Hiện nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam được biết tới là chủ yếu sử dụng các tàu chiến do Nga, Liên Xô (cũ) chế tạo cũng như một phần trong nước “tự lực cánh sinh”. Dẫu vậy, không phải ai cũng biết rằng hiện chúng ta vẫn duy trì số lượng nhỏ các tàu chiến Mỹ chế tạo mà chúng ta thu được sau ngày 30/4/1975. Số này vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng hải quân của chúng ta. Nguồn ảnh: QPVNLớn nhất trong số các tàu chiến Mỹ phục vụ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay là tàu đổ bộ tăng mang phiên hiệu 501. Hiện đây là chiếc tàu “bự nhất” thuộc biên chế Lữ đoàn vận tải biển 125. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânTàu đổ bộ 501 thuộc lớp tàu LST-542 do Mỹ sản xuất từ trong CTTG thứ 2 trang bị cho Hải quân Mỹ dưới tên gọi USS Maricopa County (938). Năm 1962 nó được chuyển cho VNCH sử dụng với tên gọi Trần Khánh Dư. Sau ngày 30/4, con tàu được đưa vào biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam và hoạt động tích cực cho tới nay. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânTàu đổ bộ 501 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.625 tấn, toàn tải tới 4.080 tấn, dài hơn 100m, có thể chở được 2 tàu đổ bộ nhỏ hoặc 10-15 xe tăng hạng nhẹ PT-76, xe thiết giáp BTR-60PB và còn chưa kể khoảng 100 lính thủy đánh bộ. Trong ảnh, xe tăng PT-76B của HQND Việt Nam đổ bộ từ tàu 501. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânMặc dù có tuổi đời 75 năm, tuy nhiên nhìn chung Việt Nam đang làm rất tốt việc duy trì 501. Thậm chí, nhiều hệ thống vũ khí chuẩn Mỹ như các bệ pháo 40mm nòng kép vẫn được ta sử dụng tốt, tự sản xuất đạn dược để chiến đấu và huấn luyện. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quânTrước năm 1988, chúng ta còn một tàu cùng kích cỡ 501 là tàu HQ-505. Trong ảnh, xe thiết giáp BTR-50 đổ bộ từ tàu 505 trong chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng. Nguồn ảnh: Tư liệuĐáng tiếc, trong chiến dịch CQ-88 bảo vệ Trường Sa năm 1988, tàu HQ-505 đã bị hư hỏng nặng do bị địch bắn trong quá trình bảo vệ đảo Cô lin. Sau này trên đường được kéo về đất liền, con tàu bị chìm giữa biển. Nguồn ảnh: Tư liệuNgoài tàu 501, Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện còn trong trang bị một số tàu đổ bộ nhỏ LCU-1466 do Mỹ sản xuất. Theo một số nguồn tài liệu, ước lượng chúng ta có chừng 8 chiếc. Nguồn ảnh: Tư liệuTrong ảnh xe tăng PT-76B đổ bộ từ tàu LCU HQ-551 trong cuộc diễn tập đổ bộ đường biển của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 phối hợp với Lữ đoàn vận tải 125.Kiểu tàu LCU-1466 có lượng giãn nước khoảng 183 tấn không tải và 360 tấn đầy tải, tốc độ di chuyển 8 hải lý/h, chở được tối đa 14 xe thiết giáp hoặc phối hợp 4 xe thiết giáp với 100 lính thủy.Ngoài Hải quân, hiện Cảnh sát biển Việt Nam bước đầu được trang bị một số tàu tuần tra lớn do Mỹ sản xuất. Điển hình là tàu CSB-8020 vốn là tàu tuần duyên lớp Hamilton có lượng giãn nước đến hơn 3.000 tấn mới được chuyển giao cách đây ít lâu. dvidshub.netCon tàu này được trang bị tháp pháo OTO Melara 76mm, có hangar và bãi đáp trực thăng, có thể tuần tra dài ngày trên biển. dvidshub.netBảo đảm vũ khí trang bị Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147. Nguồn: Kênh QPVN
