Khi xung đột giữa Nga và Ukraine đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, với tính chất “một mất, một còn”; hai bên hiện đang tập trung giao tranh ở khu vực Miền Đông Ukraine.Trước sự kháng cự của Quân đội Ukraine, lần này Quân đội Nga đã thay đổi chiến thuật và tiến hành những trận ném bom dữ dội trực tiếp vào Quân đội Ukraine; có thể gọi đây là một cuộc ném bom rải thảm.Điều đáng chú ý là Không quân Nga sử dụng hàng loạt máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M, ném bom phá hạng nặng không điều khiển FAB-3000, có trọng lượng nặng tới 3.000 kg, đủ sức phá hủy mọi công trình dưới mặt đất.Ngoài ra, có thông tin cho rằng Quân đội Nga đã ném bom Kharkiv trong hơn 6 giờ đồng hồ ở khu vực phía đông của Ukraine, cũng khiến bầu trời ở khu vực bị nhuộm đỏ bởi hỏa lực pháo binh.Không khó để nhận thấy rằng, để giành được quyền kiểm soát khu vực phía đông Ukraine, Nga đã không màng đến chi phí; nếu không, họ đã không tấn công vào các vị trí của Quân đội Ukraine, với quy mô lớn như vậy.Vì vậy, các vị trí của Quân đội Ukraine ở Kharkiv cũng bị hỏa lực pháo binh bắn cấp tập. Nếu so với giai đoạn một của hoạt động quân sự trước đó của Nga, giai đoạn hai của hoạt động quân sự phát động lần này, dù là cường độ ném bom hay thời gian ném bom, đều khác xa giai đoạn đầu tiên.Như vậy Quân đội Nga đã sử dụng hỏa lực pháo binh và ném bom với cường độ cao trong giai đoạn 2. Ngoài việc đánh vào các mục tiêu trọng yếu của Quân đội Ukraine, họ còn lên kế hoạch trực tiếp làm tê liệt các vị trí phòng ngự của Quân đội Ukraine.Lý do tại sao điều này xảy ra, một mặt là vì sau khi Quân đội Nga thay đổi chỉ huy chiến trường, tướng Dvornikov là người chuộng chiến thuật thiên về sức mạnh của Quân đội Liên Xô trước kia; và ông đã từng áp dụng thành công ở chiến trường Syria.Mặt khác, Quân đội Nga đã rút khỏi khu vực Tây Ukraine, nếu không giành được quyền kiểm soát Đông Ukraine, thì Quân đội Nga chỉ có thể lựa chọn rút lui và thực tế là không đạt được mục tiêu nào của chiến dịch quân sự đặc biệt.Nên nhớ là Quân đội Nga phải trả giá bằng việc hy sinh nhiều chỉ huy cấp cao và bị đánh chìm tàu tuần dương mang tên lửa Moscow, cũng như mất nhiều máy bay chiến đấu, xe tăng, xe bọc thép…thì Quân đội Nga không thể có lời nào giải thích cho dư luận trong nước.Vì vậy, Quân đội Nga lần này phải dùng hết sức lực, thậm chí có thể nói là bất kể giá nào, các loại bom đạn pháo dường như không có giới hạn, mục đích là đè bẹp Quân đội Ukraine.Trước tình thế khó khăn của Quân đội Ukraine, nên cũng không có gì khó hiểu, tại sao Mỹ lại đe dọa cung cấp cho Ukraine số vũ khí trị giá 800 triệu USD khác, trong 48 giờ tới.Tuy nhiên, trước đó cũng có thông tin cho rằng, tổng giá trị vũ khí mà NATO viện trợ cho Ukraine có thể không lên tới hàng tỷ USD như tuyên bố. Xét cho cùng, hầu hết chúng phần lớn là tên lửa và súng bắn tỉa riêng lẻ, giá thành của những vũ khí này không quá cao và không thể có giá trị đến hàng tỷ USD.Trước sức ép của phương Tây và Mỹ như vậy, Quân đội Nga vẫn không hề “chùn chân”, trực tiếp khiến Quân đội Ukraine ở Kharkiv hứng những cơn mưa đạn pháo, thậm chí bầu trời đêm ở Donbass cũng được chiếu sáng bởi đạn pháo.Điều quan trọng hơn là Quân đội Nga lần này, đã không lựa chọn chiến thuật "chui đầu vào rọ" mà chọn cách "làm mềm chiến trường". Xét cho cùng, trận chiến tại miền Đông Ukraine, có thể được gọi là trận chiến tổng lực giữa Nga và Ukraine.Theo các nhà phân tích, điều mà Nga cần cuối cùng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, không chỉ là một chiến thắng nhỏ, mà là một chiến thắng lớn, để tái lập uy tín Quân đội Nga trên phạm vi toàn cầu.Do đó, Nga phải chiếm chiếm hoàn toàn quyền kiểm soát Miền Đông Ukraine, thậm chí không loại trừ việc chiếm toàn bộ Ukraine. Theo lãnh đạo Moscow, chỉ bằng cách này, Nga mới có thể có đủ không gian sống chiến lược và an ninh trong nhiều thập kỷ tới.
