Một video mới lan truyền trên internet và mạng xã hội, khi một chiếc xe tăng T-90M Proryv của Quân đội Nga đã bị trúng đạn nổ tung, tháp pháo của nó bắn lên không trung như một quả tên lửa, đạt độ cao ước tính từ 20-30 mét.Video có nguồn gốc từ mặt trận Ukraine; tuy nhiên thời gian và địa điểm chính xác của vụ việc không rõ ràng. Đoạn phim bắt đầu bằng cảnh chiếc T-90M phát nổ, để lại những câu hỏi chưa có lời giải về cách nó bị bắn trúng. Nhiều khả năng, một tên lửa chống tăng đã bắn trúng tháp pháo, nơi được coi là “tử huyệt” của xe tăng Nga, do đạn pháo được bố trí vòng quanh tháp.Xe tăng T-90M sử dụng nhiều loại đạn tăng khác nhau, bao gồm đạn nổ phá phân mảnh như 3OF19 hoặc 3OF26, đạn chống tăng như 3BK29 hoặc 3BK31, đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) như 3BM42 Mango hoặc 3BM60 Svinets-2, và tên lửa có điều khiển như 9M119 Refleks hoặc 9M119M Invar.Nguyên nhân chính khiến tháp pháo T-90M bị thổi tung lên trời, sau khi trúng đạn, chính là do đạn pháo được cất giữ xung quanh xe bị kích nổ (chủ yếu là đạn nổ phá và đạn chống tăng). Do thiết kế sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, nên xe tăng Nga thường bố trí đạn quanh tháp pháo, nên dễ bị kích nổ khi trúng đạn.Việc xe tăng T-90M Proryv của Nga bị phá hủy hoàn toàn, tiếp tục làm nổi bật những sai sót trong thiết kế của dòng xe tăng Nga. Một trong những điểm yếu lớn nhất của T-90 và những phiên bản tiền nhiệm như T-64, T-80, T-72 là không có khoang chứa đạn riêng, mà đạn pháo được để trong một băng chuyền tự động ở chân tháp pháo.Việc các kỹ sư Liên Xô trước kia và Nga hiện nay lựa chọn thiết kế này là nhằm mục đích giảm kích thước tổng thể của xe tăng và tăng số lượng đạn pháo mang theo; nhưng lại là sự đánh đổi khiến toàn bộ kíp lái phải đối mặt với rủi ro rất lớn, khi xe bị trúng đạn.Khi lớp giáp của các dòng xe tăng do Liên Xô/Nga sản xuất bị phá vỡ, đặc biệt là khi tên lửa chống tăng hoặc đạn pháo bắn trúng khoang chiến đấu, nhiệt độ và áp suất cao sinh ra, có thể kích nổ đạn pháo ngay lập tức.Việc thiếu các khoang chứa đạn tách biệt và được bảo vệ, như thấy ở các mẫu xe phương Tây như M1 Abrams của Mỹ, đã gây ra phản ứng dây chuyền phá hủy xe tăng một cách ghê gớm. Kết quả nổi bật và ấn tượng nhất là tháp pháo bị hất tung lên độ cao 20-30 mét, một hiện tượng đã trở thành “đặc sản” đáng sợ của xe tăng Liên Xô/Nga ở chiến trường Ukraine.Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M là phiên bản hiện đại hóa, bao gồm giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt, hiệu quả hơn giáp ERA cũ hơn như Kontakt-5. Tuy nhiên, vai trò chính của nó là bảo vệ chống lại tác động ban đầu. Nếu lớp giáp bị xuyên thủng bởi các loại vũ khí chống tăng hiện đại như Javelin hoặc NLAW, thì ERA không thể ngăn chặn được hậu quả thảm khốc bên trong xe. Điểm yếu trên của xe tăng Nga không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề chiến lược. Trong chiến tranh hiện đại, nơi các hệ thống chống tăng di động được trang bị tới người lính bộ binh, thì thiết kế xe tăng phải ưu tiên bảo vệ kíp lái, trong trường hợp giáp bị xuyên thủng.Trong khi các thiết kế của phương Tây tách đạn pháo khỏi kíp lái bằng các khoang chứa đạn, được bảo vệ bằng những tấm cửa sập tự động, thì cách tiếp cận của Nga tập trung vào tính nhỏ gọn và hiệu quả về mặt chi phí. Nhưng thiết kế như vậy đã làm giảm đáng kể cơ hội sống sót của kíp xe, khi xe bị trúng đạn trực tiếp.Các loại xe tăng hiện đại của phương Tây như M1A1 Abrams, Challenger 2, Leopard 2 được coi là xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất, nhưng vẫn không tránh khỏi sự phá hủy trong chiến tranh đương đại. Mặc dù những chiếc xe tăng này đã tăng mức bảo vệ tới mức tối đa về trọng lượng, nhưng chúng vẫn dễ dàng bị phá hủy bởi vũ khí chống tăng đơn giản như