Mới đây Trung Quốc đã gây ngạc nhiên cho thế giới khi tiến hành bay thử cùng lúc hai nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ 6, trong đó bao gồm tiêm kích Shenyang J-50.Chuyến bay công khai đầu tiên của cặp chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo do Trung Quốc chế tạo diễn ra vào ngày 26/12/2024, trong đó một chiếc với vẻ ngoài khá giống máy bay ném bom, do vậy đã được gán tên định danh là JH-XX.Bên cạnh đó là một chiếc phi cơ với kích thước nhỏ hơn, có vẻ đóng vai trò là tiêm kích đánh chặn, do thiếu thông tin cụ thể mà ban đầu có ý kiến cho rằng vai trò của phương tiện này tương tự S-70 Okhotnik do Nga chế tạo, đó là "bạn đồng hành" của phi cơ có người lái.Do tên thật của chiếc máy bay nói trên chưa được thông báo nên ban đầu nhiều người dự đoán đây là J-36, mặc dù vậy gần đây đã xuất hiện thông tin cho biết định danh chính thức là J-50.Chiến đấu cơ nói trên cho dù đang ở giai đoạn nguyên mẫu và mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên nhưng đã tỏ ra là một đối thủ khá nặng ký với những phương tiện do phương Tây chế tạo.Theo ghi nhận, chiều dài và sải cánh của tiêm kích hai động cơ Chengdu J-50 lên tới 22 mét, diện tích cánh 145 m2, trọng lượng cất cánh tối đa 40 tấn, tốc độ lớn nhất Mach 2 và bán kính chiến đấu khoảng 2.200 km.Để so sánh, có thể trích dẫn các thông số của tiêm kích Chengdu J-20 được Trung Quốc gọi là tiêm kích thế hệ thứ năm đầu tiên của mình, máy bay có chiều dài và sải cánh lần lượt là 21 và 12 mét, diện tích cánh 73 m2.Trọng lượng cất cánh tối đa của J-20 là 36 tấn, tốc độ lớn nhất Mach 2,4 và bán kính chiến đấu khoảng 1.500 km. Như vậy kích thước của J-20 - một tiêm kích hạng nặng còn thua kém so với chiếc J-50 bí ẩn vừa ra mắt.Theo ghi nhận do kích thước lớn, tiêm kích J-50 có nhiều khoang để chứa vũ khí, trong đó khoang lớn nhất có sức chứa tới 4 tên lửa không đối không PL-17, loại đạn tầm xa này chỉ mới được đưa vào thành phần chiến đấu của Không quân Trung Quốc từ năm 2022.Loại tên lửa không chiến tầm xa này có chiều dài 6 mét, cự ly tối đa 300 km, mặc dù một số nguồn tin cho rằng nó có cự ly không tưởng là 500 km, tức là lớn hơn cả R-37M của Nga hay AIM-174 của Mỹ.Thậm chí khoang vũ khí lớn của tiêm kích J-50 còn có thể chứa 1 tên lửa chống hạm YJ-12, loại đạn này có tốc độ lên tới Mach 3 và tầm xa 400 km, đi kèm kích thước khá lớn với chiều dài 6,3 mét, đường kính trên 0,4 mét.Trong một hoặc hai khoang vũ khí khác của tiêm kích J-50, có thể đặt thêm 4 quả PL-17 hoặc PL-15. Nhưng rõ ràng đây không phải là toàn bộ các loại đạn hàng không của máy bay, nhất là khi kích thước các khoang bên trong lớn như vậy.Những đặc tính kỹ chiến thuật khác, bao gồm cả thiết bị điện tử hàng không hiện chưa có thông tin, nhưng rõ ràng đây sẽ là tiêm kích tàng hình tiên tiến, ứng dụng những thành tựu khoa học mới nhất của Trung Quốc.Khi xét về những yêu cầu chính đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thì chiếc J-50 - dựa trên những đặc điểm được công bố, hiện đã đáp ứng một phần nhất định trong số đó.
