Ngày 21/6, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong báo cáo chiến trường mới nhất trong ngày rằng, Quân đội Ukraine một lần nữa tiến hành cuộc tấn công hỏa lực quy mô lớn vào Đảo Rắn vào rạng sáng ngày 20/7.Đánh giá về vũ khí và trang bị của Quân đội Ukraine tham chiến, lần này họ sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái giám sát TB-2, pháo lựu M777A2 mà Mỹ viện trợ, pháo phản lực phóng loạt BM-27 Uragan và tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U.Các loại vũ khí hạng nặng của phía Ukraine, được huy động lớn nhất cho cuộc phản công vào Đảo Rắn kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Tuy nhiên, do Quân đội Nga đã tăng cường lực lượng phòng thủ trên đảo từ trước, nên Quân đội Ukraine đã thất bại trong cuộc đổ bộ, sau cuộc tấn công hỏa lực.Theo thông tin trong báo cáo của Quân đội Nga, trận địa đặt lựu pháo siêu nhẹ M777A2 155mm của Quân đội Ukraine để tập kích vào Đảo Rắn, được bố trí trên đảo Kubansky; nơi này được cho là một hòn đảo, nhưng thực chất là bờ biển. Đây là một mảnh rìa của đồng bằng, bị chia cắt bởi hai con sông, giống như một hòn đảo.Việc Quân đội Ukraine bố trí trận địa pháo M777A2 tại đây là điều bất khả kháng, vì loại pháo này là loại pháo 155 ly, chiều dài nòng pháo gấp 39 lần đường kính đạn; khi sử dụng đạn thường M107 do Slovakia viện trợ cho Ukraine, tầm bắn tối đa của nó chỉ khoảng 21 km.Với tầm bắn như vậy, đạn M107 không thể bắn tới Đảo Rắn, nơi cách xa bờ 34 km. Vì vậy, phải sử dụng đạn tăng tầm M795E1 mới có thể tấn công mục tiêu trên đảo; tuy nhiên vị trí đặt trận địa pháo cũng rất khó khăn, chỉ có thể đặt tại đảo Kubansky, mới có tầm bắn tới Đảo Rắn.Cũng vì lý có tầm bắn hạn chế của loại pháo phản lực hạng nặng BM-27 Uragan 220mm của Quân đội Ukraine, chỉ có 35 km, nên vị trí bố trí trận địa tham gia tập kích Đảo Rắn, cũng phải bố trí tại đảo Kubansky,Điều quan trọng là không phải khi Quân đội Ukraine tổ chức trận tập kích này, Quân đội Nga mới phát hiện ra vị trí đặt pháo, mà đã nằm trong tính toán của Quân đội Nga. Do vậy khi Quân đội Ukraine tiến hành pháo kích, Quân đội Nga dễ dàng phát hiện và tổ chức phản công;Trong báo cáo của Nga, Quân đội Ukraine đã mất ngay hai trung đội pháo M777A2 tại đảo Kubansky. Tuy nhiên, do pháo phản lực BM-27 Uragan 220mm có tốc độ bắn nhanh, nên có thể rút chạy ngay sau khi khai hỏa chứ không chậm như pháo M777, nên nó đã tẩu thoát thành công.So với hai loại pháo, phạm vi lựa chọn trận địa phóng của tên lửa đạn đạo Tochka-U rộng hơn, do tầm bắn tối đa của tên lửa 9M79M1 mà nó được trang bị là 120 km. Do vậy Quân đội Nga không tìm ra vị trí xe phóng, nên báo cáo trận đánh chỉ đưa ra vị trí gần đúng là phía tây Odessa, và không có thông báo phá hủy xe phóng.Tuy nhiên, phía Nga cũng cho biết, 4 tên lửa đạn đạo do Quân đội Ukraine phóng lên đã bị đánh chặn thành công; tuy nhiên trang bị phòng không của Quân đội Nga trên Đảo Rắn đều là hệ thống phòng không tầm ngắn Tor M2 và Pantsir-S2. Do vậy điều này thật đáng nghi ngờ.Phía Quân đội Ukraine cho biết, tham gia cuộc tập kích Đảo Rắn lần này họ đều dùng máy bay không người lái (UAV); còn phía Quân đội Nga tuyên bố, tổng cộng có 15 UAV, trong đó có 2 chiếc TB-2 nhập của Thổ Nhĩ Kỳ.Với lưới lửa phòng không dày đặc của Nga, số UAV