Hiện nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam được biết tới là chủ yếu sử dụng các tàu chiến do Nga, Liên Xô (cũ) chế tạo cũng như một phần trong nước “tự lực cánh sinh”. Dẫu vậy, không phải ai cũng biết rằng hiện chúng ta vẫn duy trì số lượng nhỏ các tàu chiến Mỹ chế tạo mà chúng ta thu được sau ngày 30/4/1975. Số này vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng hải quân của chúng ta. Nguồn ảnh: QPVN
Lớn nhất trong số các tàu chiến Mỹ phục vụ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay là tàu đổ bộ tăng mang phiên hiệu 501. Hiện đây là chiếc tàu “bự nhất” thuộc biên chế Lữ đoàn vận tải biển 125. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Tàu đổ bộ 501 thuộc lớp tàu LST-542 do Mỹ sản xuất từ trong CTTG thứ 2 trang bị cho Hải quân Mỹ dưới tên gọi USS Maricopa County (938). Năm 1962 nó được chuyển cho VNCH sử dụng với tên gọi Trần Khánh Dư. Sau ngày 30/4, con tàu được đưa vào biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam và hoạt động tích cực cho tới nay. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Tàu đổ bộ 501 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.625 tấn, toàn tải tới 4.080 tấn, dài hơn 100m, có thể chở được 2 tàu đổ bộ nhỏ hoặc 10-15 xe tăng hạng nhẹ PT-76, xe thiết giáp BTR-60PB và còn chưa kể khoảng 100 lính thủy đánh bộ. Trong ảnh, xe tăng PT-76B của HQND Việt Nam đổ bộ từ tàu 501. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Mặc dù có tuổi đời 75 năm, tuy nhiên nhìn chung Việt Nam đang làm rất tốt việc duy trì 501. Thậm chí, nhiều hệ thống vũ khí chuẩn Mỹ như các bệ pháo 40mm nòng kép vẫn được ta sử dụng tốt, tự sản xuất đạn dược để chiến đấu và huấn luyện. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Trước năm 1988, chúng ta còn một tàu cùng kích cỡ 501 là tàu HQ-505. Trong ảnh, xe thiết giáp BTR-50 đổ bộ từ tàu 505 trong chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng. Nguồn ảnh: Tư liệu
Đáng tiếc, trong chiến dịch CQ-88 bảo vệ Trường Sa năm 1988, tàu HQ-505 đã bị hư hỏng nặng do bị địch bắn trong quá trình bảo vệ đảo Cô lin. Sau này trên đường được kéo về đất liền, con tàu bị chìm giữa biển. Nguồn ảnh: Tư liệu
Ngoài tàu 501, Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện còn trong trang bị một số tàu đổ bộ nhỏ LCU-1466 do Mỹ sản xuất. Theo một số nguồn tài liệu, ước lượng chúng ta có chừng 8 chiếc. Nguồn ảnh: Tư liệu
Trong ảnh xe tăng PT-76B đổ bộ từ tàu LCU HQ-551 trong cuộc diễn tập đổ bộ đường biển của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 phối hợp với Lữ đoàn vận tải 125.
Kiểu tàu LCU-1466 có lượng giãn nước khoảng 183 tấn không tải và 360 tấn đầy tải, tốc độ di chuyển 8 hải lý/h, chở được tối đa 14 xe thiết giáp hoặc phối hợp 4 xe thiết giáp với 100 lính thủy.
Ngoài Hải quân, hiện Cảnh sát biển Việt Nam bước đầu được trang bị một số tàu tuần tra lớn do Mỹ sản xuất. Điển hình là tàu CSB-8020 vốn là tàu tuần duyên lớp Hamilton có lượng giãn nước đến hơn 3.000 tấn mới được chuyển giao cách đây ít lâu. dvidshub.net
Con tàu này được trang bị tháp pháo OTO Melara 76mm, có hangar và bãi đáp trực thăng, có thể tuần tra dài ngày trên biển. dvidshub.net
Bảo đảm vũ khí trang bị Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147. Nguồn: Kênh QPVN