Quân đội Nga tận dụng tốc độ sản xuất vũ khí nhanh chóng, khi nền kinh tế của họ đã chuyển sang chế độ sản xuất thời chiến, tích lũy được ít nhất 200 tên lửa hành trình loại Kh-101 và không dưới 300 tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.Trung tướng Skibitskyi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Ukraine, trong bài phát biểu gần đây của ông trước báo giới Ukraine, đã nhấn mạnh đến một cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa với quy mô lớn vào sâu trong lãnh thổ Ukraine.Trong bài phát biểu của mình, Tướng Skibitskyi nhấn mạnh thêm mức độ nghiêm trọng của tình hình, khi tiết lộ rằng, theo thông tin tình báo hiện tại, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga không chỉ duy trì tốc độ sản xuất vũ khí dẫn đường tầm xa ở mức cao, mà còn tăng đáng kể.Có thể thấy sự xác nhận về các tuyên bố của Ukraine trong các hành động của Nga trong vài tuần qua. Moscow đã tăng cường đáng kể các cuộc tấn công kết hợp vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, chủ yếu sử dụng UAV tự sát tầm xa cải tiến Geran-2, với mục đích là tiêu hao khả năng phòng không của Ukraine.Việc Nga tích trữ hơn 500 tên lửa hiện đại, gồm 200 tên lửa hành trình Kh-101 và ít nhất 300 tên lửa đạn đạo Iskander-M, đã làm dấy lên mối lo ngại đáng kể về động thái chiến lược tiếp theo của Moscow. Sự tích trữ này, cùng với tốc độ sản xuất tên lửa tăng cao, cho thấy sự chuẩn bị có chủ đích của Moscow cho các hoạt động đánh phá kéo dài, cường độ cao.Phân tích diễn biến này chỉ ra một số kịch bản tiềm ẩn, tất cả đều gây lo ngại cho Ukraine. Một bước đi khả thi tiếp theo của Nga liên quan đến việc leo thang các cuộc tấn công bằng tên lửa, nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.Trong những tháng qua, Moscow đã chứng minh một chiến lược rõ ràng, đó là làm suy yếu một cách có hệ thống mạng lưới năng lượng và hậu cần của Ukraine, đặc biệt là trong bối cảnh khi mùa đông đang đến đỉnh điểm. Việc sử dụng liên tục tên lửa hành trình Kh-101 và Kalibr, kết hợp với khả năng phá hủy, thời gian phản ứng nhanh và độ chính xác cao của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, có thể khiến Ukraine rơi vào tình trạng mất điện kéo dài, gây thêm căng thẳng cho dân thường và làm suy yếu tinh thần của công chúng.Những vũ khí này rất phù hợp cho các hoạt động như vậy, với tên lửa Kh-101 có khả năng tấn công chính xác tầm xa và Iskander-M có khả năng giáng những đòn tàn phá vào các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt.Ngoài các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng, còn có nguy cơ ngày càng tăng, đó là Nga sẽ sử dụng các kho tên lửa dự trữ này, để áp đảo các hệ thống phòng không của Ukraine, bằng cách kết hợp các tên lửa hiện đại, với các đợt bằng UAV tự sát giá rẻ với số lượng lớn. Bằng cách tận dụng khối lượng lớn kho dự trữ vũ khí tấn công tầm xa của mình, Nga liên tục làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine; sau đó khi thời cơ đến, họ sẽ tung đòn tấn công tổng lực vào các mục tiêu quan trọng của Ukraine.Một hướng tiềm năng khác là sử dụng tên lửa Iskander-M, để giành lợi thế chiến thuật trên chiến trường. Khi các cuộc phản công của Ukraine vẫn tiếp diễn, Quân đội Nga có thể triển khai các tên lửa này để phá vỡ các trung tâm hậu cần, nơi tập trung quân hoặc các tuyến tiếp tế, nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc tiến công hoặc làm thay đổi cán cân ở các khu vực tranh chấp. Khả năng cơ động và khả năng tránh bị đánh chặn của Iskander-M khiến nó trở thành vũ khí “định hình chiến trường”.Về mặt chiến lược, Nga cũng có thể