của Ukraine tập kích không chọc thủng được lưới phòng không của Nga tại Đảo Rắn và trên các khinh hạm, do đó bị bắn rơi 13 chiếc; thiệt hại nặng nề.Cũng nhằm để bảo vệ những chiếc UAV, trước máy bay chiến đấu của Nga đánh chặn, Quân đội Ukraine cũng đã triển khai hệ thống phòng không tầm xa S-300PS ở Tuzla, cách Đảo Rắn khoảng 60 km; nhưng cuối cùng đã bị Nga phản công, phá hủy một phương tiện phóng.Do cuộc tấn công vào Đảo Rắn không đạt được hiệu quả như mong đợi, Quân đội Ukraine đã chuyển mục tiêu vào khoảng 8 giờ ngày hôm đó, khi tiến hành cuộc tấn công vào các giàn thăm dò dầu khí BK-1 và Krym-1 của Nga ở Biển Đen.Phía Ukraine đã sử dụng tên lửa chống hạm và tên lửa dẫn đường do máy bay không người lái TB-2 phóng xuống, làm hư hỏng nhẹ hai giàn khoan, gây ra sự cố tràn dầu; các hình ảnh vệ tinh cho thấy, ngọn lửa vẫn chưa được dập tắt vào ngày 21/6.Trên thực tế, từ góc độ địa lý, Đảo Rắn thực sự có rất ít giá trị về mặt quân sự, khi nó cách xa cả Crimea và Odessa (gần 140 km từ Odessa). Ngược lại, nó ở gần bờ biển Romania hơn; đồng thời không bảo vệ bất kỳ huyết mạch giao thông nào, nó có giá trị phòng thủ hạn chế đối với Ukraine và có giá trị hạn chế đối với việc Quân đội Nga phong tỏa bờ biển Ukraine.Theo các nhà phân tích, sự cạnh tranh giữa hai bên đến đây đã trở thành “trận chiến chính trị”; có lẽ giá trị lớn nhất của việc chiếm đảo, chính là tuyên truyền, ai chiếm được đảo này thì sẽ có lợi trong công tác tuyên truyền, đây mới là giá trị thực của Đảo Rắn hiện nay.Video quân Nga phá hủy trận địa pháo M777 của Quân đội Ukraine trên đảo Kubansky.
Ngày 21/6, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong báo cáo chiến trường mới nhất trong ngày rằng, Quân đội Ukraine một lần nữa tiến hành cuộc tấn công hỏa lực quy mô lớn vào Đảo Rắn vào rạng sáng ngày 20/7.
Đánh giá về vũ khí và trang bị của Quân đội Ukraine tham chiến, lần này họ sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái giám sát TB-2, pháo lựu M777A2 mà Mỹ viện trợ, pháo phản lực phóng loạt BM-27 Uragan và tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U.
Các loại vũ khí hạng nặng của phía Ukraine, được huy động lớn nhất cho cuộc phản công vào Đảo Rắn kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Tuy nhiên, do Quân đội Nga đã tăng cường lực lượng phòng thủ trên đảo từ trước, nên Quân đội Ukraine đã thất bại trong cuộc đổ bộ, sau cuộc tấn công hỏa lực.
Theo thông tin trong báo cáo của Quân đội Nga, trận địa đặt lựu pháo siêu nhẹ M777A2 155mm của Quân đội Ukraine để tập kích vào Đảo Rắn, được bố trí trên đảo Kubansky; nơi này được cho là một hòn đảo, nhưng thực chất là bờ biển. Đây là một mảnh rìa của đồng bằng, bị chia cắt bởi hai con sông, giống như một hòn đảo.
Việc Quân đội Ukraine bố trí trận địa pháo M777A2 tại đây là điều bất khả kháng, vì loại pháo này là loại pháo 155 ly, chiều dài nòng pháo gấp 39 lần đường kính đạn; khi sử dụng đạn thường M107 do Slovakia viện trợ cho Ukraine, tầm bắn tối đa của nó chỉ khoảng 21 km.
Với tầm bắn như vậy, đạn M107 không thể bắn tới Đảo Rắn, nơi cách xa bờ 34 km. Vì vậy, phải sử dụng đạn tăng tầm M795E1 mới có thể tấn công mục tiêu trên đảo; tuy nhiên vị trí đặt trận địa pháo cũng rất khó khăn, chỉ có thể đặt tại đảo Kubansky, mới có tầm bắn tới Đảo Rắn.