Mới đây Trung Quốc đã gây ngạc nhiên cho thế giới khi tiến hành bay thử cùng lúc hai nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ 6, trong đó bao gồm tiêm kích Shenyang J-50.
Chuyến bay công khai đầu tiên của cặp chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo do Trung Quốc chế tạo diễn ra vào ngày 26/12/2024, trong đó một chiếc với vẻ ngoài khá giống máy bay ném bom, do vậy đã được gán tên định danh là JH-XX.
Bên cạnh đó là một chiếc phi cơ với kích thước nhỏ hơn, có vẻ đóng vai trò là tiêm kích đánh chặn, do thiếu thông tin cụ thể mà ban đầu có ý kiến cho rằng vai trò của phương tiện này tương tự S-70 Okhotnik do Nga chế tạo, đó là "bạn đồng hành" của phi cơ có người lái.
Do tên thật của chiếc máy bay nói trên chưa được thông báo nên ban đầu nhiều người dự đoán đây là J-36, mặc dù vậy gần đây đã xuất hiện thông tin cho biết định danh chính thức là J-50.
Chiến đấu cơ nói trên cho dù đang ở giai đoạn nguyên mẫu và mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên nhưng đã tỏ ra là một đối thủ khá nặng ký với những phương tiện do phương Tây chế tạo.
Theo ghi nhận, chiều dài và sải cánh của tiêm kích hai động cơ Chengdu J-50 lên tới 22 mét, diện tích cánh 145 m2, trọng lượng cất cánh tối đa 40 tấn, tốc độ lớn nhất Mach 2 và bán kính chiến đấu khoảng 2.200 km.
Để so sánh, có thể trích dẫn các thông số của tiêm kích Chengdu J-20 được Trung Quốc gọi là tiêm kích thế hệ thứ năm đầu tiên của mình, máy bay có chiều dài và sải cánh lần lượt là 21 và 12 mét, diện tích cánh 73 m2.
Trọng lượng cất cánh tối đa của J-20 là 36 tấn, tốc độ lớn nhất Mach 2,4 và bán kính chiến đấu khoảng 1.500 km. Như vậy kích thước của J-20 - một tiêm kích hạng nặng còn thua kém so với chiếc J-50 bí ẩn vừa ra mắt.
Theo ghi nhận do kích thước lớn, tiêm kích J-50 có nhiều khoang để chứa vũ khí, trong đó khoang lớn nhất có sức chứa tới 4 tên lửa không đối không PL-17, loại đạn tầm xa này chỉ mới được đưa vào thành phần chiến đấu của Không quân Trung Quốc từ năm 2022.
Loại tên lửa không chiến tầm xa này có chiều dài 6 mét, cự ly tối đa 300 km, mặc dù một số nguồn tin cho rằng nó có cự ly không tưởng là 500 km, tức là lớn hơn cả R-37M của Nga hay AIM-174 của Mỹ.
Thậm chí khoang vũ khí lớn của tiêm kích J-50 còn có thể chứa 1 tên lửa chống hạm YJ-12, loại đạn này có tốc độ lên tới Mach 3 và tầm xa 400 km, đi kèm kích thước khá lớn với chiều dài 6,3 mét, đường kính trên 0,4 mét.
Trong một hoặc hai khoang vũ khí khác của tiêm kích J-50, có thể đặt thêm 4 quả PL-17 hoặc PL-15. Nhưng rõ ràng đây không phải là toàn bộ các loại đạn hàng không của máy bay, nhất là khi kích thước các khoang bên trong lớn như vậy.
Những đặc tính kỹ chiến thuật khác, bao gồm cả thiết bị điện tử hàng không hiện chưa có thông tin, nhưng rõ ràng đây sẽ là tiêm kích tàng hình tiên tiến, ứng dụng những thành tựu khoa học mới nhất của Trung Quốc.
Khi xét về những yêu cầu chính đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thì chiếc J-50 - dựa trên những đặc điểm được công bố, hiện đã đáp ứng một phần nhất định trong số đó.