Hiện tại, nước sở hữu nhiều tàu sân bay nhất trên thế giới chính là Mỹ và đây hiện cũng là quốc gia có sức mạnh hải quân lớn nhất thế giới. Ngoài Mỹ, một vài quốc gia khác như Anh, Pháp, Nga và đặc biệt là Trung Quốc hiện cũng sở hữu cho riêng mình những tàu sân bay hiện đại và đặc biệt là khả năng tự chế tạo loại tàu khổng lồ này.Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, liệu các tàu sân bay có còn giữ được uy thế của mình trong các cuộc xung đột ở tương lai? Nguồn ảnh: BI.Nhiệm vụ của tàu sân bay vốn không chỉ là để chiến đấu mà đây còn là một thứ vũ khí chiến lược để các nước mang ra "dọa" nhau. Mỗi khi vùng lãnh thổ di động của một quốc gia nào đó cùng với đội tàu hộ tống cực kỳ hoành tráng xuất hiện ngoài khơi một quốc gia nào đó thì chắc chắn đây sẽ là một tín hiệu cảnh báo cực kỳ cứng rắn mà bất cứ ai cũng sẽ phải lo sợ. Nguồn ảnh: Infini.Tuy nhiên, để phục vụ cho việc "dọa" nhau, các quốc gia lớn trên thế giới còn có nhiều thứ khác đáng sợ hơn các đội tàu sân bay rất nhiều, ví dụ như cho nhưng máy bay ném bom chiến lược lượn lờ gần không phận đối phương, tung tin lên các phương tiện truyền thông rằng đang có hàng nghìn đầu đạn tên lửa chĩa vào lãnh thổ đối phương hoặc đơn giản nhất là mang vũ khí hạt nhân ra "dọa" nhau. Nguồn ảnh: Wiki.Như vậy, với việc là một loại vũ khí có nhiệm vụ "mang ra dọa", có vẻ như việc "nuôi" một đội tàu sân bay tốn kém hơn nhiều so với việc sử dụng các máy bay ném bom, tên lửa đạn đạo hoặc bom hạt nhân. Nguồn ảnh: CNN.Vai trò thứ hai và cũng là nhiệm vụ cốt yếu của những tàu sân bay đó là có mặt tại những điểm nóng, sử dụng khả năng cất cánh và thu hồi máy bay của mình để cung cấp hỏa lực đường không, giúp lực lượng không quân có thể triển khai từ bất cứ vùng biển nào mà không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù vậy, với sự ra đời của những loại máy bay hiện đại như F-35B với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, một chiếc tàu sân bay trực thăng như chiếc Izumo của Nhật Bản cũng có khả năng thực hiện điều tương tự và có chi phí đóng mới "bèo" hơn so với một tàu sân bay rất nhiều, chỉ khoảng 1,2 tỷ USD, thấp hơn nhiều lần so với giá thành nghiên cứu và đóng mới một chiếc tàu sân bay. Nguồn ảnh: Waron.Trước đây, khi những chiếc AV-8B Harrier II được hoàn thiện và sử dụng trên các tàu sân bay của Mỹ, một làn sóng tranh luận cũng nổ ra về việc liệu một chiếc tàu sân bay có là quá tốn kém khi những chiếc máy bay chiến đấu với khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng đã được hoàn thiện. Nguồn ảnh: National.Đến hiện tại, nghĩa là hơn 30 năm kể từ khi những chiếc chiến đấu cơ AV-8B với khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng ra đời, tàu sân bay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động quân sự trên biển của nhiều nước. Các chuyên gia quân sự cho rằng, người ta chưa thể bỏ các tàu sân bay sang sử dụng các tàu khu trục chở trực thăng là vì hiện tại các loại máy bay quân sự có khả năng cất cánh thẳng đứng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nguồn ảnh: Britanni.Nếu một ngày nào đó các loại máy bay quân sự đều có khả năng cất cánh thẳng đứng, hoặc ít nhất là một nửa trong số chúng làm được điều đấy, rất có thể thay vì chi phí đóng mới một tàu sân bay, người ta có thể đầu tư "sắm" hẳn 4, 5 chiếc tàu khu trục chở trực thăng với tác dụng gần như tương đương. Khi đó, hoặc khái niệm tàu sân bay sẽ được viết lại hoặc tàu sân bay cũng sẽ bị tuyệt chủng giống với số phận của những chiếc thiết giáp hạm (Battleship) trong quá khứ vì không phải lúc nào to và nặng cũng là tốt. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, nước sở hữu nhiều tàu sân bay nhất trên thế giới chính là Mỹ và đây hiện cũng là quốc gia có sức mạnh hải quân lớn nhất thế giới. Ngoài Mỹ, một vài quốc gia khác như Anh, Pháp, Nga và đặc biệt là Trung Quốc hiện cũng sở hữu cho riêng mình những tàu sân bay hiện đại và đặc biệt là khả năng tự chế tạo loại tàu khổng lồ này.Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, liệu các tàu sân bay có còn giữ được uy thế của mình trong các cuộc xung đột ở tương lai? Nguồn ảnh: BI.
