Đứng cạnh Su-30, tiêm kích F-16 của Mỹ chỉ như "người tí hon"

Google News

Tháng tư vừa qua, Không quân Indonesia (IdAF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 77 năm ngày thành lập và họ đặt máy bay F-16 và Su-30 cạnh nhau, có thể thấy chiếc Su-30 có kích thước lớn gấp đôi chiếc F-16.

Dung canh Su-30, tiem kich F-16 cua My chi nhu
Máy bay chiến đấu của Không quân Indonesia trong Lễ kỷ niệm 77 năm ngày thành lập. Nguồn IdAF 

Xương sống của IdAF hiện nay bao gồm 33 máy bay chiến đấu F-16 (A/B/C/D) đa chức năng của Mỹ. Và Jakarta dự kiến sẽ nhận thêm 42 máy bay chiến đấu trong những năm tới, nhưng chúng sẽ là Rafale của Pháp.

Tuy nhiên, cùng với những chiếc tiêm kích F-16 của Indonesia có nguồn gốc Mỹ, thì IdAF còn đưa 11 chiếc Su-30MK2 đa năng và thêm 5 chiếc Su-27SKM có nguồn gốc Nga, cũng có mặt .

Lễ kỷ niệm 77 năm ngày thành lập IDDAF là cơ hội để Không quân Indonesia phô trương những vũ khí họ có. Như vậy, trên đường băng tại căn cứ không quân Halim Perdanakusuma ở Đông Jakarta, tiêm kích F-16 của Mỹ và tiêm kích siêu cơ động Su-30MK2 của Nga đã “sát cánh bên nhau”.

Và một nhiếp ảnh gia đã chụp được bố cục này. Thoạt nhìn, một cái gì đó bình thường cho một lễ kỷ niệm như vậy. Nhưng bức ảnh khiến ta nhận ra cảm giác hình dung của chúng ta khác nhau như thế nào.

Ví dụ, khi chúng ta xem hình ảnh của các loại máy bay chiến đấu khác nhau, chúng ta thấy chúng bay trên không, hoặc chúng được chụp từ bên cạnh khi thực hiện một số thao tác, hoặc chúng đang đậu trên đường băng hay trong nhà chứa máy bay.

Dung canh Su-30, tiem kich F-16 cua My chi nhu
Chiếc Su-30MK2 khi đặt cạnh chiếc F-16, thấy hình dáng to gấp đôi. Nguồn IdAF

Chúng ta có thể đọc về kích thước của những chiếc máy bay mọi lúc, nhưng những con số chỉ lướt qua trước mắt. Tuy nhiên, bức ảnh này cho thấy sự khác biệt lớn về kích thước giữa F-16 và Su-30MK2. Su-30MK2 đơn giản là có kích thước gấp đôi "người anh em" Mỹ của nó trong IdAF.

Bức ảnh sẽ không gây ấn tượng với người xem, nếu chỉ có những chiếc máy bay được hiển thị. Có thể nhiều người sẽ cho rằng, bức ảnh đã được xử lý bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh.

Nhưng có những phi công người Indonesia trên đường băng và bên cạnh những chiếc máy bay. Vì vậy, khi mọi người ở trên đường băng bên cạnh máy bay, sự khác biệt về kích thước dường như còn lớn hơn.

“Với diện tích cánh 62 m², Su-30 gấp đôi F-16’ Su-30 cũng có trọng lượng rỗng 17.000 kg, bằng với trọng lượng rỗng của máy bay ném bom Pháo đài bay Boeing B-17 trong Thế chiến thứ hai. Nó thật to lớn…,” Air Power viết trên tài khoản Twitter của mình.

Dung canh Su-30, tiem kich F-16 cua My chi nhu

Nhưng không chỉ Su-30MK2 trong ảnh lớn hơn F-16. Phía sau hai chiếc Su-30MK2 bên trái và bên phải là hai chiếc Su-27SKM. Chúng cũng lớn hơn cả F-16 và T-50 Golden Eagles và các máy bay khác.

Tất nhiên, bức ảnh đặt ra câu hỏi. Ví dụ, nếu người Nga sản xuất Su-30MK2 như một máy bay chiến đấu một động cơ, thì kích thước liệu có giống (hoặc gần) với F-16 của Mỹ không? Câu trả lời là nó hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, ấn phẩm The Drive của Mỹ so sánh ảnh của IdAF cũng đưa ra so sánh về đặc điểm của máy bay. The Drive viết rằng Su-30MK2 vượt trội không chỉ về kích thước so với F-16. Ví dụ, về một số đặc điểm chính khi so sánh hai máy bay chiến đấu, Su-30 có tốc độ lớn hơn, trần bay cao hơn, thời gian bay và khối lượng vũ khí mang theo lớn hơn so với F-16.

Bỏ qua bức tranh thú vị trên, Indonesia có kế hoạch xây dựng một đội máy bay chất lượng. Ví dụ, Jakarta đã có ý định mua 11 máy bay chiến đấu Su-35, nhưng áp lực từ Washington buộc Indonesia phải tìm đến Rafale của Pháp; nhưng Rafale của Pháp cũng là chiến đấu cơ chất lượng tốt.

Trong thời gian tới, Indonesia sẽ có máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 hoặc 5. Quốc gia này là đối tác của Hàn Quốc trong chương trình máy bay chiến đấu tàng hình KF-21 Boramae. Đây là máy bay chiến đấu mới nhất do Hàn Quốc và Indonesia hợp tác phát triển.

Dung canh Su-30, tiem kich F-16 cua My chi nhu
Nguyên mẫu KF-21 của Hàn Quốc đã bay và thử nghiệm. Nguồn Vivadelavie.

Seoul gần đây đã ra mắt hai nguyên mẫu KF-21 đã bay và thử nghiệm các hệ thống vũ khí, hệ thống điện tử hàng không, v.v. KF-21 dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trong 16 tháng tới.

Indonesia tham gia chương trình KF-21 với số vốn đóng góp gần nửa tỷ USD. Jakarta thanh toán cho Hàn Quốc thành nhiều đợt khác nhau và đã có thời gian, họ đã có sự do dự về thành công của chương trình KF-21.

Có tin đồn rằng Indonesia sẽ rút khỏi chương trình, nhưng vào tháng 11/2022, Jakarta đã tiếp tục thanh toán cho chương trình KF-21. Nếu Indonesia thực hiện các cam kết tài chính của mình, nước này sẽ tham gia với 10% cổ phần trong tổng số máy bay chiến đấu KF-21 Boramae với Hàn Quốc.

Tiến Minh (theo Airpower, BM)

>> xem thêm

Bình luận(0)