Được hạ thủy vào ngày 12/8/2013, cách đây đã 4 năm thế nhưng cho tới thời điểm này tàu sân bay INS Vikrant do Hải quân Ấn Độ tự chế tạo vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy phần thượng tầng đã được lắp đặt xong thế nhưng con tàu vẫn chỉ là một cái vỏ, thiếu phần lớn các trang bị máy móc. Nguồn ảnh: SinaTrong khi đó, tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc được chế tạo từ năm 2013, tới nay đã được hạ thủy thành công vào tháng 4/2017 với mức độ hoàn thiện lớn về máy móc với hệ thống động cơ, hệ thống radar trên thượng tầng, các hệ thống vận hành khác đã được lắp đặt xong. Nguồn ảnh: SinaCó thể nói là quá đáng thất vọng với tốc độ đóng tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ. Họ khởi đóng INS Vikrant từ năm 2009, cũng mất 4 năm để hạ thủy thế nhưng lại mất thêm 4 năm nữa để hoàn thiện. Trong khi đó, Trung Quốc khởi đóng sau chỉ mất 4 năm hạ thủy một con tàu gần như hoàn chỉnh. Nguồn ảnh: SinaCòn hàng không mẫu hạm INS Vikrant tới nay chỉ như một cái vỏ, chưa có nhiều máy móc được trang bị, kể cả các hệ thống radar. Nguồn ảnh: SinaNói về kích thước, Ấn Độ chỉ phải hoàn thiện một chiếc tàu sân bay cỡ 40.000 tấn, trong khi của Trung Quốc là hơn 50.000 tấn. Đó là chưa kể Ấn Độ có sự trợ giúp công nghệ từ Nga và nhiều nước khác, còn Trung Quốc gần như tự lực. Điều đó cho thấy sự vượt trội về công nghệ quốc phòng của Trung Quốc so với Ấn Độ. Nguồn ảnh: SinaXem ra người Ấn phải nghiêm túc và kỷ luật hơn nữa để có thể sớm hoàn thiện, chạy thử nghiệm tàu sân bay INS Vikrant. Nguồn ảnh: SinaTheo một số nguồn tin, sở dĩ tiến độ hoàn thiện tàu sân bay INS Vikrant chậm trễ một phần là do phía Nga chưa bàn giao các trang bị máy móc cùng tổ hợp hàng không trên hạm. Nguồn ảnh: SinaDự kiến, việc chạy thử nghiệm một số hệ thống phụ của Vikrant phải tới cuối năm nay mới được thực hiện. Nguồn ảnh: SinaTàu sân bay INS Vikrant có lượng giãn nước 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, thủy thủ đoàn 1.449 người. Đây là con tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ chế tạo và cũng là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên được đóng ở một quốc gia châu Á. Nguồn ảnh: SinaƯớc tính, với diện tích mặt boong 10.000m2 nó có khả năng chuyên chở và vận hành 30 máy bay các loại gồm: tối đa 26 tiêm kích hạm MiG-29K hoặc kết hợp 10 trực thăng săn ngầm Sea King hay Dhruv hay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31. Nguồn ảnh: Sina
Được hạ thủy vào ngày 12/8/2013, cách đây đã 4 năm thế nhưng cho tới thời điểm này tàu sân bay INS Vikrant do Hải quân Ấn Độ tự chế tạo vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy phần thượng tầng đã được lắp đặt xong thế nhưng con tàu vẫn chỉ là một cái vỏ, thiếu phần lớn các trang bị máy móc. Nguồn ảnh: Sina
Trong khi đó, tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc được chế tạo từ năm 2013, tới nay đã được hạ thủy thành công vào tháng 4/2017 với mức độ hoàn thiện lớn về máy móc với hệ thống động cơ, hệ thống radar trên thượng tầng, các hệ thống vận hành khác đã được lắp đặt xong. Nguồn ảnh: Sina
Có thể nói là quá đáng thất vọng với tốc độ đóng tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ. Họ khởi đóng INS Vikrant từ năm 2009, cũng mất 4 năm để hạ thủy thế nhưng lại mất thêm 4 năm nữa để hoàn thiện. Trong khi đó, Trung Quốc khởi đóng sau chỉ mất 4 năm hạ thủy một con tàu gần như hoàn chỉnh. Nguồn ảnh: Sina
Còn hàng không mẫu hạm INS Vikrant tới nay chỉ như một cái vỏ, chưa có nhiều máy móc được trang bị, kể cả các hệ thống radar. Nguồn ảnh: Sina
Nói về kích thước, Ấn Độ chỉ phải hoàn thiện một chiếc tàu sân bay cỡ 40.000 tấn, trong khi của Trung Quốc là hơn 50.000 tấn. Đó là chưa kể Ấn Độ có sự trợ giúp công nghệ từ Nga và nhiều nước khác, còn Trung Quốc gần như tự lực. Điều đó cho thấy sự vượt trội về công nghệ quốc phòng của Trung Quốc so với Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina
Xem ra người Ấn phải nghiêm túc và kỷ luật hơn nữa để có thể sớm hoàn thiện, chạy thử nghiệm tàu sân bay INS Vikrant. Nguồn ảnh: Sina
Theo một số nguồn tin, sở dĩ tiến độ hoàn thiện tàu sân bay INS Vikrant chậm trễ một phần là do phía Nga chưa bàn giao các trang bị máy móc cùng tổ hợp hàng không trên hạm. Nguồn ảnh: Sina
Dự kiến, việc chạy thử nghiệm một số hệ thống phụ của Vikrant phải tới cuối năm nay mới được thực hiện. Nguồn ảnh: Sina
Tàu sân bay INS Vikrant có lượng giãn nước 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, thủy thủ đoàn 1.449 người. Đây là con tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ chế tạo và cũng là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên được đóng ở một quốc gia châu Á. Nguồn ảnh: Sina
Ước tính, với diện tích mặt boong 10.000m2 nó có khả năng chuyên chở và vận hành 30 máy bay các loại gồm: tối đa 26 tiêm kích hạm MiG-29K hoặc kết hợp 10 trực thăng săn ngầm Sea King hay Dhruv hay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31. Nguồn ảnh: Sina