đang phát đi một thông điệp răn đe lớn hơn. Việc tích trữ một kho vũ khí tấn công tầm xa lớn như vậy, có thể đóng vai trò như một lời cảnh báo cho NATO và các đồng minh phương Tây, báo hiệu sự sẵn sàng leo thang hơn nữa của Moscow, nếu các mục tiêu địa chính trị của họ không thể đạt được.Mặc dù sự tham gia trực tiếp của NATO vẫn chưa chắc chắn, nhưng những tác động về mặt tâm lý và chính trị của việc Nga tăng cường tích lũy, sản xuất và sử dụng tên lửa, không thể bị đánh giá thấp. Nó thách thức sự thống nhất của phương Tây và thử thách quyết tâm của các đồng minh của Ukraine, trong việc duy trì sự ủng hộ của họ với Kiev, dưới áp lực ngày càng tăng của Moscow.Thời điểm của đợt tích lũy tên lửa của Nga cũng rất quan trọng. Khi mùa đông khắc nghiệt ở khu vực Đông Âu đang ở đỉnh điểm, có những khó khăn thách thức về công tác bảo đảm hậu cần, cũng như khả năng cơ động của Quân đội Ukraine.Quy mô kho tên lửa của Nga cho thấy chiến lược của nước này sẽ không dựa vào các hành động đơn lẻ, mà dựa vào một chiến dịch kéo dài và đa dạng, nhằm làm đối thủ kiệt sức và đạt được đòn bẩy chiến lược.Do vậy, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga có thể đang chuẩn bị, khai thác điểm yếu của Ukraine trong những tháng lạnh hơn, bằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, kết hợp với các hoạt động tâm lý và áp lực trên chiến trường, có thể buộc Kieiv phải nhượng bộ. Hoặc kéo dài cuộc xung đột thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, nơi năng lực sản xuất quốc phòng và quân sự của Nga đang nắm giữ lợi thế. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, TASS, Kyiv Post).
Quân đội Nga tận dụng tốc độ sản xuất vũ khí nhanh chóng, khi nền kinh tế của họ đã chuyển sang chế độ sản xuất thời chiến, tích lũy được ít nhất 200 tên lửa hành trình loại Kh-101 và không dưới 300 tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Trung tướng Skibitskyi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Ukraine, trong bài phát biểu gần đây của ông trước báo giới Ukraine, đã nhấn mạnh đến một cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa với quy mô lớn vào sâu trong lãnh thổ Ukraine.
Trong bài phát biểu của mình, Tướng Skibitskyi nhấn mạnh thêm mức độ nghiêm trọng của tình hình, khi tiết lộ rằng, theo thông tin tình báo hiện tại, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga không chỉ duy trì tốc độ sản xuất vũ khí dẫn đường tầm xa ở mức cao, mà còn tăng đáng kể.
Có thể thấy sự xác nhận về các tuyên bố của Ukraine trong các hành động của Nga trong vài tuần qua. Moscow đã tăng cường đáng kể các cuộc tấn công kết hợp vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, chủ yếu sử dụng UAV tự sát tầm xa cải tiến Geran-2, với mục đích là tiêu hao khả năng phòng không của Ukraine.
Việc Nga tích trữ hơn 500 tên lửa hiện đại, gồm 200 tên lửa hành trình Kh-101 và ít nhất 300 tên lửa đạn đạo Iskander-M, đã làm dấy lên mối lo ngại đáng kể về động thái chiến lược tiếp theo của Moscow. Sự tích trữ này, cùng với tốc độ sản xuất tên lửa tăng cao, cho thấy sự chuẩn bị có chủ đích của Moscow cho các hoạt động đánh phá kéo dài, cường độ cao.
Phân tích diễn biến này chỉ ra một số kịch bản tiềm ẩn, tất cả đều gây lo ngại cho Ukraine. Một bước đi khả thi tiếp theo của Nga liên quan đến việc leo thang các cuộc tấn công bằng tên lửa, nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Trong những tháng qua, Moscow đã chứng minh một chiến lược rõ ràng, đó là làm suy yếu một cách có hệ thống mạng lưới năng lượng và hậu cần của Ukraine, đặc biệt là trong bối cảnh khi mùa đông đang đến đỉnh điểm.
