Là một quốc gia được bao bọc bởi đại dương, với lãnh thổ trải dài trên các hòn đảo, Indonesia đã tập trung đầu tư một lực lượng Hải quân của mình có sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á để đủ khả năng kiểm soát vùng biển rộng lớn của mình. Tuy nhiên, lực lượng này đang bị đặt một dấu hỏi rất lớn về khả năng tác chiến khi mới đây, một tàu đổ bộ của Hải quân Indonesia đã chìm một cách vô lý.
Ảnh: Biên đội 4 chiếc tàu hộ tống tên lửa Sigma 9113 hiện đại của Indonesia với lượng giãn nước khoảng 1.600 tấn đóng theo công nghệ của tập đoàn DAMEN Hà LanTheo tuyên bố của Hải quân Indonesia, tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 của hải quân nước này đã chìm ở vùng biển Masalembo, ngoài khơi tỉnh Đông Java khi đang làm nhiệm vụ vào ngày 14/7. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do rò rỉ phần thân tàu và ở thời điểm bị nạn, sóng biển xung quanh rất mạnh, cao từ 2.5 cho tới 4m.
Ảnh: Chiếc KRI Teluk Jakarta-541 hồi còn phục vụ.Con tàu chìm sâu 90m dưới biển tuy nhiên may mắn là không có thương vong xảy ra, tất cả 55 thủy thủ trên tàu đã kịp thoát nạn và được 2 tàu dân sự gần khu vực cứu sống.
Ảnh: Tàu KRI Teluk Jakarta-541 thời điểm mới phục vụ trong biên chế Hải quân Indonesia.KRI Teluk Jakarta-541 là tàu đổ bộ thuộc lớp Frosch-I/Type 108 vốn được đóng cho Hải quân Đông Đức, hạ thủy năm 1979 với số hiệu ban đầu là 615. Sau đó được Indonesia mua lại vào năm 1994 và đổi tên như hiện nay. Tàu có lượng giãn nước 1.900 tấn, dài 90m, rộng 11.12m, mớn nước 3.4m, tốc độ tối đa 18 hải lý/h. Indonesia có 13 tàu lớp này và đã cho nghỉ hưu 2 chiếc.
Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 khi còn hoạt động.Trước đó, ngày 11/9/2018, một tàu tên lửa mang số hiệu KRI Rencong-622 của Hải quân Indonesia đã bất ngờ bốc cháy dữ dội và chìm không lâu sau đó khi đang tuần tra ở Sorong thuộc tỉnh Papua Barat, cách cảng nhà của nó khoảng 30km.
Ảnh: Hình ảnh chiếc KRI Rencong-622 của Indonesia bao trùm trong ngọn lửa giữa biển khơi.Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngọn lửa bùng lên ở khoang máy sau khi động cơ Tuabin khí của tàu ngừng hoạt động, lúc này con tàu đang trên đường trở về cảng Sorong sau chuyến hải hành. Toàn bộ 37 thủy thủ của tàu đã được sơ tán kịp thời và theo ghi nhận là không có thương vong về người. Con tàu bốc cháy từ 7h sáng và đến đầu giờ chiều, nó đã nằm lại vĩnh viễn tại đáy biển.
Ảnh: Tàu KRI Rencong-622 lúc còn hoạt động.KRI Rencong-622 là một trong bốn tàu tuần tra mang tên lửa tấn công nhanh lớp Mandau của Indonesia được đóng mới bởi Hàn Quốc. Tàu này được đưa vào phục vụ từ năm 1979, lượng giãn nước đầy tải 290 tấn, dài 53.7m, rộng 8m, tốc độ tối đa 41 hải lý/h và mang theo được 4 tên lửa chống hạm MM38 Exocet.
Ảnh: Chiếc KRI Rencong-622 của Indonesia hồi còn hoạt động.Vào ngày 29 tháng 11 năm 2017, tàu tuần tra KRI Sibarau-847 của Hải quân Indonesia cũng đã chìm tại vùng biển Tanjung Siram, bắc Sumatra. Nguyên nhân được xác định là do tàu mất điện và một con sóng lớn đã làm chìm tàu.