Cũng vì lý có tầm bắn hạn chế của loại pháo phản lực hạng nặng BM-27 Uragan 220mm của Quân đội Ukraine, chỉ có 35 km, nên vị trí bố trí trận địa tham gia tập kích Đảo Rắn, cũng phải bố trí tại đảo Kubansky,
Điều quan trọng là không phải khi Quân đội Ukraine tổ chức trận tập kích này, Quân đội Nga mới phát hiện ra vị trí đặt pháo, mà đã nằm trong tính toán của Quân đội Nga. Do vậy khi Quân đội Ukraine tiến hành pháo kích, Quân đội Nga dễ dàng phát hiện và tổ chức phản công;
Trong báo cáo của Nga, Quân đội Ukraine đã mất ngay hai trung đội pháo M777A2 tại đảo Kubansky. Tuy nhiên, do pháo phản lực BM-27 Uragan 220mm có tốc độ bắn nhanh, nên có thể rút chạy ngay sau khi khai hỏa chứ không chậm như pháo M777, nên nó đã tẩu thoát thành công.
So với hai loại pháo, phạm vi lựa chọn trận địa phóng của tên lửa đạn đạo Tochka-U rộng hơn, do tầm bắn tối đa của tên lửa 9M79M1 mà nó được trang bị là 120 km. Do vậy Quân đội Nga không tìm ra vị trí xe phóng, nên báo cáo trận đánh chỉ đưa ra vị trí gần đúng là phía tây Odessa, và không có thông báo phá hủy xe phóng.
Tuy nhiên, phía Nga cũng cho biết, 4 tên lửa đạn đạo do Quân đội Ukraine phóng lên đã bị đánh chặn thành công; tuy nhiên trang bị phòng không của Quân đội Nga trên Đảo Rắn đều là hệ thống phòng không tầm ngắn Tor M2 và Pantsir-S2. Do vậy điều này thật đáng nghi ngờ.
Phía Quân đội Ukraine cho biết, tham gia cuộc tập kích Đảo Rắn lần này họ đều dùng máy bay không người lái (UAV); còn phía Quân đội Nga tuyên bố, tổng cộng có 15 UAV, trong đó có 2 chiếc TB-2 nhập của Thổ Nhĩ Kỳ.
Với lưới lửa phòng không dày đặc của Nga, số UAV của Ukraine tập kích không chọc thủng được lưới phòng không của Nga tại Đảo Rắn và trên các khinh hạm, do đó bị bắn rơi 13 chiếc; thiệt hại nặng nề.
Cũng nhằm để bảo vệ những chiếc UAV, trước máy bay chiến đấu của Nga đánh chặn, Quân đội Ukraine cũng đã triển khai hệ thống phòng không tầm xa S-300PS ở Tuzla, cách Đảo Rắn khoảng 60 km; nhưng cuối cùng đã bị Nga phản công, phá hủy một phương tiện phóng.
Do cuộc tấn công vào Đảo Rắn không đạt được hiệu quả như mong đợi, Quân đội Ukraine đã chuyển mục tiêu vào khoảng 8 giờ ngày hôm đó, khi tiến hành cuộc tấn công vào các giàn thăm dò dầu khí BK-1 và Krym-1 của Nga ở Biển Đen.
Phía Ukraine đã sử dụng tên lửa chống hạm và tên lửa dẫn đường do máy bay không người lái TB-2 phóng xuống, làm hư hỏng nhẹ hai giàn khoan, gây ra sự cố tràn dầu; các hình ảnh vệ tinh cho thấy, ngọn lửa vẫn chưa được dập tắt vào ngày 21/6.
Trên thực tế, từ góc độ địa lý, Đảo Rắn thực sự có rất ít giá trị về mặt quân sự, khi nó cách xa cả Crimea và Odessa (gần 140 km từ Odessa). Ngược lại, nó ở gần bờ biển Romania hơn; đồng thời không bảo vệ bất kỳ huyết mạch giao thông nào, nó có giá trị phòng thủ hạn chế đối với Ukraine và có giá trị hạn chế đối với việc Quân đội Nga phong tỏa bờ biển Ukraine.
Theo các nhà phân tích, sự cạnh tranh giữa hai bên đến đây đã trở thành “trận chiến chính trị”; có lẽ giá trị lớn nhất của việc chiếm đảo, chính là tuyên truyền, ai chiếm được đảo này thì sẽ có lợi trong công tác tuyên truyền, đây mới là giá trị thực của Đảo Rắn hiện nay.
Video quân Nga phá hủy trận địa pháo M777 của Quân đội Ukraine trên đảo Kubansky.