Nhiệm vụ của tàu sân bay vốn không chỉ là để chiến đấu mà đây còn là một thứ vũ khí chiến lược để các nước mang ra "dọa" nhau. Mỗi khi vùng lãnh thổ di động của một quốc gia nào đó cùng với đội tàu hộ tống cực kỳ hoành tráng xuất hiện ngoài khơi một quốc gia nào đó thì chắc chắn đây sẽ là một tín hiệu cảnh báo cực kỳ cứng rắn mà bất cứ ai cũng sẽ phải lo sợ. Nguồn ảnh: Infini.
Tuy nhiên, để phục vụ cho việc "dọa" nhau, các quốc gia lớn trên thế giới còn có nhiều thứ khác đáng sợ hơn các đội tàu sân bay rất nhiều, ví dụ như cho nhưng máy bay ném bom chiến lược lượn lờ gần không phận đối phương, tung tin lên các phương tiện truyền thông rằng đang có hàng nghìn đầu đạn tên lửa chĩa vào lãnh thổ đối phương hoặc đơn giản nhất là mang vũ khí hạt nhân ra "dọa" nhau. Nguồn ảnh: Wiki.
Như vậy, với việc là một loại vũ khí có nhiệm vụ "mang ra dọa", có vẻ như việc "nuôi" một đội tàu sân bay tốn kém hơn nhiều so với việc sử dụng các máy bay ném bom, tên lửa đạn đạo hoặc bom hạt nhân. Nguồn ảnh: CNN.
Vai trò thứ hai và cũng là nhiệm vụ cốt yếu của những tàu sân bay đó là có mặt tại những điểm nóng, sử dụng khả năng cất cánh và thu hồi máy bay của mình để cung cấp hỏa lực đường không, giúp lực lượng không quân có thể triển khai từ bất cứ vùng biển nào mà không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù vậy, với sự ra đời của những loại máy bay hiện đại như F-35B với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, một chiếc tàu sân bay trực thăng như chiếc Izumo của Nhật Bản cũng có khả năng thực hiện điều tương tự và có chi phí đóng mới "bèo" hơn so với một tàu sân bay rất nhiều, chỉ khoảng 1,2 tỷ USD, thấp hơn nhiều lần so với giá thành nghiên cứu và đóng mới một chiếc tàu sân bay. Nguồn ảnh: Waron.
Trước đây, khi những chiếc AV-8B Harrier II được hoàn thiện và sử dụng trên các tàu sân bay của Mỹ, một làn sóng tranh luận cũng nổ ra về việc liệu một chiếc tàu sân bay có là quá tốn kém khi những chiếc máy bay chiến đấu với khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng đã được hoàn thiện. Nguồn ảnh: National.
Đến hiện tại, nghĩa là hơn 30 năm kể từ khi những chiếc chiến đấu cơ AV-8B với khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng ra đời, tàu sân bay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động quân sự trên biển của nhiều nước. Các chuyên gia quân sự cho rằng, người ta chưa thể bỏ các tàu sân bay sang sử dụng các tàu khu trục chở trực thăng là vì hiện tại các loại máy bay quân sự có khả năng cất cánh thẳng đứng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nguồn ảnh: Britanni.
Nếu một ngày nào đó các loại máy bay quân sự đều có khả năng cất cánh thẳng đứng, hoặc ít nhất là một nửa trong số chúng làm được điều đấy, rất có thể thay vì chi phí đóng mới một tàu sân bay, người ta có thể đầu tư "sắm" hẳn 4, 5 chiếc tàu khu trục chở trực thăng với tác dụng gần như tương đương. Khi đó, hoặc khái niệm tàu sân bay sẽ được viết lại hoặc tàu sân bay cũng sẽ bị tuyệt chủng giống với số phận của những chiếc thiết giáp hạm (Battleship) trong quá khứ vì không phải lúc nào to và nặng cũng là tốt. Nguồn ảnh: BI.