Ảnh: Tàu tuần tra KRI Sibarau-847 của Indonesia hồi còn phục vụ.KRI Sibarau-847 là một trong tám tàu tuần tra lớp Attack vốn là tàu của Hải quân Hoàng gia Australia, được nước này tặng lại cho Indonesia và Sibarau là chiếc đầu tiên chuyển giao vào năm 1973. Con tàu dài 32.8m, rộng 6.1m và lượng giãn nước khoảng 150 tấn.Hồi năm 2016, trong cuộc diễn tập bắn đạn thật hải quân mang tên Armada Jaya 2016 trên biển Java, với sự chứng kiến của Tổng thống Joko Widodo, hai tàu tên lửa lớp Clurit mang số hiệu KRI Clurit và KRI Kujang đã có một màn thể hiện cực kỳ tệ hại. Tên lửa chống hạm C-705 từ tàu KRI Clurit sau khi nhận lệnh khai hỏa đã không rời bệ phóng, 5 phút sau, quả tên lửa đã bất ngờ khai hỏa phóng đi trước sự bối rối của thủy thủ đoàn và dẫn đến việc đánh trật mục tiêu.
Ảnh: Tàu tên lửa Clurit phóng C-705Quả tên lửa thứ hai được phóng từ tàu KRI Kujang đã rời bệ đúng theo hiệu lệnh khai hỏa nhưng sau đó cũng gặp sự cố và lao xuống biển khi mới chỉ bay được nửa đường đến mục tiêu. C-705 là loại tên lửa chống hạm do Trung Quốc chế tạo với trọng lượng 320kg, đầu đạn nặng 110-130kg, tầm bắn 140-170km và Indonesia cũng đã mua giấy phép sản xuất tự chủ trong nước loại tên lửa này.
Ảnh: Cận cảnh quả tên lửa C-705.Với một loại sự cố xảy ra liên tục trong thời gian qua, rõ ràng người ta đang đặt một dấu hỏi cực kỳ lớn về năng lực tác chiến và mức độ tin cậy của khí tài có trong biên chế quân đội Indonesia. Không thể hiểu được tại sao một hải quân phát triển như Indonesia lại để một con tàu cỡ lớn bị rò rỉ có thể tiếp tục hoạt động một cách nguy hiểm để dẫn đến hậu quả là chìm tàu.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công lớp Clurit do Indonesia tự thiết kế chế tạo, là niềm tự hào của ngành công nghiệp đóng tàu nước này. Video tàu Kiểm ngư Việt Nam truy đuổi tàu chiến Indonesia, kịp thời giải cứu ngư dân - Nguồn: VTV
Là một quốc gia được bao bọc bởi đại dương, với lãnh thổ trải dài trên các hòn đảo, Indonesia đã tập trung đầu tư một lực lượng Hải quân của mình có sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á để đủ khả năng kiểm soát vùng biển rộng lớn của mình. Tuy nhiên, lực lượng này đang bị đặt một dấu hỏi rất lớn về khả năng tác chiến khi mới đây, một tàu đổ bộ của Hải quân Indonesia đã chìm một cách vô lý.
Ảnh: Biên đội 4 chiếc tàu hộ tống tên lửa Sigma 9113 hiện đại của Indonesia với lượng giãn nước khoảng 1.600 tấn đóng theo công nghệ của tập đoàn DAMEN Hà Lan
Theo tuyên bố của Hải quân Indonesia, tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 của hải quân nước này đã chìm ở vùng biển Masalembo, ngoài khơi tỉnh Đông Java khi đang làm nhiệm vụ vào ngày 14/7. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do rò rỉ phần thân tàu và ở thời điểm bị nạn, sóng biển xung quanh rất mạnh, cao từ 2.5 cho tới 4m.
Ảnh: Chiếc KRI Teluk Jakarta-541 hồi còn phục vụ.
Con tàu chìm sâu 90m dưới biển tuy nhiên may mắn là không có thương vong xảy ra, tất cả 55 thủy thủ trên tàu đã kịp thoát nạn và được 2 tàu dân sự gần khu vực cứu sống.
Ảnh: Tàu KRI Teluk Jakarta-541 thời điểm mới phục vụ trong biên chế Hải quân Indonesia.
KRI Teluk Jakarta-541 là tàu đổ bộ thuộc lớp Frosch-I/Type 108 vốn được đóng cho Hải quân Đông Đức, hạ thủy năm 1979 với số hiệu ban đầu là 615. Sau đó được Indonesia mua lại vào năm 1994 và đổi tên như hiện nay. Tàu có lượng giãn nước 1.900 tấn, dài 90m, rộng 11.12m, mớn nước 3.4m, tốc độ tối đa 18 hải lý/h. Indonesia có 13 tàu lớp này và đã cho nghỉ hưu 2 chiếc.
Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 khi còn hoạt động.
