Một điều ít ai biết đó là Thái Lan cũng là một trong những quốc gia sở hữu tàu sân bay. Tàu sân bay của nước này mang tên Chakri Naruebet. Đây là Soái Hạm của Hải quân Hoàng gia Thái Lan và cũng là chiếc tàu sân bay nhỏ nhất thế giới ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.Tàu sân bay của Thái Lan có độ giãn nước chỉ 11.500 tấn so với 61.000 tấn của tàu sân bay Nga Kuznetsov và 100.000 tấn của chiếc tàu sân bay Mỹ USS Gerald Ford. Nguồn ảnh: Naval.Được hạ thủy từ năm 1996, Tàu sân bay Chakri Naruebet của Thái Lan có giá đóng mới vào khoảng 336 triệu USD. Tàu chỉ dài khoảng 182 mét, tương đương với nhiều tàu tuần dương hạm cỡ lớn, hoàn toàn lép vế so với các tàu sân bay hiện hiện đại của Mỹ. Nguồn ảnh: Naval.Một trong những tàu sân bay hiện đại bậc nhất Nam Mỹ chính là chiếc NAe Sao Paulo của Brazil. Đây thực chất là tàu sân bay do Pháp đóng mới và hạ thủy từ năm 1960 và được bán cho Brazil từ năm 2000. Nguồn ảnh: Wiki.Khi Brazil mua lại chiếc tàu sân bay 40 năm tuổi này, nó chỉ có giá vào khoảng 30 triệu USD. Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ nâng cấp, cải tiến của Pháp mà con tàu này hoàn toàn có đủ khả năng tác chiến trong thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Marine.Tàu sân bay Brazil chiếc NAe Sao Paulo có chiều dài 265 mét, giãn nước 32.800 tấn, mang theo được tối đa 22 máy bay và 17 trực thăng. Dự kiến, tới năm 2018 này chiếc NAe Sao Paulo sẽ được nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Wiki.Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp là chiếc tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới hiện nay không mang quốc tịch Mỹ. Được hạ thủy từ năm 1994, tàu có độ giãn nước 42.000 tấn và chính thức được nhập biên Hải quân Pháp từ năm 2001. Nguồn ảnh: Wiki.Charles de Gaulle có khả năng mang theo tối đa tới 36 máy bay chiến đấu Super Etendard và Rafale-M. Tàu có chiều dài 261,5 mét và có khả năng cất-hạ cánh được cả các máy bay cỡ lớn như E-2C Hawkeye của Mỹ. Nguồn ảnh: National.Dự kiến, chiếc tàu sân bay này có thể hoạt động tốt tới năm 2035, thậm chí là 2040 nếu như Hải quân Pháp không tìm được người thay thế nó. Đầu năm 2017 vừa rồi, Charles de Gaulle đã trải qua lần tái nạp nhiên liệu hạt nhân lần cuối cùng, dự kiến giúp nó hoạt động tốt được khoảng 20 năm nữa. Nguồn ảnh: Youtube.Tàu sân bay Cavour của Italia cũng là một trong số ít tàu sân bay kín tiếng trên thế giới. Được gia nhập biên chế vào năm 2009, chiếc tàu sân bay này hiện đang là Soái Hạm của Hải quân Italia. Nguồn ảnh: Wiki.Có độ giãn nước 28.000 tấn, tàu sân bay Italia có chiều dài 244 mét, có khả năng mang theo được 12 trực thăng các loại, 415 thủy quân lục chiến, 100 phương tiện cơ giới có bánh hoặc 24 xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: WOW.Điểm thiết kế khá đặc biệt của chiếc tàu sân bay này chính là phần sàn được "cơi nới" thêm để tạo thành hệ thống cầu nhảy dành cho các máy bay cất cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Jeff.Cuối cùng trong danh sách là tàu sân bay Juan Carlos 1 của Tây Ban Nha. Juan Carlos 1 hiện được coi là tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: WOW.Chiếc tàu sân bay này có độ giãn nước 27.000 tấn, dài 230,82 mét, có khả năng chở theo tối đa tới 1200 thủy quân lục chiến với đầy đủ trang thiết bị và có thể mang theo tối đa 46 xe tăng Leopard 2E. Nguồn ảnh: Airforce.Chiếc tàu sân bay hiện đại nhất của Tây Ban Nha này có khả năng mang theo tối đa 25 máy bay AV-8. Ngoài ra, sàn tàu còn được thiết kế với năm khu vực đỗ trực thăng hạng nặng như CH-47 và V-22. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một điều ít ai biết đó là Thái Lan cũng là một trong những quốc gia sở hữu tàu sân bay. Tàu sân bay của nước này mang tên Chakri Naruebet. Đây là Soái Hạm của Hải quân Hoàng gia Thái Lan và cũng là chiếc tàu sân bay nhỏ nhất thế giới ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu sân bay của Thái Lan có độ giãn nước chỉ 11.500 tấn so với 61.000 tấn của tàu sân bay Nga Kuznetsov và 100.000 tấn của chiếc tàu sân bay Mỹ USS Gerald Ford. Nguồn ảnh: Naval.