Việc sử dụng liên tục tên lửa hành trình Kh-101 và Kalibr, kết hợp với khả năng phá hủy, thời gian phản ứng nhanh và độ chính xác cao của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, có thể khiến Ukraine rơi vào tình trạng mất điện kéo dài, gây thêm căng thẳng cho dân thường và làm suy yếu tinh thần của công chúng.
Những vũ khí này rất phù hợp cho các hoạt động như vậy, với tên lửa Kh-101 có khả năng tấn công chính xác tầm xa và Iskander-M có khả năng giáng những đòn tàn phá vào các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngoài các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng, còn có nguy cơ ngày càng tăng, đó là Nga sẽ sử dụng các kho tên lửa dự trữ này, để áp đảo các hệ thống phòng không của Ukraine, bằng cách kết hợp các tên lửa hiện đại, với các đợt bằng UAV tự sát giá rẻ với số lượng lớn.
Bằng cách tận dụng khối lượng lớn kho dự trữ vũ khí tấn công tầm xa của mình, Nga liên tục làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine; sau đó khi thời cơ đến, họ sẽ tung đòn tấn công tổng lực vào các mục tiêu quan trọng của Ukraine.
Một hướng tiềm năng khác là sử dụng tên lửa Iskander-M, để giành lợi thế chiến thuật trên chiến trường. Khi các cuộc phản công của Ukraine vẫn tiếp diễn, Quân đội Nga có thể triển khai các tên lửa này để phá vỡ các trung tâm hậu cần, nơi tập trung quân hoặc các tuyến tiếp tế, nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc tiến công hoặc làm thay đổi cán cân ở các khu vực tranh chấp. Khả năng cơ động và khả năng tránh bị đánh chặn của Iskander-M khiến nó trở thành vũ khí “định hình chiến trường”.
Về mặt chiến lược, Nga cũng có thể đang phát đi một thông điệp răn đe lớn hơn. Việc tích trữ một kho vũ khí tấn công tầm xa lớn như vậy, có thể đóng vai trò như một lời cảnh báo cho NATO và các đồng minh phương Tây, báo hiệu sự sẵn sàng leo thang hơn nữa của Moscow, nếu các mục tiêu địa chính trị của họ không thể đạt được.
Mặc dù sự tham gia trực tiếp của NATO vẫn chưa chắc chắn, nhưng những tác động về mặt tâm lý và chính trị của việc Nga tăng cường tích lũy, sản xuất và sử dụng tên lửa, không thể bị đánh giá thấp. Nó thách thức sự thống nhất của phương Tây và thử thách quyết tâm của các đồng minh của Ukraine, trong việc duy trì sự ủng hộ của họ với Kiev, dưới áp lực ngày càng tăng của Moscow.
Thời điểm của đợt tích lũy tên lửa của Nga cũng rất quan trọng. Khi mùa đông khắc nghiệt ở khu vực Đông Âu đang ở đỉnh điểm, có những khó khăn thách thức về công tác bảo đảm hậu cần, cũng như khả năng cơ động của Quân đội Ukraine.
Quy mô kho tên lửa của Nga cho thấy chiến lược của nước này sẽ không dựa vào các hành động đơn lẻ, mà dựa vào một chiến dịch kéo dài và đa dạng, nhằm làm đối thủ kiệt sức và đạt được đòn bẩy chiến lược.
Do vậy, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga có thể đang chuẩn bị, khai thác điểm yếu của Ukraine trong những tháng lạnh hơn, bằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, kết hợp với các hoạt động tâm lý và áp lực trên chiến trường, có thể buộc Kieiv phải nhượng bộ. Hoặc kéo dài cuộc xung đột thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, nơi năng lực sản xuất quốc phòng và quân sự của Nga đang nắm giữ lợi thế. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, TASS, Kyiv Post).