Theo đó trong đợt diễn tập bắn đạn thật mới đây tại Vùng 4 Hải quân, chúng ta đã một lần nữa chứng kiến sức mạnh đáng sợ của các loại pháo mặt đất đang được trang bị trong biên chế Hải quân Việt Nam với cỡ nòng từ 76, 85, 130 đến 152mm. Các loại pháo kéo và lựu pháo này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống hỏa lực phòng thủ ven bờ của Việt Nam bên cạnh các loại tên lửa phòng thủ bờ biển. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Cũng trong đợt diễn tập bắn đạn thật tại Vùng 4 Hải quân, khẩu pháo được đánh giá uy lực nhất của Hải quân cũng như Pháo binh Việt Nam là M46 130mm đã được thử lửa với các mục tiêu giả định trên biển. Làm nhiệm vụ ngăn chặn và tiêu diệt các phương tiện đổ bộ của địch xâm nhập bờ biển. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Do có trọng lượng lên tới 7.7 tấn, pháo kéo M46 chỉ có thể được triển khai với sự hỗ trợ của các phương tiện cơ giới, tuy nhiên đây cũng là một lợi thế khi toàn bộ thân pháo được đặt trên khung thân kéo với hai bánh su cỡ lớn phía trước và một giá kéo nhỏ phía sau (xe trước) cho phép khẩu pháo này di chuyển dễ dàng trên nhiều loại địa hình khác nhau.Dù không phải là pháo kéo có cỡ nòng lớn nhất trong biên chế (vị trí này thuộc về pháo M114 155mm của Mỹ) nhưng M46 lại là mẫu pháo có tầm bắn xa nhất của Việt Nam hiện tại vào khoảng 27.4km với đạn thông thường. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Tại đợt diễn tập vừa qua pháo kéo M46 cũng phối hợp với pháo tự hành Su-100 (cũng của Quân chủng Hải quân) tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu tiên. So với M46, pháo tự hành Su-100 chỉ được trang bị pháo 100mm và có tầm bắn hạn chế hơn chỉ từ 15km đổ lại. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Hình ảnh mục tiêu giả định bị tiêu diệt sau khi pháo binh Hải quân Việt Nam tung đòn sấm sét. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Quay lại với pháo kéo M46 nó có trọng lượng lên tới 7,7 tấn, dài 11,73m, rộng 2,45m. Thiết kế khung thân pháo có hai càng dài, khi triển khai, pháo thủ sẽ đóng một phần của hai càng xuống đất để cố định vị trí, chống xô đẩy do lực giật khi khai hỏa. Nguồn ảnh: QPVN.Tuy có kích thước khá lớn nhưng pháo M46 lại được cấu thành từ 15 bộ phận chính gồm: thân pháo, khóa nòng, hãm lùi, bộ phận ngắm, lá chắn (chống mảnh đạn, bom), bộ phận cân bằng, bộ phận kích càng, bộ phận kéo đẩy thân pháo... Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là một đội chiến đấu tiêu chuẩn gồm 8 pháo thủ của M46 130mm thuộc pháo binh Việt Nam sau khi đã hoàn tất quá trình chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cho pháo. Nguồn ảnh: QPVN.Tầm bắn tối đa của pháo M46 là 27km còn sử dụng đạn pháo tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 38km. Hoặc nếu dùng để bắn trực tiếp xe tăng thì tầm bắn là 1,14km ngắm bắn qua nòng pháo. Bên cạnh chức năng chính là bắn gián tiếp (bắn cầu vồng), M46 cũng có thể bắn trực tiếp thậm chí là trong ban đêm với kính ngắm đêm chuyên dụng. Nguồn ảnh: QPVN.Pháo nòng dài M46 130mm được Liên Xô thiết kế từ năm 1946 và được đưa vào trang bị từ năm 1950, là một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của pháo binh Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. M46 được công khai với các quan sát viên phương Tây vào năm 1954 nên nó còn được gọi với cái tên là M1954. Nguồn ảnh: QPVN.Pháo kéo 130mm M46 được quân đội ta đưa vào trang bị trong Chiến tranh Việt Nam và tiếp tục phục vụ cho tới hiện tại. Đây cũng là loại pháo kéo có tầm bắn xa nhất, mạnh mẽ nhất của pháo binh Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Hải quân vùng 4 kiểm tra bắn đạn thật. (nguồn QPVN)
