Cùng với môi trường tác chiến ngày càng phức tạp; các vấn đề an ninh phi truyền thống gia tăng; sức ép về cạnh tranh lợi ích và tranh chấp lãnh thổ trong khu vực ngày càng lớn, buộc Nhật Bản phải tăng cường sức mạnh tổng thể quốc gia, trong đó, đặc biệt là sức mạnh quân sự trên biển.
Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đang sở hữu nhiều tàu chiến mặt nước hiện đại thuộc các lớp như Asahi, Shirane, Asagiri, Murasame, Izumo.... Trong đó, Asahi là loại tàu chiến mới và hiện đại nhất vừa được đưa vào chạy thử từ cuối năm 2006, dự kiến sẽ chính thức biên chế vào năm 2018.
|
Lễ hạ thủy tàu khu trục lớp Asahi. Ảnh: Reddit |
Sinh sau đẻ muộn nhưng xuất sắc hơn hẳn
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự nước ngoài, các tàu khu trục lớp Asahi có thiết kế gần giống với các tàu chiến mặt nước khác của Nhật Bản, nhưng tính năng kỹ chiến thuật của Asahi hiện đại hơn rất nhiều. Trong đó, đặc điểm khác biệt nhất đó chính là Asahi được trang bị nhiều thiết bị định vị thủy âm kiểu mới qua đó nâng cao rõ rệt năng lực tác chiến chống ngầm. Bên cạnh đó, lớp Asahi còn được thiết kế theo kiểu modun tích hợp nên thuận tiện cho quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp hệ thống vũ khí.
Siêu hạm Asahi có chiều dài 150,5m; rộng 18,3m; mớn nước 5,3m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 5.050 tấn; lượng giãn nước mãn tải 6.800 tấn; biên chế thủy thủ đoàn 230 người.
Trang bị vũ khí cực kỳ tối tân
Với khả năng tự chủ một phần công nghệ vũ khí hải quân hiện đại, Nhật Bản kết hợp yếu tố nước Nhật và đồng minh Mỹ tạo thành một chiếc tàu khu trục rất hiện đại.
Điều đó thể hiện ở hệ thống vũ khí, nó được lắp đặt 32 ống phóng thẳng đứng Mk-41 mod 29 chia làm 4 cụm, mỗi cụm 8 ống hình hộp để phóng tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM và tên lửa chống ngầm Type-07 VL ASROC; 8 ống phóng tên lửa chống tàu Type-90 SSM; 1 pháo hạm 127mm Mk-45; 2 hệ thống tác chiến phòng không tầm gần Phalanx; 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm; 2 máy bay trực thăng chống ngầm SH-60J SeaHawk.
|
Tàu khu trục Asahi số hiệu 119. Ảnh: Navy recognition |
Trong đó, RIM-162 ESSM (Mỹ chế tạo) là tên lửa phòng không tầm gần - trung có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. RIM-162 ESSM được trang bị đầu dò radar chủ động, đầu đạn nặng 39kg với gòi nổ vô tuyến cận tiếp xúc. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn giúp cho nó đạt tới vận tốc 4Mach, tầm bắn 50km đối với tàu chiếm và 9km đối với mục tiêu là máy bay chiến đấu.
Hai loại tên lửa còn lại gồm Type 07 và Type 90 đều do Nhật Bản phát triển trên cơ sở có tham khảo công nghệ Mỹ.
- Type-07 VL ASROC là loại tên lửa chống ngầm trang bị động cơ 2 tâng nhiên liệu rắn. Type-07 VL ASROC có chiều dài 4,5m; đường kính thân 0,38m; trọng lượng 820kg; tầm bắn 28km.
- Tên lửa chống tàu Type-90 SSM có chiều dài 5,1m; đường kính thân 0,35m; sải cánh 1,19m; trọng lượng 660kg; tầm bắn 200km mang theo đầu đạn 225kg; tốc độ 1,15Mach.
"Mắt thần" soi cùng lúc 300 mục tiêu
Hệ thống cảm biến và radar của khu trục hạm lớp Asahi dù không dùng nhiều thành phần của Mỹ nhưng khả năng của nó thật đáng nể.
Cụ thể, Asahi được trang bị radar mạng pha 3D đa năng GaN-AESA; hệ thống định hướng OYQ-13; radar dẫn đường OPS-20C; hệ thống mồi bẫy ngư lôi AN/SLQ-25.
Trong đó, radar mạng pha 3D đa năng GaN-AESA được cấu thành bởi 8 mảng angten lớn và nhỏ đặt cạnh nhau, hoạt động trên băng tần C có nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu. Cùng một thời điểm, GaN-AESA có thể theo dõi 300 mục tiêu.
Sau khi phát hiện được mục tiêu, hệ thống cảnh giới sẽ tự động đánh giá về mức độ uy hiếp và truyền mệnh lệnh tới hệ thống hỏa lực để tiêu diệt mục tiêu.
Siêu hạm tàng hình
Người Nhật cũng nỗ lực áp dụng hàng loạt công nghệ mới về động lực và vật liệu chế tạo đảm bảo tăng khả năng tàng hình trốn tránh các hệ thống radar, sonar thủy âm của tàu ngầm.
Theo đó, các tàu khu trục Asahi được trang bị hệ thống động lực COGAG gồm 4 động cơ tuabin khí cung cấp 25.000 mã lực và 3 máy phát điện Allison 501 K-34 công suất 2.500kW. Các động cơ này truyền chuyển động ra 2 chân vịt giúp cho tàu di chuyển với vận tốc tối đa lên tới 30 hải lý/h, tầm hoạt động 6.000 hải lý liên tục với tốc độ 18 hải lý/h.
|
Tàu khu trục Asahi số hiệu 120. Ảnh: Defpost |
Theo đánh giá của Viện kỹ thuật hải quân Nhật Bản, động cơ này có khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao và giảm tối đa tiếng ồn khi hoạt động với thời gian hoạt động lên tới 30.000 giờ trước khi tiến hành đại tu.
Ngoài ra, các tàu Asahi còn được lắp bộ phận tản nhiệt hiện đại giúp giản tối đa bức xạ hồng ngoại qua đó nâng cao năng lực tránh được các thiết bị dò tìm bằng hồng ngoại của đối phương.
Thân tàu được áp dụng các giải pháp công nghệ tàng hình hiện đại với hai bên mạn tàu được thiết kế nghiêng 10 độ nhằm giảm tối đa tiết diện phản xạ sóng radar. Bên cạnh đó, bề mặt ngoài của tàu được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng điện từ và thậm chí còn làm giảm tới hơn 70% diện tích phản xạ sóng radar trinh sát, phát hiện của đối phương.
Là một chiến hạm bọc thép
Theo đại diện Hải quân Nhật Bản, cấu trúc phần trên của tàu khu trục Asahi được chế tạo bằng hợp kim nhôm gia cố thêm nhựa thủy tinh để làm giảm khối lượng nhưng vẫn bảo đảm độ cứng cần thiết trong tác chiến. Trong khi đó, những khu vực quan trọng của tàu được gia cố và thiết kế bằng thép Kavlar có độ cứng gấp 5 lần thép thông thường nên có khả năng bảo vệ thủy thủ đoàn tốt mọi tình huống bị tấn công bằng súng máy và pháo hạm.