Trước đó, ngày 11/9/2018, một tàu tên lửa mang số hiệu KRI Rencong-622 của Hải quân Indonesia đã bất ngờ bốc cháy dữ dội và chìm không lâu sau đó khi đang tuần tra ở Sorong thuộc tỉnh Papua Barat, cách cảng nhà của nó khoảng 30km.
Ảnh: Hình ảnh chiếc KRI Rencong-622 của Indonesia bao trùm trong ngọn lửa giữa biển khơi.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngọn lửa bùng lên ở khoang máy sau khi động cơ Tuabin khí của tàu ngừng hoạt động, lúc này con tàu đang trên đường trở về cảng Sorong sau chuyến hải hành. Toàn bộ 37 thủy thủ của tàu đã được sơ tán kịp thời và theo ghi nhận là không có thương vong về người. Con tàu bốc cháy từ 7h sáng và đến đầu giờ chiều, nó đã nằm lại vĩnh viễn tại đáy biển.
Ảnh: Tàu KRI Rencong-622 lúc còn hoạt động.
KRI Rencong-622 là một trong bốn tàu tuần tra mang tên lửa tấn công nhanh lớp Mandau của Indonesia được đóng mới bởi Hàn Quốc. Tàu này được đưa vào phục vụ từ năm 1979, lượng giãn nước đầy tải 290 tấn, dài 53.7m, rộng 8m, tốc độ tối đa 41 hải lý/h và mang theo được 4 tên lửa chống hạm MM38 Exocet.
Ảnh: Chiếc KRI Rencong-622 của Indonesia hồi còn hoạt động.
Vào ngày 29 tháng 11 năm 2017, tàu tuần tra KRI Sibarau-847 của Hải quân Indonesia cũng đã chìm tại vùng biển Tanjung Siram, bắc Sumatra. Nguyên nhân được xác định là do tàu mất điện và một con sóng lớn đã làm chìm tàu.
Ảnh: Tàu tuần tra KRI Sibarau-847 của Indonesia hồi còn phục vụ.
KRI Sibarau-847 là một trong tám tàu tuần tra lớp Attack vốn là tàu của Hải quân Hoàng gia Australia, được nước này tặng lại cho Indonesia và Sibarau là chiếc đầu tiên chuyển giao vào năm 1973. Con tàu dài 32.8m, rộng 6.1m và lượng giãn nước khoảng 150 tấn.
Hồi năm 2016, trong cuộc diễn tập bắn đạn thật hải quân mang tên Armada Jaya 2016 trên biển Java, với sự chứng kiến của Tổng thống Joko Widodo, hai tàu tên lửa lớp Clurit mang số hiệu KRI Clurit và KRI Kujang đã có một màn thể hiện cực kỳ tệ hại. Tên lửa chống hạm C-705 từ tàu KRI Clurit sau khi nhận lệnh khai hỏa đã không rời bệ phóng, 5 phút sau, quả tên lửa đã bất ngờ khai hỏa phóng đi trước sự bối rối của thủy thủ đoàn và dẫn đến việc đánh trật mục tiêu.
Ảnh: Tàu tên lửa Clurit phóng C-705
Quả tên lửa thứ hai được phóng từ tàu KRI Kujang đã rời bệ đúng theo hiệu lệnh khai hỏa nhưng sau đó cũng gặp sự cố và lao xuống biển khi mới chỉ bay được nửa đường đến mục tiêu. C-705 là loại tên lửa chống hạm do Trung Quốc chế tạo với trọng lượng 320kg, đầu đạn nặng 110-130kg, tầm bắn 140-170km và Indonesia cũng đã mua giấy phép sản xuất tự chủ trong nước loại tên lửa này.
Ảnh: Cận cảnh quả tên lửa C-705.
Với một loại sự cố xảy ra liên tục trong thời gian qua, rõ ràng người ta đang đặt một dấu hỏi cực kỳ lớn về năng lực tác chiến và mức độ tin cậy của khí tài có trong biên chế quân đội Indonesia. Không thể hiểu được tại sao một hải quân phát triển như Indonesia lại để một con tàu cỡ lớn bị rò rỉ có thể tiếp tục hoạt động một cách nguy hiểm để dẫn đến hậu quả là chìm tàu.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công lớp Clurit do Indonesia tự thiết kế chế tạo, là niềm tự hào của ngành công nghiệp đóng tàu nước này.
Video tàu Kiểm ngư Việt Nam truy đuổi tàu chiến Indonesia, kịp thời giải cứu ngư dân - Nguồn: VTV