Theo đó trong đợt diễn tập bắn đạn thật mới đây tại Vùng 4 Hải quân, chúng ta đã một lần nữa chứng kiến sức mạnh đáng sợ của các loại pháo mặt đất đang được trang bị trong biên chế Hải quân Việt Nam với cỡ nòng từ 76, 85, 130 đến 152mm. Các loại pháo kéo và lựu pháo này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống hỏa lực phòng thủ ven bờ của Việt Nam bên cạnh các loại tên lửa phòng thủ bờ biển. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Cũng trong đợt diễn tập bắn đạn thật tại Vùng 4 Hải quân, khẩu pháo được đánh giá uy lực nhất của Hải quân cũng như Pháo binh Việt Nam là M46 130mm đã được thử lửa với các mục tiêu giả định trên biển. Làm nhiệm vụ ngăn chặn và tiêu diệt các phương tiện đổ bộ của địch xâm nhập bờ biển. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Do có trọng lượng lên tới 7.7 tấn, pháo kéo M46 chỉ có thể được triển khai với sự hỗ trợ của các phương tiện cơ giới, tuy nhiên đây cũng là một lợi thế khi toàn bộ thân pháo được đặt trên khung thân kéo với hai bánh su cỡ lớn phía trước và một giá kéo nhỏ phía sau (xe trước) cho phép khẩu pháo này di chuyển dễ dàng trên nhiều loại địa hình khác nhau.
Dù không phải là pháo kéo có cỡ nòng lớn nhất trong biên chế (vị trí này thuộc về pháo M114 155mm của Mỹ) nhưng M46 lại là mẫu pháo có tầm bắn xa nhất của Việt Nam hiện tại vào khoảng 27.4km với đạn thông thường. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Tại đợt diễn tập vừa qua pháo kéo M46 cũng phối hợp với pháo tự hành Su-100 (cũng của Quân chủng Hải quân) tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu tiên. So với M46, pháo tự hành Su-100 chỉ được trang bị pháo 100mm và có tầm bắn hạn chế hơn chỉ từ 15km đổ lại. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Hình ảnh mục tiêu giả định bị tiêu diệt sau khi pháo binh Hải quân Việt Nam tung đòn sấm sét. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Quay lại với pháo kéo M46 nó có trọng lượng lên tới 7,7 tấn, dài 11,73m, rộng 2,45m. Thiết kế khung thân pháo có hai càng dài, khi triển khai, pháo thủ sẽ đóng một phần của hai càng xuống đất để cố định vị trí, chống xô đẩy do lực giật khi khai hỏa. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy có kích thước khá lớn nhưng pháo M46 lại được cấu thành từ 15 bộ phận chính gồm: thân pháo, khóa nòng, hãm lùi, bộ phận ngắm, lá chắn (chống mảnh đạn, bom), bộ phận cân bằng, bộ phận kích càng, bộ phận kéo đẩy thân pháo... Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là một đội chiến đấu tiêu chuẩn gồm 8 pháo thủ của M46 130mm thuộc pháo binh Việt Nam sau khi đã hoàn tất quá trình chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cho pháo. Nguồn ảnh: QPVN.
Tầm bắn tối đa của pháo M46 là 27km còn sử dụng đạn pháo tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 38km. Hoặc nếu dùng để bắn trực tiếp xe tăng thì tầm bắn là 1,14km ngắm bắn qua nòng pháo. Bên cạnh chức năng chính là bắn gián tiếp (bắn cầu vồng), M46 cũng có thể bắn trực tiếp thậm chí là trong ban đêm với kính ngắm đêm chuyên dụng. Nguồn ảnh: QPVN.
Pháo nòng dài M46 130mm được Liên Xô thiết kế từ năm 1946 và được đưa vào trang bị từ năm 1950, là một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của pháo binh Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. M46 được công khai với các quan sát viên phương Tây vào năm 1954 nên nó còn được gọi với cái tên là M1954. Nguồn ảnh: QPVN.
Pháo kéo 130mm M46 được quân đội ta đưa vào trang bị trong Chiến tranh Việt Nam và tiếp tục phục vụ cho tới hiện tại. Đây cũng là loại pháo kéo có tầm bắn xa nhất, mạnh mẽ nhất của pháo binh Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Hải quân vùng 4 kiểm tra bắn đạn thật. (nguồn QPVN)