Truyền thông Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự của nước này cho biết, khu vực biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương, sẽ sớm là tâm điểm chú ý của Mỹ, nhất là sau khi quốc gia này rút quân hoàn toàn khỏi khu vực Afghanistan.Một lý do rất đơn giản, đó là vùng biển Thái Bình Dương - cùng với Ấn Độ Dương, hiện đang là đường di chuyển của 80% lượng dầu mỏ trên khắp thế giới, và chắc chắn sẽ sớm khiến Mỹ phải can thiệp, để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ.Một trong những cách mà Mỹ có thể sử dụng để tăng cường tầm ảnh hưởng của mình, tới khu vực Đông Nam Á và biển Đông - một phần rất quan trọng của tuyến đường dầu mỏ - đó là hút các quốc gia trong khu vực, về với liên minh của mình.Truyền thông Trung Quốc cho biết, lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực Đông Nam Á hiện tại là Indonesia, dường như đang có dấu hiệu xoay trục về phía Mỹ, một cách rất nhanh chóng và gấp rút.Mới đây nhất, Indonesia đã quyết định hủy bỏ hợp đồng mua tiêm kích Su-35 của Nga, bất chấp việc hợp đồng đang đi tới giai đoạn cuối và chuẩn bị được bàn giao.Việc hủy bỏ hợp đồng sẽ khiến Indonesia phải đền bù cho Nga một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, giới quan sát lại cho rằng, dù phải bồi hoàn cho Nga một khoản tiền lớn, Indonesia sẽ thu được khá nhiều lợi thế mới, trong mối quan hệ với Mỹ.Hải quân Indonesia hiện tại đang có khoảng 200 tàu chiến lớn nhỏ khác nhau, và là một trong những lực lượng hải quân đông đảo bậc nhất khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên việc "ngả theo Mỹ", sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro - truyền thông Trung Quốc nhận định.Một ví dụ nhãn tiền đó là Ukraine. Quốc gia này đã từng là một đồng minh thân cận của Nga và rất phát triển. Tuy nhiên việc ngả theo phương Tây và Mỹ trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, đã biến Ukraine từ một quốc gia giàu có, lâm vào tình trạng nội chiến liên miên.Với Mỹ, việc có thêm Indonesia làm đồng minh, sẽ giúp hải quân Mỹ có thêm một "bàn đạp" trong khu vực Đông Nam Á, để dễ dàng ứng phó với các diễn biến phức tạp ở khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương bất cứ khi nào cần.Hiện tại, các căn cứ hải quân lớn của Mỹ chủ yếu tập trung tại Nhật và Hàn Quốc, điều này khiến cho việc triển khai quân tới khắp khu vực Đông Nam Á của Mỹ, sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là về mặt thời gian.Trong tương lai, rất có thể Indonesia sẽ được trang bị thêm nhiều loại vũ khí Mỹ, để tăng thêm mối ràng buộc giữa hai quốc gia. Tuy nhiên không có gì chắc chắn, rằng mối quan hệ về mặt quân sự giữa hai quốc gia, liệu có rơi vào "dĩ vãng" như trường hợp của Ukraine hay không.Hiện tại, Indonesia đang được coi là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Không chỉ có lực lượng tàu chiến đông đảo và hiện đại, Indonesia còn có khả năng tự chủ đóng tàu chiến rất vượt trội so với các quốc gia khác trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest. Hải quân Indonesia gây ấn tượng với thế giới khi có thể tự đóng tàu ngầm trong nước. Nguồn: DDL.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự của nước này cho biết, khu vực biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương, sẽ sớm là tâm điểm chú ý của Mỹ, nhất là sau khi quốc gia này rút quân hoàn toàn khỏi khu vực Afghanistan.
Một lý do rất đơn giản, đó là vùng biển Thái Bình Dương - cùng với Ấn Độ Dương, hiện đang là đường di chuyển của 80% lượng dầu mỏ trên khắp thế giới, và chắc chắn sẽ sớm khiến Mỹ phải can thiệp, để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ.
Một trong những cách mà Mỹ có thể sử dụng để tăng cường tầm ảnh hưởng của mình, tới khu vực Đông Nam Á và biển Đông - một phần rất quan trọng của tuyến đường dầu mỏ - đó là hút các quốc gia trong khu vực, về với liên minh của mình.
Truyền thông Trung Quốc cho biết, lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực Đông Nam Á hiện tại là Indonesia, dường như đang có dấu hiệu xoay trục về phía Mỹ, một cách rất nhanh chóng và gấp rút.
Mới đây nhất, Indonesia đã quyết định hủy bỏ hợp đồng mua tiêm kích Su-35 của Nga, bất chấp việc hợp đồng đang đi tới giai đoạn cuối và chuẩn bị được bàn giao.
Việc hủy bỏ hợp đồng sẽ khiến Indonesia phải đền bù cho Nga một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, giới quan sát lại cho rằng, dù phải bồi hoàn cho Nga một khoản tiền lớn, Indonesia sẽ thu được khá nhiều lợi thế mới, trong mối quan hệ với Mỹ.
Hải quân Indonesia hiện tại đang có khoảng 200 tàu chiến lớn nhỏ khác nhau, và là một trong những lực lượng hải quân đông đảo bậc nhất khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên việc "ngả theo Mỹ", sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro - truyền thông Trung Quốc nhận định.
Một ví dụ nhãn tiền đó là Ukraine. Quốc gia này đã từng là một đồng minh thân cận của Nga và rất phát triển. Tuy nhiên việc ngả theo phương Tây và Mỹ trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, đã biến Ukraine từ một quốc gia giàu có, lâm vào tình trạng nội chiến liên miên.
Với Mỹ, việc có thêm Indonesia làm đồng minh, sẽ giúp hải quân Mỹ có thêm một "bàn đạp" trong khu vực Đông Nam Á, để dễ dàng ứng phó với các diễn biến phức tạp ở khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương bất cứ khi nào cần.
Hiện tại, các căn cứ hải quân lớn của Mỹ chủ yếu tập trung tại Nhật và Hàn Quốc, điều này khiến cho việc triển khai quân tới khắp khu vực Đông Nam Á của Mỹ, sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là về mặt thời gian.
Trong tương lai, rất có thể Indonesia sẽ được trang bị thêm nhiều loại vũ khí Mỹ, để tăng thêm mối ràng buộc giữa hai quốc gia. Tuy nhiên không có gì chắc chắn, rằng mối quan hệ về mặt quân sự giữa hai quốc gia, liệu có rơi vào "dĩ vãng" như trường hợp của Ukraine hay không.
Hiện tại, Indonesia đang được coi là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Không chỉ có lực lượng tàu chiến đông đảo và hiện đại, Indonesia còn có khả năng tự chủ đóng tàu chiến rất vượt trội so với các quốc gia khác trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hải quân Indonesia gây ấn tượng với thế giới khi có thể tự đóng tàu ngầm trong nước. Nguồn: DDL.