Khi xung đột giữa Nga và Ukraine đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, với tính chất “một mất, một còn”; hai bên hiện đang tập trung giao tranh ở khu vực Miền Đông Ukraine.
Trước sự kháng cự của Quân đội Ukraine, lần này Quân đội Nga đã thay đổi chiến thuật và tiến hành những trận ném bom dữ dội trực tiếp vào Quân đội Ukraine; có thể gọi đây là một cuộc ném bom rải thảm.
Điều đáng chú ý là Không quân Nga sử dụng hàng loạt máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M, ném bom phá hạng nặng không điều khiển FAB-3000, có trọng lượng nặng tới 3.000 kg, đủ sức phá hủy mọi công trình dưới mặt đất.
Ngoài ra, có thông tin cho rằng Quân đội Nga đã ném bom Kharkiv trong hơn 6 giờ đồng hồ ở khu vực phía đông của Ukraine, cũng khiến bầu trời ở khu vực bị nhuộm đỏ bởi hỏa lực pháo binh.
Không khó để nhận thấy rằng, để giành được quyền kiểm soát khu vực phía đông Ukraine, Nga đã không màng đến chi phí; nếu không, họ đã không tấn công vào các vị trí của Quân đội Ukraine, với quy mô lớn như vậy.
Vì vậy, các vị trí của Quân đội Ukraine ở Kharkiv cũng bị hỏa lực pháo binh bắn cấp tập. Nếu so với giai đoạn một của hoạt động quân sự trước đó của Nga, giai đoạn hai của hoạt động quân sự phát động lần này, dù là cường độ ném bom hay thời gian ném bom, đều khác xa giai đoạn đầu tiên.
Như vậy Quân đội Nga đã sử dụng hỏa lực pháo binh và ném bom với cường độ cao trong giai đoạn 2. Ngoài việc đánh vào các mục tiêu trọng yếu của Quân đội Ukraine, họ còn lên kế hoạch trực tiếp làm tê liệt các vị trí phòng ngự của Quân đội Ukraine.
Lý do tại sao điều này xảy ra, một mặt là vì sau khi Quân đội Nga thay đổi chỉ huy chiến trường, tướng Dvornikov là người chuộng chiến thuật thiên về sức mạnh của Quân đội Liên Xô trước kia; và ông đã từng áp dụng thành công ở chiến trường Syria.
Mặt khác, Quân đội Nga đã rút khỏi khu vực Tây Ukraine, nếu không giành được quyền kiểm soát Đông Ukraine, thì Quân đội Nga chỉ có thể lựa chọn rút lui và thực tế là không đạt được mục tiêu nào của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Nên nhớ là Quân đội Nga phải trả giá bằng việc hy sinh nhiều chỉ huy cấp cao và bị đánh chìm tàu tuần dương mang tên lửa Moscow, cũng như mất nhiều máy bay chiến đấu, xe tăng, xe bọc thép…thì Quân đội Nga không thể có lời nào giải thích cho dư luận trong nước.
Vì vậy, Quân đội Nga lần này phải dùng hết sức lực, thậm chí có thể nói là bất kể giá nào, các loại bom đạn pháo dường như không có giới hạn, mục đích là đè bẹp Quân đội Ukraine.
Trước tình thế khó khăn của Quân đội Ukraine, nên cũng không có gì khó hiểu, tại sao Mỹ lại đe dọa cung cấp cho Ukraine số vũ khí trị giá 800 triệu USD khác, trong 48 giờ tới.
Tuy nhiên, trước đó cũng có thông tin cho rằng, tổng giá trị vũ khí mà NATO viện trợ cho Ukraine có thể không lên tới hàng tỷ USD như tuyên bố. Xét cho cùng, hầu hết chúng phần lớn là tên lửa và súng bắn tỉa riêng lẻ, giá thành của những vũ khí này không quá cao và không thể có giá trị đến hàng tỷ USD.
Trước sức ép của phương Tây và Mỹ như vậy, Quân đội Nga vẫn không hề “chùn chân”, trực tiếp khiến Quân đội Ukraine ở Kharkiv hứng những cơn mưa đạn pháo, thậm chí bầu trời đêm ở Donbass cũng được chiếu sáng bởi đạn pháo.
Điều quan trọng hơn là Quân đội Nga lần này, đã không lựa chọn chiến thuật "chui đầu vào rọ" mà chọn cách "làm mềm chiến trường". Xét cho cùng, trận chiến tại miền Đông Ukraine, có thể được gọi là trận chiến tổng lực giữa Nga và Ukraine.
Theo các nhà phân tích, điều mà Nga cần cuối cùng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, không chỉ là một chiến thắng nhỏ, mà là một chiến thắng lớn, để tái lập uy tín Quân đội Nga trên phạm vi toàn cầu.
Do đó, Nga phải chiếm chiếm hoàn toàn quyền kiểm soát Miền Đông Ukraine, thậm chí không loại trừ việc chiếm toàn bộ Ukraine. Theo lãnh đạo Moscow, chỉ bằng cách này, Nga mới có thể có đủ không gian sống chiến lược và an ninh trong nhiều thập kỷ tới.