UAV FPV.Xe tăng M1A1 Abrams, một trong những xe tăng nổi tiếng nhất của phương Tây, có khoang chứa đạn tách biệt với các tấm chắn đặc biệt, để hướng luồng nổ ra xa xe tăng. Thiết kế này làm tăng đáng kể cơ hội sống sót của kíp xe trong trường hợp xe bị trúng đạn. Mặc dù M1A1 Abrams, cũng dễ bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng và UAV FPV của Nga.Lớp giáp dày và hệ thống bảo vệ chủ động của M1A1 Abrams có thể chống lại một số loại tấn công trực diện từ bán cầu trước, nhưng không thể chống lại được những đòn tấn công trực tiếp vào hai bên hông hoặc phần trên tháp pháo, vốn là những khu vực được bảo vệ yếu nhất.Còn xe tăng Challenger 2 của Anh, nổi tiếng với lớp giáp Chobham có khả năng bảo vệ cao. Tuy nhiên, chiến trường Ukraine cho thấy, ngay cả lớp giáp này cũng có thể dễ dàng bị phá hủy bằng những vũ khí chống tăng thô sơ và rẻ tiền như UAV FPV. Nhưng có thể thấy, kíp xe được an toàn, khi vẫn có thể kịp thoát ra ngoài trước khi xe bị phá hủy hoàn toàn.Leopard 2, được coi là một trong những xe tăng cân bằng nhất của phương Tây, cũng có những điểm yếu ở một số khu vực cụ thể, đặc biệt là xung quanh tháp pháo và giáp hông. Ở Ukraine, Leopard 2 đã bị phá hủy bởi tên lửa chống tăng và các thiết bị nổ tự chế, thường được quân Nga sử dụng.Điểm chung của những chiếc xe tăng này là chúng tập trung vào việc bảo vệ kíp lái. Tuy nhiên, trong chiến tranh hiện đại, nơi UAV mang vũ khí chống tăng, tên lửa chống tăng và pháo binh chiếm ưu thế, ngay cả những xe tăng tiên tiến nhất cũng dễ dàng bị phá hủy.Hiệu quả chiến đấu của xe tăng chúng phụ thuộc rất nhiều vào chiến thuật sử dụng đúng cách, đó là việc phối hợp với bộ binh, hỗ trợ trên không và trinh sát. Việc thiếu sự đồng bộ như vậy, như thường thấy trong các tình huống chiến đấu hỗn loạn, có thể biến ngay cả xe tăng tiên tiến nhất thành mục tiêu dễ dàng bị tiêu diệt, dù là xe tăng Liên Xô/Nga hay của Mỹ và phương Tây. (Nguồn ảnh: TASS, Sputnik, CNN).
Một video mới lan truyền trên internet và mạng xã hội, khi một chiếc xe tăng T-90M Proryv của Quân đội Nga đã bị trúng đạn nổ tung, tháp pháo của nó bắn lên không trung như một quả tên lửa, đạt độ cao ước tính từ 20-30 mét.
Video có nguồn gốc từ mặt trận Ukraine; tuy nhiên thời gian và địa điểm chính xác của vụ việc không rõ ràng. Đoạn phim bắt đầu bằng cảnh chiếc T-90M phát nổ, để lại những câu hỏi chưa có lời giải về cách nó bị bắn trúng. Nhiều khả năng, một tên lửa chống tăng đã bắn trúng tháp pháo, nơi được coi là “tử huyệt” của xe tăng Nga, do đạn pháo được bố trí vòng quanh tháp.
Xe tăng T-90M sử dụng nhiều loại đạn tăng khác nhau, bao gồm đạn nổ phá phân mảnh như 3OF19 hoặc 3OF26, đạn chống tăng như 3BK29 hoặc 3BK31, đạn xuyên giáp ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) như 3BM42 Mango hoặc 3BM60 Svinets-2, và tên lửa có điều khiển như 9M119 Refleks hoặc 9M119M Invar.
Nguyên nhân chính khiến tháp pháo T-90M bị thổi tung lên trời, sau khi trúng đạn, chính là do đạn pháo được cất giữ xung quanh xe bị kích nổ (chủ yếu là đạn nổ phá và đạn chống tăng). Do thiết kế sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, nên xe tăng Nga thường bố trí đạn quanh tháp pháo, nên dễ bị kích nổ khi trúng đạn.
Việc xe tăng T-90M Proryv của Nga bị phá hủy hoàn toàn, tiếp tục làm nổi bật những sai sót trong thiết kế của dòng xe tăng Nga. Một trong những điểm yếu lớn nhất của T-90 và những phiên bản tiền nhiệm như T-64, T-80, T-72 là không có khoang chứa đạn riêng, mà đạn pháo được để trong một băng chuyền tự động ở chân tháp pháo.
Việc các kỹ sư Liên Xô trước kia và Nga hiện nay lựa chọn thiết kế này là nhằm mục đích giảm kích thước tổng thể của xe tăng và tăng số lượng đạn pháo mang theo; nhưng lại là sự đánh đổi khiến toàn bộ kíp lái phải đối mặt với rủi ro rất lớn, khi xe bị trúng đạn.
