Trước thềm triển lãm hải quân MAKS 2017 tổ chức ở St Petersburg, Hải quân Nga đã bất ngờ lộ diện hình dạng của tổ hợp phòng không Pantsir-M – phiên bản của tổ hợp Pantsir-S1 danh tiếng trong Lục quân Nga. Nguồn ảnh: SinaĐiều gây bất ngờ nhất của Pantsir-M trong lần đầu lộ diện chính thức nguyên mẫu thay vì là mô hình đó là kết cấu khá đơn giản, trông không hầm hố như Pantsir-S1. Ngoài ra, còn là việc thay đổi hệ thống vũ khí. Trông Pantsir-M giống với tổ hợp Palma-SU mà Việt Nam đang sử dụng hơn là Pantsir-S1 – dù chúng có họ hàng với nhau. Nguồn ảnh: SinaCụ thể, về thành phần pháo phòng không, Pantsir-M dùng cặp pháo GSh-6-30K/AO-18KD 6 nòng cỡ 30mm thay vì khẩu 2A38 nòng đơn trên Pantsir-S1. Cặp pháo GSh-6-30K đạt tốc độ bắn tổng cộng 10.000-12.000 phát/phút, bắn nhanh hơn rất nhiều so với cặp pháo 2A38. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, Pantsir-M chỉ có khả năng triển khai 8 tên lửa trên bệ phóng thay vì 12 như của Pantsir-S1. Nguồn ảnh: SinaTheo một số nguồn tin, một module chiến đấu Pantsir-M có thể đồng thời tiêu diệt 4 mục tiêu với 4 đạn tên lửa và cùng kho vũ khí 32 quả đạn. Bên cạnh đó cũng có nguồn tin cho rằng, Pantsir-M có khả năng triển khai tên lửa Hermes-K có tầm bắn lên tới...100km. Nguồn ảnh: SinaPantsir-M có thể được coi là phiên bản mới nhất của hệ thống Pantsir-S1 được phép giới thiệu. Pantsir-S1 là hệ thống vũ khí pháo - tên lửa phòng không tầm trung - ngắn do Cục thiết kế KBP ở Tula phát triển và sản xuất tại nhà máy cơ khí Ulyanovsk từ năm 2008 tới nay. Đơn giá một tổ hợp khoảng 13-15 triệu USD. Nó cung cấp khả năng phòng không điểm bảo vệ các cơ sở công nghiệp quan trọng, bộ chỉ huy và căn cứ quân sự chống lại máy bay, trực thăng, vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình và UAV trước những cuộc tấn công đường không. Nguồn ảnh: WikipediaModule chiến đấu Pantsir-S1 có khả năng triển khai trên nhiều phương tiện, thậm chí là đặt cố định trên mặt đất nhờ kết cấu module. Chính nhờ khả năng đặc biệt đó đã khiến nó nhanh chóng sở hữu “gia đình con cháu” đông đảo. Trong ảnh là tổ hợp Pantsir-S1 trên khung gầm xe bánh xích GM-532. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài Pantsir-M, KBP đang phát triển một loạt các phiên bản mới, gồm Pantsir-S2 - tích hợp radar tìm kiếm mới tăng phạm vi. Nguồn ảnh: WikipediaPantsir-SM tích hợp trạm tìm kiếm mục tiêu đa năng, tăng tầm phát hiện mục tiêu từ 40-75km và tăng tầm tác chiến tấn công từ 20-40km. Pantsir-SM dự kiến sẽ bỏ hoàn toàn cặp pháo 2A38 và tăng thêm số lượng tên lửa. Nguồn ảnh: WikipediaPantsir-SA - phiên bản dùng cho vùng Bắc Cực, có khả năng triển khai chiến đấu trong nhiệt độ -50 độ C. Pantsir-SA đặt trên khung gầm xe xích DT-30PM lần đầu công khai trong duyệt binh 9/5/2017. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Trước thềm triển lãm hải quân MAKS 2017 tổ chức ở St Petersburg, Hải quân Nga đã bất ngờ lộ diện hình dạng của tổ hợp phòng không Pantsir-M – phiên bản của tổ hợp Pantsir-S1 danh tiếng trong Lục quân Nga. Nguồn ảnh: Sina
Điều gây bất ngờ nhất của Pantsir-M trong lần đầu lộ diện chính thức nguyên mẫu thay vì là mô hình đó là kết cấu khá đơn giản, trông không hầm hố như Pantsir-S1. Ngoài ra, còn là việc thay đổi hệ thống vũ khí. Trông Pantsir-M giống với tổ hợp Palma-SU mà Việt Nam đang sử dụng hơn là Pantsir-S1 – dù chúng có họ hàng với nhau. Nguồn ảnh: Sina
Cụ thể, về thành phần pháo phòng không, Pantsir-M dùng cặp pháo GSh-6-30K/AO-18KD 6 nòng cỡ 30mm thay vì khẩu 2A38 nòng đơn trên Pantsir-S1. Cặp pháo GSh-6-30K đạt tốc độ bắn tổng cộng 10.000-12.000 phát/phút, bắn nhanh hơn rất nhiều so với cặp pháo 2A38. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, Pantsir-M chỉ có khả năng triển khai 8 tên lửa trên bệ phóng thay vì 12 như của Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Sina
Theo một số nguồn tin, một module chiến đấu Pantsir-M có thể đồng thời tiêu diệt 4 mục tiêu với 4 đạn tên lửa và cùng kho vũ khí 32 quả đạn. Bên cạnh đó cũng có nguồn tin cho rằng, Pantsir-M có khả năng triển khai tên lửa Hermes-K có tầm bắn lên tới...100km. Nguồn ảnh: Sina
Pantsir-M có thể được coi là phiên bản mới nhất của hệ thống Pantsir-S1 được phép giới thiệu. Pantsir-S1 là hệ thống vũ khí pháo - tên lửa phòng không tầm trung - ngắn do Cục thiết kế KBP ở Tula phát triển và sản xuất tại nhà máy cơ khí Ulyanovsk từ năm 2008 tới nay. Đơn giá một tổ hợp khoảng 13-15 triệu USD. Nó cung cấp khả năng phòng không điểm bảo vệ các cơ sở công nghiệp quan trọng, bộ chỉ huy và căn cứ quân sự chống lại máy bay, trực thăng, vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình và UAV trước những cuộc tấn công đường không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Module chiến đấu Pantsir-S1 có khả năng triển khai trên nhiều phương tiện, thậm chí là đặt cố định trên mặt đất nhờ kết cấu module. Chính nhờ khả năng đặc biệt đó đã khiến nó nhanh chóng sở hữu “gia đình con cháu” đông đảo. Trong ảnh là tổ hợp Pantsir-S1 trên khung gầm xe bánh xích GM-532. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài Pantsir-M, KBP đang phát triển một loạt các phiên bản mới, gồm Pantsir-S2 - tích hợp radar tìm kiếm mới tăng phạm vi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pantsir-SM tích hợp trạm tìm kiếm mục tiêu đa năng, tăng tầm phát hiện mục tiêu từ 40-75km và tăng tầm tác chiến tấn công từ 20-40km. Pantsir-SM dự kiến sẽ bỏ hoàn toàn cặp pháo 2A38 và tăng thêm số lượng tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pantsir-SA - phiên bản dùng cho vùng Bắc Cực, có khả năng triển khai chiến đấu trong nhiệt độ -50 độ C. Pantsir-SA đặt trên khung gầm xe xích DT-30PM lần đầu công khai trong duyệt binh 9/5/2017. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin