Chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên của chiếc trực thăng Sikorsky S-97 được thực hiện vào ngày 22/5/2015. Mặc dù vẫn đang nằm trong giai đoạn phát triển nhưng đây đã dược coi là một trong những chiếc trực thăng có tốc độ nhanh nhất thế giới. Nguồn ảnh: Chive.Nếu Sikorsky S-97 được gia nhập biên chế quân đội Mỹ thì đây cũng sẽ là chiếc trực thăng sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục đầu tiên của quốc gia này. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 3 chiếc Sikorsky S-97 bản thử nghiệm được ra đời. Nguồn ảnh: Raider.Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Mỹ chế tạo ra một trực thăng đồng trục, tuy nhiên tất cả các phiên bản trực thăng đồng trục trước đây từng được Mỹ chế tạo đều mắc phải nhiều vấn đề kỹ thuật như rung lắc quá lớn, tiêu hao nhiên liệu và sự phức tạp trong quá trình điều khiển khiến các ý tưởng trước đó của họ không thể được hiện thực hóa. Nguồn ảnh: Raider.Theo thiết kế của những loại máy bay đồng trục thông thường, do sở hữu hai cánh quạt đồng trục quay theo hai chiều khác nhau nên lực vặn xoắn sẽ tự bị hai cánh quạt tiêu hao hết, dẫn tới việc kiểu thiết kế trực thăng này không cần tới cánh phụ ở đuôi máy bay để kiểm soát tốc độ quay trong quá trình bay. Nguồn ảnh: Youtube.Tuy vậy, Sikorsky S-97 vẫn sở hữu một cánh quạt đuôi và cánh quạt này có hình dáng cấu tạo cũng như công năng khác hoàn toàn so với các loại cánh quạt đuôi khác trên những chiếc trực thăng thông thường. Nguồn ảnh: Youtube.Cụ thể, ở tốc độ thấp, Sikorsky S-97 sẽ di chuyển bằng lực đẩy được lấy từ độ nghiên của cánh quạt chính. Tuy nhiên khi tăng tốc độ bay, lực đẩy của chiếc trực thăng này sẽ được lấy từ cánh quạt đuôi theo chiều hướng từ trước ra sau. Điều này cũng lý giải tại sao Sikorsky S-97 lại có cánh đuôi rất to, tác dụng chính của cánh đuôi này là hoạt động như cánh của các loại máy bay cánh bằng, cho phép điều khiển đuôi của S-97 lên-xuống khi bay ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Arm.Phi hành đoàn của trực thăng S-97 bao gồm 2 phi công, chiếc trực thăng này hiện giờ có sức chứa khoảng 6 người. Tổng chiều dài của Sikorsky S-97 vào khoảng 11 mét, trực thăng có trọng lượng rỗng 4 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là 4,99 tấn. Nguồn ảnh: Youtube.Đôi cánh đuôi cho phép Sikorsky S-97 bay với tốc độ tối đa lên tới 407 km/h khi đầy đủ tải trọng. Tốc độ giới hạn mà Sikorsky S-97 có thể đạt được là 444 km/h, vượt quá tốc độ này, phi công sẽ mất khả năng kiểm soát chiếc trực thăng này và có nguy cơ bị vặn xoắn đến vỡ tan ngay lập tức. Nguồn ảnh: Chive.Hiện tại vẫn chưa rõ khi nào thì Sikorsky S-97 sẽ được ra mắt chính thức. Toàn bộ quá trình nghiên cứu S-97 đã tốn tới 200 triệu USD và mỗi chiếc Sikorsky S-97 bản thử nghiệm có giá trị vào khoảng 15 triệu USD. Nguồn ảnh: Desert.
Chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên của chiếc trực thăng Sikorsky S-97 được thực hiện vào ngày 22/5/2015. Mặc dù vẫn đang nằm trong giai đoạn phát triển nhưng đây đã dược coi là một trong những chiếc trực thăng có tốc độ nhanh nhất thế giới. Nguồn ảnh: Chive.
Nếu Sikorsky S-97 được gia nhập biên chế quân đội Mỹ thì đây cũng sẽ là chiếc trực thăng sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục đầu tiên của quốc gia này. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 3 chiếc Sikorsky S-97 bản thử nghiệm được ra đời. Nguồn ảnh: Raider.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Mỹ chế tạo ra một trực thăng đồng trục, tuy nhiên tất cả các phiên bản trực thăng đồng trục trước đây từng được Mỹ chế tạo đều mắc phải nhiều vấn đề kỹ thuật như rung lắc quá lớn, tiêu hao nhiên liệu và sự phức tạp trong quá trình điều khiển khiến các ý tưởng trước đó của họ không thể được hiện thực hóa. Nguồn ảnh: Raider.
Theo thiết kế của những loại máy bay đồng trục thông thường, do sở hữu hai cánh quạt đồng trục quay theo hai chiều khác nhau nên lực vặn xoắn sẽ tự bị hai cánh quạt tiêu hao hết, dẫn tới việc kiểu thiết kế trực thăng này không cần tới cánh phụ ở đuôi máy bay để kiểm soát tốc độ quay trong quá trình bay. Nguồn ảnh: Youtube.
Tuy vậy, Sikorsky S-97 vẫn sở hữu một cánh quạt đuôi và cánh quạt này có hình dáng cấu tạo cũng như công năng khác hoàn toàn so với các loại cánh quạt đuôi khác trên những chiếc trực thăng thông thường. Nguồn ảnh: Youtube.
Cụ thể, ở tốc độ thấp, Sikorsky S-97 sẽ di chuyển bằng lực đẩy được lấy từ độ nghiên của cánh quạt chính. Tuy nhiên khi tăng tốc độ bay, lực đẩy của chiếc trực thăng này sẽ được lấy từ cánh quạt đuôi theo chiều hướng từ trước ra sau. Điều này cũng lý giải tại sao Sikorsky S-97 lại có cánh đuôi rất to, tác dụng chính của cánh đuôi này là hoạt động như cánh của các loại máy bay cánh bằng, cho phép điều khiển đuôi của S-97 lên-xuống khi bay ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Arm.
Phi hành đoàn của trực thăng S-97 bao gồm 2 phi công, chiếc trực thăng này hiện giờ có sức chứa khoảng 6 người. Tổng chiều dài của Sikorsky S-97 vào khoảng 11 mét, trực thăng có trọng lượng rỗng 4 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là 4,99 tấn. Nguồn ảnh: Youtube.
Đôi cánh đuôi cho phép Sikorsky S-97 bay với tốc độ tối đa lên tới 407 km/h khi đầy đủ tải trọng. Tốc độ giới hạn mà Sikorsky S-97 có thể đạt được là 444 km/h, vượt quá tốc độ này, phi công sẽ mất khả năng kiểm soát chiếc trực thăng này và có nguy cơ bị vặn xoắn đến vỡ tan ngay lập tức. Nguồn ảnh: Chive.
Hiện tại vẫn chưa rõ khi nào thì Sikorsky S-97 sẽ được ra mắt chính thức. Toàn bộ quá trình nghiên cứu S-97 đã tốn tới 200 triệu USD và mỗi chiếc Sikorsky S-97 bản thử nghiệm có giá trị vào khoảng 15 triệu USD. Nguồn ảnh: Desert.