Khi lớp giáp của các dòng xe tăng do Liên Xô/Nga sản xuất bị phá vỡ, đặc biệt là khi tên lửa chống tăng hoặc đạn pháo bắn trúng khoang chiến đấu, nhiệt độ và áp suất cao sinh ra, có thể kích nổ đạn pháo ngay lập tức.
Việc thiếu các khoang chứa đạn tách biệt và được bảo vệ, như thấy ở các mẫu xe phương Tây như M1 Abrams của Mỹ, đã gây ra phản ứng dây chuyền phá hủy xe tăng một cách ghê gớm. Kết quả nổi bật và ấn tượng nhất là tháp pháo bị hất tung lên độ cao 20-30 mét, một hiện tượng đã trở thành “đặc sản” đáng sợ của xe tăng Liên Xô/Nga ở chiến trường Ukraine.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M là phiên bản hiện đại hóa, bao gồm giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt, hiệu quả hơn giáp ERA cũ hơn như Kontakt-5. Tuy nhiên, vai trò chính của nó là bảo vệ chống lại tác động ban đầu. Nếu lớp giáp bị xuyên thủng bởi các loại vũ khí chống tăng hiện đại như Javelin hoặc NLAW, thì ERA không thể ngăn chặn được hậu quả thảm khốc bên trong xe.
Điểm yếu trên của xe tăng Nga không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề chiến lược. Trong chiến tranh hiện đại, nơi các hệ thống chống tăng di động được trang bị tới người lính bộ binh, thì thiết kế xe tăng phải ưu tiên bảo vệ kíp lái, trong trường hợp giáp bị xuyên thủng.
Trong khi các thiết kế của phương Tây tách đạn pháo khỏi kíp lái bằng các khoang chứa đạn, được bảo vệ bằng những tấm cửa sập tự động, thì cách tiếp cận của Nga tập trung vào tính nhỏ gọn và hiệu quả về mặt chi phí. Nhưng thiết kế như vậy đã làm giảm đáng kể cơ hội sống sót của kíp xe, khi xe bị trúng đạn trực tiếp.
Các loại xe tăng hiện đại của phương Tây như M1A1 Abrams, Challenger 2, Leopard 2 được coi là xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất, nhưng vẫn không tránh khỏi sự phá hủy trong chiến tranh đương đại. Mặc dù những chiếc xe tăng này đã tăng mức bảo vệ tới mức tối đa về trọng lượng, nhưng chúng vẫn dễ dàng bị phá hủy bởi vũ khí chống tăng đơn giản như UAV FPV.
Xe tăng M1A1 Abrams, một trong những xe tăng nổi tiếng nhất của phương Tây, có khoang chứa đạn tách biệt với các tấm chắn đặc biệt, để hướng luồng nổ ra xa xe tăng. Thiết kế này làm tăng đáng kể cơ hội sống sót của kíp xe trong trường hợp xe bị trúng đạn. Mặc dù M1A1 Abrams, cũng dễ bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng và UAV FPV của Nga.
Lớp giáp dày và hệ thống bảo vệ chủ động của M1A1 Abrams có thể chống lại một số loại tấn công trực diện từ bán cầu trước, nhưng không thể chống lại được những đòn tấn công trực tiếp vào hai bên hông hoặc phần trên tháp pháo, vốn là những khu vực được bảo vệ yếu nhất.
Còn xe tăng Challenger 2 của Anh, nổi tiếng với lớp giáp Chobham có khả năng bảo vệ cao. Tuy nhiên, chiến trường Ukraine cho thấy, ngay cả lớp giáp này cũng có thể dễ dàng bị phá hủy bằng những vũ khí chống tăng thô sơ và rẻ tiền như UAV FPV. Nhưng có thể thấy, kíp xe được an toàn, khi vẫn có thể kịp thoát ra ngoài trước khi xe bị phá hủy hoàn toàn.
Leopard 2, được coi là một trong những xe tăng cân bằng nhất của phương Tây, cũng có những điểm yếu ở một số khu vực cụ thể, đặc biệt là xung quanh tháp pháo và giáp hông. Ở Ukraine, Leopard 2 đã bị phá hủy bởi tên lửa chống tăng và các thiết bị nổ tự chế, thường được quân Nga sử dụng.
Điểm chung của những chiếc xe tăng này là chúng tập trung vào việc bảo vệ kíp lái. Tuy nhiên, trong chiến tranh hiện đại, nơi UAV mang vũ khí chống tăng, tên lửa chống tăng và pháo binh chiếm ưu thế, ngay cả những xe tăng tiên tiến nhất cũng dễ dàng bị phá hủy.
Hiệu quả chiến đấu của xe tăng chúng phụ thuộc rất nhiều vào chiến thuật sử dụng đúng cách, đó là việc phối hợp với bộ binh, hỗ trợ trên không và trinh sát. Việc thiếu sự đồng bộ như vậy, như thường thấy trong các tình huống chiến đấu hỗn loạn, có thể biến ngay cả xe tăng tiên tiến nhất thành mục tiêu dễ dàng bị tiêu diệt, dù là xe tăng Liên Xô/Nga hay của Mỹ và phương Tây. (Nguồn ảnh: TASS, Sputnik, CNN).