Tiếp nhiên liệu trên không là kỹ thuật phổ biến trong không quân nhiều nước trên thế giới. Nó là cách để tăng phạm vi, thời gian hoạt động cho máy bay, tăng cường hiệu suất tác chiến và lợi thế chiến thuật. Ảnh: Weapon of Russia.Hiện nay các máy bay chiến đấu của Không quân Nga đều được trang bị tính năng tiếp nhiên liệu trên không, bao gồm tiêm kích đánh chặn MiG-31, tiêm kích đánh chặn siêu âm có hành trình bay nhanh nhất thế giới. Ảnh: Weapon of Russia.Phiên bản đầu tiên của MiG-31 không có tính năng tiếp nhiên liệu trên không. Tính năng này mới được cập nhật trong phiên bản nâng cấp MiG-31 sau đó do Liên Xô phát triển và sau này là Nga. Ảnh: Weapon of Russia.Vòi tiếp nhiên liệu của tiêm kích MiG-31BM được bố trí phía bên trái máy bay và có thể mở ra, hoặc thu lại. Ảnh: Weapon of Russia.Không quân Nga sử dụng kỹ thuật tiếp nhiên liệu trên không bằng vòi mềm. Máy bay tiếp dầu IL-78 sẽ thả 2 vòi tiếp nhiên liệu để máy bay phía sau tiếp cận. Ảnh: Weapon of Russia.Tiếp nhiên liệu trên không là một kỹ thuật rất khó, nó đòi hỏi phi công phải có khả năng phán đoán tốt và kỹ thuật bay điêu luyện để đưa vòi tiếp nhiên liệu khớp vào ống bơm từ máy bay vận tải. Ảnh: Weapon of Russia.Quá trình tiếp nhiên liệu thường diễn ra ở độ cao khoảng 4.500 mét. Máy bay tiếp dầu và tiêm kích MiG-31BM sẽ bay ở tốc độ duy trì 550 km/h. Phễu của vòi bơm nhiên liệu khá nhỏ nên các phi công phải tập luyện rất nhiều lần mới nắm vững kỹ thuật này. Ảnh: Weapon of Russia.Quá trình huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không được Không quân Nga tiến hành thường xuyên để các phi công thuần thục kỹ thuật này. Ảnh: Weapon of Russia.Kỹ thuật tiếp nhiên liệu bằng vòi mềm có ưu điểm là có thể bơm nhiên liệu cho 2 máy bay cùng lúc. Nhược điểm là tốc độ bơm chậm hơn so với kỹ thuật sử dụng vòi cứng của Mỹ. Ảnh: Weapon of Russia.Sau khi đã bơm đầy nhiên liệu, MiG-31 sẽ hãm tốc độ để rút vòi tiếp khỏi ống bơm và thực hiện động tác chao cảnh để đổi hướng. Ảnh: Weapon of Russia.MiG-31 là máy bay đánh chặn nhanh nhất thế giới, một di sản điển hình từ thời Chiến tranh Lạnh. Nó được thiết kế để nhắm vào các máy bay ít cơ động của NATO như máy bay cảnh báo sớm, tiếp dầu. Ảnh: Weapon of Russia.MiG-31BM được trang bị tên lửa không đối không có tầm bắn tới 400km. Ảnh: Weapon of Russia.MiG-31BM bung dù hãm tốc độ khi hạ cánh sau khi hoàn thành bài tập tiếp nhiên liệu trên không. Ảnh: Weapon of Russia.Mời độc giả xem video: MiG-29 của Không quân Nga bay vượt tầng khí quyển. (nguồn MiGFlug)
Tiếp nhiên liệu trên không là kỹ thuật phổ biến trong không quân nhiều nước trên thế giới. Nó là cách để tăng phạm vi, thời gian hoạt động cho máy bay, tăng cường hiệu suất tác chiến và lợi thế chiến thuật. Ảnh: Weapon of Russia.
Hiện nay các máy bay chiến đấu của Không quân Nga đều được trang bị tính năng tiếp nhiên liệu trên không, bao gồm tiêm kích đánh chặn MiG-31, tiêm kích đánh chặn siêu âm có hành trình bay nhanh nhất thế giới. Ảnh: Weapon of Russia.
Phiên bản đầu tiên của MiG-31 không có tính năng tiếp nhiên liệu trên không. Tính năng này mới được cập nhật trong phiên bản nâng cấp MiG-31 sau đó do Liên Xô phát triển và sau này là Nga. Ảnh: Weapon of Russia.
Vòi tiếp nhiên liệu của tiêm kích MiG-31BM được bố trí phía bên trái máy bay và có thể mở ra, hoặc thu lại. Ảnh: Weapon of Russia.
Không quân Nga sử dụng kỹ thuật tiếp nhiên liệu trên không bằng vòi mềm. Máy bay tiếp dầu IL-78 sẽ thả 2 vòi tiếp nhiên liệu để máy bay phía sau tiếp cận. Ảnh: Weapon of Russia.
Tiếp nhiên liệu trên không là một kỹ thuật rất khó, nó đòi hỏi phi công phải có khả năng phán đoán tốt và kỹ thuật bay điêu luyện để đưa vòi tiếp nhiên liệu khớp vào ống bơm từ máy bay vận tải. Ảnh: Weapon of Russia.
Quá trình tiếp nhiên liệu thường diễn ra ở độ cao khoảng 4.500 mét. Máy bay tiếp dầu và tiêm kích MiG-31BM sẽ bay ở tốc độ duy trì 550 km/h. Phễu của vòi bơm nhiên liệu khá nhỏ nên các phi công phải tập luyện rất nhiều lần mới nắm vững kỹ thuật này. Ảnh: Weapon of Russia.
Quá trình huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không được Không quân Nga tiến hành thường xuyên để các phi công thuần thục kỹ thuật này. Ảnh: Weapon of Russia.
Kỹ thuật tiếp nhiên liệu bằng vòi mềm có ưu điểm là có thể bơm nhiên liệu cho 2 máy bay cùng lúc. Nhược điểm là tốc độ bơm chậm hơn so với kỹ thuật sử dụng vòi cứng của Mỹ. Ảnh: Weapon of Russia.
Sau khi đã bơm đầy nhiên liệu, MiG-31 sẽ hãm tốc độ để rút vòi tiếp khỏi ống bơm và thực hiện động tác chao cảnh để đổi hướng. Ảnh: Weapon of Russia.
MiG-31 là máy bay đánh chặn nhanh nhất thế giới, một di sản điển hình từ thời Chiến tranh Lạnh. Nó được thiết kế để nhắm vào các máy bay ít cơ động của NATO như máy bay cảnh báo sớm, tiếp dầu. Ảnh: Weapon of Russia.
MiG-31BM được trang bị tên lửa không đối không có tầm bắn tới 400km. Ảnh: Weapon of Russia.
MiG-31BM bung dù hãm tốc độ khi hạ cánh sau khi hoàn thành bài tập tiếp nhiên liệu trên không. Ảnh: Weapon of Russia.
Mời độc giả xem video: MiG-29 của Không quân Nga bay vượt tầng khí quyển. (nguồn MiGFlug)