chỉ là tầm ngắn như xếp loại hiện tại được Nga công bố. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Trước đó, Quân đội Nga đã tổ chức 54 buổi huấn luyện nâng cao để các sĩ quan phòng không nước này làm quen với biến thể mới nhất của tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 trong đầu tháng 4 vừa qua. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Theo thông cáo báo chí được phát đi sau đó, Pantsir-SM đã bắt được mục tiêu ở khoảng cách tối đa 75 km và khoảng cách khoá mục tiêu của tổ hợp phòng không Pantsir-SM cũng đã được cải thiện đáng kể lên tới 40 km - gấp đôi so với khoảng cách bắt bám mục tiêu của Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Hiện tại vẫn chưa có những hình ảnh đầu tiên về tổ hợp Pantsir-SM. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, tổ hợp này đang được Nga đặt trên khung gầm xe vận tải bánh hơi 8x8. Ngoài ra nhiều nguồn tin cho rằng, Pantsir-SM cũng đang được sẵn sàng để trang bị lên các cơ cấu khung gầm khác nếu cần như mọi tổ hợp Pantsir khác. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Cũng theo truyền thông Nga, ngoài việc tăng tầm dẫn bắn lên tối đa 40 km, Pantsir-SM còn có khả năng tăng số lượng mục tiêu được bắt bám cùng lúc và có khả năng phát hiện mục tiêu bay với diện tích phản xạ radar nhỏ hơn nhiều lần so với radar trên Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Như vậy, có thể nói nâng cấp đáng kể nhất của Pantsir-SM so với các phiên bản trước đó là nâng cấp về radar. Việc Nga nâng cấp mạnh về hệ thống radar cũng là lý do để truyền thông nước này "đòi" xếp Pantsir-SM vào hạng phòng không tầm trung thay vì tầm gần như hiện tại. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Ngoài ra, Pantsir-SM còn được cho là tương thích với nhiều loại mục tiêu bay bao gồm đạn pháo tầm xa, tên lửa hành trình hoặc mọi loại tên lửa có tốc độ siêu âm, máy bay không người lái và máy bay không người lái có vũ trang. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Khác với các tổ hợp Pantsir-S1 trước đây, Pantsir-SM cũng được cho là có khả năng tương thích với các loại mục tiêu tương lai như UAV tàng hình mang vũ trang hoặc các loại UAV kích thước nhỏ dùng cho nhiệm vụ trinh sát. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Hiện vẫn chưa rõ đến bao giờ thì các tổ hợp Pantsir-SM đầu tiên của Nga sẽ được đưa vào sử dụng trong biên chế chính thức. Trước đó vào năm 2017, phía Nga khẳng định sẽ đưa Pantsir-SM vào biên chế chính thức từ năm 2018 nhưng dường như quá trình này đã bị chậm vì tới tháng 4/2019, khoá... tập huấn lý thuyết và bắn đạn thật Pantsir-SM mới chính thức được thực hiện. Nguồn ảnh: Armyrecognition. Mời độc giả xem Video: Tổ hợp Pantsir-S1 tại Syria bị không quân Israel tiêu diệt.
Dù mục tiêu bị hạ gục ngay trong lần bắn thử đầu tiên thế nhưng đối tượng tác chiến của tổ hợp phòng không Pantsir-SM chỉ là một máy bay không người lái. Tuy nhiên truyền thông Nga vẫn nức lòng khen ngợi tổ hợp này và thậm chí còn đòi xếp Pantsir-SM vào loại tổ hợp phòng không tầm trung thay vì chỉ là tầm ngắn như xếp loại hiện tại được Nga công bố. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Trước đó, Quân đội Nga đã tổ chức 54 buổi huấn luyện nâng cao để các sĩ quan phòng không nước này làm quen với biến thể mới nhất của tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 trong đầu tháng 4 vừa qua. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Theo thông cáo báo chí được phát đi sau đó, Pantsir-SM đã bắt được mục tiêu ở khoảng cách tối đa 75 km và khoảng cách khoá mục tiêu của tổ hợp phòng không Pantsir-SM cũng đã được cải thiện đáng kể lên tới 40 km - gấp đôi so với khoảng cách bắt bám mục tiêu của Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Hiện tại vẫn chưa có những hình ảnh đầu tiên về tổ hợp Pantsir-SM. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, tổ hợp này đang được Nga đặt trên khung gầm xe vận tải bánh hơi 8x8. Ngoài ra nhiều nguồn tin cho rằng, Pantsir-SM cũng đang được sẵn sàng để trang bị lên các cơ cấu khung gầm khác nếu cần như mọi tổ hợp Pantsir khác. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Cũng theo truyền thông Nga, ngoài việc tăng tầm dẫn bắn lên tối đa 40 km, Pantsir-SM còn có khả năng tăng số lượng mục tiêu được bắt bám cùng lúc và có khả năng phát hiện mục tiêu bay với diện tích phản xạ radar nhỏ hơn nhiều lần so với radar trên Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Như vậy, có thể nói nâng cấp đáng kể nhất của Pantsir-SM so với các phiên bản trước đó là nâng cấp về radar. Việc Nga nâng cấp mạnh về hệ thống radar cũng là lý do để truyền thông nước này "đòi" xếp Pantsir-SM vào hạng phòng không tầm trung thay vì tầm gần như hiện tại. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Ngoài ra, Pantsir-SM còn được cho là tương thích với nhiều loại mục tiêu bay bao gồm đạn pháo tầm xa, tên lửa hành trình hoặc mọi loại tên lửa có tốc độ siêu âm, máy bay không người lái và máy bay không người lái có vũ trang. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Khác với các tổ hợp Pantsir-S1 trước đây, Pantsir-SM cũng được cho là có khả năng tương thích với các loại mục tiêu tương lai như UAV tàng hình mang vũ trang hoặc các loại UAV kích thước nhỏ dùng cho nhiệm vụ trinh sát. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Hiện vẫn chưa rõ đến bao giờ thì các tổ hợp Pantsir-SM đầu tiên của Nga sẽ được đưa vào sử dụng trong biên chế chính thức. Trước đó vào năm 2017, phía Nga khẳng định sẽ đưa Pantsir-SM vào biên chế chính thức từ năm 2018 nhưng dường như quá trình này đã bị chậm vì tới tháng 4/2019, khoá... tập huấn lý thuyết và bắn đạn thật Pantsir-SM mới chính thức được thực hiện. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp Pantsir-S1 tại Syria bị không quân Israel tiêu diệt.