Jakarta đang thực hiện một khoản thanh toán cuối cùng, trong hợp đồng mua 42 máy bay chiến đấu Rafale, mà họ đã đặt hàng từ công ty quốc phòng của Pháp là Dassault Aviation từ một năm trước.Khoảng 2,3 tỷ USD dự kiến thanh toán cho lô 18 chiếc Rafale thứ hai; theo sau khoản thanh toán ban đầu trị giá 1,1 tỷ USD cho 6 chiếc Rafale đầu tiên, đã được Indonesia tất toán vào tháng 9 năm ngoái. Tờ La Tribune của Pháp cho biết, khoản thanh toán thứ ba và cũng là lần cuối cùng cho 18 chiếc Rafale còn lại, dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối năm nay; thậm chí Indonesia sẽ thanh toán sớm hơn, để thúc đẩy Pháp bàn giao máy bay nhanh hơn.Với thương vụ mua bán này, Pháp đã nhận được khách hàng quốc tế thứ ba cho loại chiến đấu cơ Rafale của họ, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng (tính từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022). Trước đó, vào cuối tháng 11/2021, một khách hàng quốc tế mua 12 chiếc Rafale của mẫu máy bay này đã được công bố và chỉ hai tuần sau, đã có thông báo về việc bán bán 80 chiếc Rafale cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Những đơn đặt hàng vừa ký, cùng với thêm 30 chiếc Rafale mà Ai Cập đặt hàng từ tháng 5/2021, khiến công ty Dassault phải tăng tốc độ sản xuất chiến đấu cơ Rafale hàng năm lên gấp ba lần (vào thời điểm đó chỉ ở mức 11 chiếc/năm).Trước đó, ngoài Pháp thì có 3 quốc gia khác được trang bị chiến đấu cơ Rafale (gồm Ấn Độ, Qatar, Hy Lạp và Ai Cập). Sau đó, Pháp đàm phán với Serbia và Colombia và một số quốc gia khác để bán mẫu chiến đấu cơ này. Một điều đặc biệt là hợp đồng mua bán máy bay Rafale với Indonesia không quy định việc cung cấp vũ khí đi kèm; vì vậy, hợp đồng bán máy bay Rafale cho Indonesia của Pháp có thể có lợi nhuận cao hơn một chút. Những dịch vụ đi kèm bao gồm huấn luyện phi công, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nhiệm vụ hỗ trợ tại các căn cứ không quân khác nhau ở quốc gia khách hàng và một trung tâm đào tạo với các phần mềm mô phỏng nhiệm vụ đầy đủ. Chiến đấu cơ Rafale được công ty Dassault Aviation phát triển từ thời chiến tranh Lạnh; được xếp vào loại chiến đấu đấu cơ hạng trung thế hệ 4+; máy bay sử dụng hai động cơ. Rafale ra mắt lần đầu tiên trước công chúng vào năm 2001. Trước đó, các nguyên mẫu Rafale đã thực hiện một số chuyến bay thử nghiệm gồm phiên bản không quân và hải quân. Ngoài Pháp và Ai Cập, Croatia, Qatar, Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia thì UAE cũng bắt đầu trang bị loại chiến đấu cơ này. Rafale có trọng lượng cất cánh tối đa 24.500 kg; tốc độ tối đa mà nó có thể bay là 1.912 km/h (hoặc Mach 1,8 ở độ cao lớn). Tuy nhiên, ở độ cao thấp hơn, tốc độ của nó chỉ đạt 1.390 km/h (tương đương Mach 1,1). Bán kính chiến đấu tối đa của Rafale là 1.850 km.Rafale được trang bị nhiều vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm, tên lửa chống bức xạ, cũng như nhiều loại bom khác nhau.Ngoài những vũ khí của Pháp, một số phiên bản xuất khẩu khác của Rafale cũng có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa tốt nhất thế giới là MBDA Meteor của châu Âu hoặc một số vũ khí theo chuẩn NATO.Vào ngày 10/2/2022, Giám đốc điều hành Công ty quốc phòng Dassault Aviation của Pháp là ông Erika Trapier và Phó Nguyên soái Indonesia Yusuf Jauhari đã ký hợp đồng cuối cùng tại thủ đô Jakarta về việc cung cấp 42 máy bay chiến đấu Rafale.Theo hợp đồng, phía Pháp sẽ chuyển giao cho Indonesia không chỉ máy bay mà còn trang thiết bị cho trung tâm huấn luyện, đào tạo trực tiếp phi công, kỹ thuật viên bảo dưỡng máy bay Rafale. Pháp cũng đã hứa đảm nhận mọi công việc để xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay cần thiết cho Rafale. Indonesia ban đầu định mua máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga. Năm 2018, Indonesia và Nga đã ký hợp đồng cung cấp 11 máy bay Su-35S trị giá 1,1 tỷ USD. Năm 2021, Indonesia chấm dứt hợp đồng với lý do “ngân sách thiếu tiền”. Nhưng theo truyền thông Nga, lý do thực sự của việc chấm dứt thỏa thuận là áp lực ngầm của Mỹ và mối đe dọa trừng phạt Indonesia. Hiện Không quân Indonesia có khoảng 10 tiêm kích Su-27 và khoảng 10 chiếc Su-30 mua của Nga. Ngoài ra còn có 36 chiếc F-16 mà Indonesia mua của Mỹ từ đầu những năm 2000.
