Tạp chí Quốc phòng Ukraine vừa nêu tên một loạt các chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây, có khả năng sẽ được viện trợ cho quốc gia này trong thời gian tới.
|
Chiến đấu cơ JAS-39 Gripen.
|
Cụ thể, Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, các loại chiến đấu cơ "có khả năng" được NATO viện trợ cho quốc gia này, bao gồm F-15, F-16 hoặc thậm chí là F/A-18. Ngoài ra còn một loạt các loại chiến đấu cơ khác, đang được các quốc gia NATO sử dụng trong biên chế, ví dụ như Gripen của Thụy Điển hoặc Rafale của Pháp.
|
Tiêm kích Rafale do Pháp sản xuất.
|
Về cơ bản, các loại chiến đấu cơ kể trên, đều tuân thủ theo tiêu chuẩn của NATO, có nghĩa là, dù chiến đấu cơ đó phục vụ trong biên chế quân đội Thụy Điển hay Pháp, chúng đều có thể chia sẻ chung một kho vũ khí, hoặc cùng dùng một phương thức bảo dưỡng, bảo trì tương tự nhau.
Điều này giúp Không quân Ukraine có thể nhận viện trợ từ nhiều quốc gia, với nhiều loại vũ khí và nhiều loại chiến đấu cơ khác nhau, mà vẫn đảm bảo được khả năng hậu cần và tiếp tế vũ khí đạn dược.
|
Tiêm kích Tornado trong biên chế Không quân Đức.
|
Ngoài các loại tiêm kích nói trên, nhiều khả năng quân đội Ukraine còn nhận được viện trợ bao gồm các loại cường kích cơ - chuyên sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Cường kích cơ A-10 Thunderbolt II được coi là ứng cử viên sáng giá cho vị trí này.
Tất nhiên, Ukraine sẽ cần rất nhiều thời gian để đào tạo phi công, đào tạo nhân viên mặt đất, nhân viên kỹ thuật hậu cần và chuẩn bị cơ sở vật chất cho các chiến đấu cơ đời mới. Tuy nhiên, có thể khẳng định, nếu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài thêm, việc Kiev được NATO viện trợ các loại vũ khí hàng không hiện đại, là hoàn toàn có khả năng.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cũng nhấn mạnh, cho dù xung đột với Nga có kéo dài tiếp hay không, Kiev vẫn cần phải bổ sung lực lượng cho không quân nước này. Ở thời điểm hiện tại, Không quân Ukraine được đánh giá là có năng lực khá kém, khi chỉ sở hữu số lượng chiến đấu cơ không quá nhiều và đã mất khả năng kiểm soát không phận ngay từ đầu cuộc xung đột.