|
Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Không quân Nga. Nguồn Sina |
Sau khi Quân đội Nga tuyên bố rút khỏi Đảo Rắn, không có nghĩa là Nga dễ dàng giao lại đảo cho Quân đội Ukraine kiểm soát.
Mục đích của việc Quân đội Nga rút khỏi Đảo Rắn, theo thông báo là nhằm “duy trì dòng chảy thương mại” thông suốt trên vùng biển, đảm bảo luồng tàu chở ngũ cốc của Ukraine được thuận lợi và góp phần “đảm bảo an ninh lương thực” thế giới.
Mặc dù từ góc độ thực tế, Quân đội Nga buộc phải rút khỏi Đảo Rắn dường như là do các cuộc tấn công của Quân đội Ukraine quá ác liệt.
|
Ảnh: Đảo Rắn trước (trái) và sau (phải) bị máy bay chiến đấu của Nga tấn công. Nguồn Aviapro |
Tuy nhiên, theo phong cách của "quốc gia chiến đấu", Nga không thể để Quân đội Ukraine đạt được chiến thắng chiến lược một cách dễ dàng như vậy.
Ngay khi Quân đội Ukraine còn chưa kịp ăn mừng cuộc phản công và đổ quân chiếm lại Đảo Rắn, thì máy bay chiến đấu của Nga đã tiêu diệt một chiếc tàu đổ bộ hạng nhẹ của Ukraine và phá hủy cây cầu tàu duy nhất trên đảo.
|
Đảo Rắn và các công trình được xây dựng trên đảo. Nguồn Sina |
Một số máy bay chiến đấu Su-30SM của Không quân Nga, cất cánh từ Crimea và thực hiện nhiều đợt không kích vào Đảo Rắn. Điều này đồng nghĩa với việc, Quân đội Nga rút lui không có nghĩa là từ bỏ, mà là thay đổi phương pháp, sử dụng ưu thế trên không để tiếp tục kiểm soát Đảo Rắn.
Mặc dù Kiev coi việc Quân đội Nga rút quân khỏi đảo Rắn là một trong những kết quả của cuộc phản công; nhưng đến nay, Quân đội Ukraine vẫn chưa dám đưa quân tới Đảo Rắn, mà chỉ đưa máy bay không người lái, tấn công phá hủy các thiết bị do Quân đội Nga để lại trên đảo.
|
Ảnh: Máy bay chiến đấu Nga thả bom vào Đảo Rắn. Nguồn Aviapro |
Còn Quân đội Nga đã chọn sử dụng ưu thế trên không, để tiếp tục kiểm soát Đảo Rắn; điều này tốt hơn nhiều so với việc triển khai quân và thiết bị trên đảo. Việc này có thể giải thích như sau:
Thứ nhất, để tránh bị chịu thiệt hại, nên quân Nga, dù có vận chuyển bao nhiêu trang thiết bị đến Đảo Rắn, cũng không thể chống chọi được với những đợt pháo kích liên tiếp của Quân đội Ukraine.
Sau khi Quân đội Ukraine nhận được pháo tầm xa do phương Tây hỗ trợ, khả năng tấn công tầm xa của họ đã tăng lên đáng kể, và có thể tấn công chính xác các thiết bị quân sự của Nga trên Đảo Rắn.
Thứ hai, áp lực của dư luận quốc tế đối với Nga là quá lớn, và giới truyền thông phương Tây thổi phồng Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Quân đội Nga đã sử dụng Đảo Rắn để phong tỏa cảng Odessa và các tàu chở ngũ cốc của Ukraine không thể ra khỏi cảng.
Đánh giá tình hình hiện tại, còn quá sớm để xác định rằng, Quân đội Ukraine đã chiếm được Đảo Rắn.
Việc Quân đội Ukraine đổ bộ lên đảo Rắn không dễ dàng như vậy và việc triển khai trang bị trên đảo Rắn trong tương lai cũng rất khó khăn. Và Quân đội Nga cũng không có kế hoạch cử lực lượng đánh chiếm Đảo Rắn lần nữa.
Nhưng chỉ cần Quân đội Ukraine dám đổ bộ lên đảo, thì Quân đội Nga sẽ cho máy bay chiến đấu đến bắn phá. Vì vậy, có thể dự đoán Đảo Rắn sẽ trở thành một hòn đảo mà không có bất kỳ lực lượng quân sự nào, chiếm giữ trong tương lai.
Đảo Rắn chỉ có diện tích 0,17 km vuông, chỗ cao nhất là 41 mét so với mực nước biển, thiếu hầm trú ẩn kiên cố, vận chuyển vật tư rất khó khăn. Một hòn đảo nhỏ như vậy, cả Quân đội Nga và Quân đội Ukraine đều không muốn lên làm mục tiêu sống.
Trừ khi xung đột giữa Nga và Ukraine kết thúc và mọi nhiệm vụ của Quân đội Nga đã hoàn thành, cuộc tấn công vào Đảo Rắn khi đó sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa, và Quân đội Ukraine sẽ có thể kiểm soát hoàn toàn Đảo Rắn và triển khai nhân sự và thiết bị trên đó.
Video về máy bay chiến đấu của Không quân Nga tấn công Đảo Rắn, sau khi họ rút đi.