Được hạ thủy từ năm 1996, Tàu sân bay Chakri Naruebet của Thái Lan có giá đóng mới vào khoảng 336 triệu USD. Tàu chỉ dài khoảng 182 mét, tương đương với nhiều tàu tuần dương hạm cỡ lớn, hoàn toàn lép vế so với các tàu sân bay hiện hiện đại của Mỹ. Nguồn ảnh: Naval.
Một trong những tàu sân bay hiện đại bậc nhất Nam Mỹ chính là chiếc NAe Sao Paulo của Brazil. Đây thực chất là tàu sân bay do Pháp đóng mới và hạ thủy từ năm 1960 và được bán cho Brazil từ năm 2000. Nguồn ảnh: Wiki.
Khi Brazil mua lại chiếc tàu sân bay 40 năm tuổi này, nó chỉ có giá vào khoảng 30 triệu USD. Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ nâng cấp, cải tiến của Pháp mà con tàu này hoàn toàn có đủ khả năng tác chiến trong thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Marine.
Tàu sân bay Brazil chiếc NAe Sao Paulo có chiều dài 265 mét, giãn nước 32.800 tấn, mang theo được tối đa 22 máy bay và 17 trực thăng. Dự kiến, tới năm 2018 này chiếc NAe Sao Paulo sẽ được nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp là chiếc tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới hiện nay không mang quốc tịch Mỹ. Được hạ thủy từ năm 1994, tàu có độ giãn nước 42.000 tấn và chính thức được nhập biên Hải quân Pháp từ năm 2001. Nguồn ảnh: Wiki.
Charles de Gaulle có khả năng mang theo tối đa tới 36 máy bay chiến đấu Super Etendard và Rafale-M. Tàu có chiều dài 261,5 mét và có khả năng cất-hạ cánh được cả các máy bay cỡ lớn như E-2C Hawkeye của Mỹ. Nguồn ảnh: National.
Dự kiến, chiếc tàu sân bay này có thể hoạt động tốt tới năm 2035, thậm chí là 2040 nếu như Hải quân Pháp không tìm được người thay thế nó. Đầu năm 2017 vừa rồi, Charles de Gaulle đã trải qua lần tái nạp nhiên liệu hạt nhân lần cuối cùng, dự kiến giúp nó hoạt động tốt được khoảng 20 năm nữa. Nguồn ảnh: Youtube.
Tàu sân bay Cavour của Italia cũng là một trong số ít tàu sân bay kín tiếng trên thế giới. Được gia nhập biên chế vào năm 2009, chiếc tàu sân bay này hiện đang là Soái Hạm của Hải quân Italia. Nguồn ảnh: Wiki.
Có độ giãn nước 28.000 tấn, tàu sân bay Italia có chiều dài 244 mét, có khả năng mang theo được 12 trực thăng các loại, 415 thủy quân lục chiến, 100 phương tiện cơ giới có bánh hoặc 24 xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: WOW.
Điểm thiết kế khá đặc biệt của chiếc tàu sân bay này chính là phần sàn được "cơi nới" thêm để tạo thành hệ thống cầu nhảy dành cho các máy bay cất cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Jeff.
Cuối cùng trong danh sách là tàu sân bay Juan Carlos 1 của Tây Ban Nha. Juan Carlos 1 hiện được coi là tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: WOW.
Chiếc tàu sân bay này có độ giãn nước 27.000 tấn, dài 230,82 mét, có khả năng chở theo tối đa tới 1200 thủy quân lục chiến với đầy đủ trang thiết bị và có thể mang theo tối đa 46 xe tăng Leopard 2E. Nguồn ảnh: Airforce.
Chiếc tàu sân bay hiện đại nhất của Tây Ban Nha này có khả năng mang theo tối đa 25 máy bay AV-8. Ngoài ra, sàn tàu còn được thiết kế với năm khu vực đỗ trực thăng hạng nặng như CH-47 và V-22. Nguồn ảnh: Pinterest.