Jakarta đang thực hiện một khoản thanh toán cuối cùng, trong hợp đồng mua 42 máy bay chiến đấu Rafale, mà họ đã đặt hàng từ công ty quốc phòng của Pháp là Dassault Aviation từ một năm trước.
Khoảng 2,3 tỷ USD dự kiến thanh toán cho lô 18 chiếc Rafale thứ hai; theo sau khoản thanh toán ban đầu trị giá 1,1 tỷ USD cho 6 chiếc Rafale đầu tiên, đã được Indonesia tất toán vào tháng 9 năm ngoái.
Tờ La Tribune của Pháp cho biết, khoản thanh toán thứ ba và cũng là lần cuối cùng cho 18 chiếc Rafale còn lại, dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối năm nay; thậm chí Indonesia sẽ thanh toán sớm hơn, để thúc đẩy Pháp bàn giao máy bay nhanh hơn.
Với thương vụ mua bán này, Pháp đã nhận được khách hàng quốc tế thứ ba cho loại chiến đấu cơ Rafale của họ, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng (tính từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022).
Trước đó, vào cuối tháng 11/2021, một khách hàng quốc tế mua 12 chiếc Rafale của mẫu máy bay này đã được công bố và chỉ hai tuần sau, đã có thông báo về việc bán bán 80 chiếc Rafale cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Những đơn đặt hàng vừa ký, cùng với thêm 30 chiếc Rafale mà Ai Cập đặt hàng từ tháng 5/2021, khiến công ty Dassault phải tăng tốc độ sản xuất chiến đấu cơ Rafale hàng năm lên gấp ba lần (vào thời điểm đó chỉ ở mức 11 chiếc/năm).
Trước đó, ngoài Pháp thì có 3 quốc gia khác được trang bị chiến đấu cơ Rafale (gồm Ấn Độ, Qatar, Hy Lạp và Ai Cập). Sau đó, Pháp đàm phán với Serbia và Colombia và một số quốc gia khác để bán mẫu chiến đấu cơ này.
Một điều đặc biệt là hợp đồng mua bán máy bay Rafale với Indonesia không quy định việc cung cấp vũ khí đi kèm; vì vậy, hợp đồng bán máy bay Rafale cho Indonesia của Pháp có thể có lợi nhuận cao hơn một chút.
Những dịch vụ đi kèm bao gồm huấn luyện phi công, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nhiệm vụ hỗ trợ tại các căn cứ không quân khác nhau ở quốc gia khách hàng và một trung tâm đào tạo với các phần mềm mô phỏng nhiệm vụ đầy đủ.
Chiến đấu cơ Rafale được công ty Dassault Aviation phát triển từ thời chiến tranh Lạnh; được xếp vào loại chiến đấu đấu cơ hạng trung thế hệ 4+; máy bay sử dụng hai động cơ. Rafale ra mắt lần đầu tiên trước công chúng vào năm 2001.
Trước đó, các nguyên mẫu Rafale đã thực hiện một số chuyến bay thử nghiệm gồm phiên bản không quân và hải quân. Ngoài Pháp và Ai Cập, Croatia, Qatar, Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia thì UAE cũng bắt đầu trang bị loại chiến đấu cơ này.
Rafale có trọng lượng cất cánh tối đa 24.500 kg; tốc độ tối đa mà nó có thể bay là 1.912 km/h (hoặc Mach 1,8 ở độ cao lớn). Tuy nhiên, ở độ cao thấp hơn, tốc độ của nó chỉ đạt 1.390 km/h (tương đương Mach 1,1). Bán kính chiến đấu tối đa của Rafale là 1.850 km.
Rafale được trang bị nhiều vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm, tên lửa chống bức xạ, cũng như nhiều loại bom khác nhau.
Ngoài những vũ khí của Pháp, một số phiên bản xuất khẩu khác của Rafale cũng có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa tốt nhất thế giới là MBDA Meteor của châu Âu hoặc một số vũ khí theo chuẩn NATO.
Vào ngày 10/2/2022, Giám đốc điều hành Công ty quốc phòng Dassault Aviation của Pháp là ông Erika Trapier và Phó Nguyên soái Indonesia Yusuf Jauhari đã ký hợp đồng cuối cùng tại thủ đô Jakarta về việc cung cấp 42 máy bay chiến đấu Rafale.
Theo hợp đồng, phía Pháp sẽ chuyển giao cho Indonesia không chỉ máy bay mà còn trang thiết bị cho trung tâm huấn luyện, đào tạo trực tiếp phi công, kỹ thuật viên bảo dưỡng máy bay Rafale. Pháp cũng đã hứa đảm nhận mọi công việc để xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay cần thiết cho Rafale.
Indonesia ban đầu định mua máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga. Năm 2018, Indonesia và Nga đã ký hợp đồng cung cấp 11 máy bay Su-35S trị giá 1,1 tỷ USD. Năm 2021, Indonesia chấm dứt hợp đồng với lý do “ngân sách thiếu tiền”.
Nhưng theo truyền thông Nga, lý do thực sự của việc chấm dứt thỏa thuận là áp lực ngầm của Mỹ và mối đe dọa trừng phạt Indonesia. Hiện Không quân Indonesia có khoảng 10 tiêm kích Su-27 và khoảng 10 chiếc Su-30 mua của Nga. Ngoài ra còn có 36 chiếc F-16 mà Indonesia mua của Mỹ từ đầu những năm 2000.